Lý do vì sao học sinh thcs phai hoc nghe

Cửa vào trung học nghề đã được mở gần 20 năm nay, ngành GD&ĐT hô hào, cổ súy đã nhiều, nhưng chỉ có 1,5% học sinh học hết THCS vào trung học nghề ! Mục tiêu 30% học sinh hết THCS vào trung học nghề vẫn xa vời ! Tại sao như vậy ?

     Vấn đề phân luồng học sinh [HS] sau THCS đã được nói đến từ lâu, được đưa vào kế hoạch năm học của nhiều tỉnh, thành phố. Định hướng phân luồng HS sau THCS vào trung học nghề, trung cấp chuyên nghiệp [TCCN] vừa giúp HS nhìn nhận rõ năng lực của mình để có hướng đi phù hợp, nâng cao hiệu quả của hệ thống giáo dục. Bộ GD&ĐT đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 30% HS sau khi tốt nghiệp THCS theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và TCCN. Thực tế tỉ lệ HS tốt nghiệp THCS vào học nghề mới chỉ dừng lại ở con số rất khiêm tốn.     Ở các nước có nền giáo dục phát triển, việc phân luồng HS được thực hiện rất bài bản. Sau khi tốt nghiệp THCS, những HS khả năng học tiếp THPT không tốt được định hướng chuyển sang học nghề, những HS có kiến thức vững vàng hơn thì học tiếp kiến thức hàn lâm ở bậc THPT để sau này học tiếp lên bậc đại học.    Theo các chuyên gia GD, phân luồng HS sau THCS không hề triệt tiêu cơ hội học lên của HS, mà còn đa dạng hóa phương thức học, luồng học cho người học. Phân luồng HS sau THCS cũng không phải là ép buộc những HS sau THCS yếu thế về học lực và hoàn cảnh kinh tế về phía những phương thức học tập bất lợi, mà là tạo ra phương thức học phù hợp và cơ hội học tập có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng được học, nguyện vọng có nghề nghiệp của HS.     Ở nước ta, thời gian qua, việc phân luồng ở các trường phổ thông làm chưa hiệu quả. Hầu hết HS vẫn cố sức học lên cao, trong khi năng lực bản thân không phù hợp, gây quá tải cho hệ đào tạo CĐ, ĐH. Trong khi đó, các trường nghề, TCCN lại không tuyển đủ người học. Rất nhiều HS học TCCN đáng lẽ chỉ cần có giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS là đủ, nhưng các em lại đi đường vòng, tốt nghiệp THPT rồi mới quay lại học TCCN, gây lãng phí thời gian, tiền bạc một cách không cần thiết.    Việc phân luồng HS sau THCS không tốt, đã vô tình đẩy một bộ phận đông đảo HS sau THCS có học lực yếu và hoàn cảnh gia đình khó khăn không được tiếp tục học mà phải nghỉ học, phải tham gia lao động sản xuất, khi chưa được đào tạo nghề.    Theo Thứ trưởng Bùi văn Ga, phân luồng HS sau THCS vừa qua gặp khó khăn có các nguyên nhân xã hội khách quan:- Tâm lý xã hội, tâm lý của cha mẹ nói chung, ai cũng muốn cho con mình sau khi tốt nghiệp THCS sẽ học tiếp lên THPT.- Chính sách khuyến khích đối với HS THCS học nghề, khuyến khích các trường nghề tuyển hệ tốt nghiệp THCS còn thiếu.- Chế độ lương, đãi ngộ đối với những người tốt nghiệp TCCN và học nghề còn nhiều bấp bênh, tương lai nghề nghiệp không rõ ràng, khiến bản thân HS cũng như gia đình không mặn mà với việc rẽ sang học nghề sau THCS.    Các chuyên gia GD cho rằng, việc phân luồng sau THCS không hiệu quả chủ yếu do các nguyên nhân chủ quan:- Công tác hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho HS THCS chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để. Các trường THCS gần như thả nổi công tác hướng nghiệp cho HS sau THCS.- Hình thức GD hướng nghiệp hiện nay còn mang tính hình thức, không thể hiện đúng mục tiêu phân luồng. Giáo viên THCS thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp rất mờ nhạt.- Môn học công nghệ còn dạy lý thuyết chung chung, chưa hình thành được kỹ năng cơ bản như mục tiêu của môn học.   Bản thân các trường THCS đang rất thiếu một đội ngũ cán bộ GV am hiểu tâm lý học nghề nghiệp, cũng như nhu cầu lao động ở các ngành nghề... Nhiều trường phổ thông cũng chưa quan tâm đến chất lượng công tác GD hướng nghiệp, thiếu sự phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn, để đẩy mạnh GD hướng nghiệp. Vì vậy, ngành GD&ĐT phải dành biên chế cho lực lượng GV làm công tác hướng nghiệp chuyên trách trong các trường THCS.   Các trường cần sử dụng các bộ công cụ trắc nghiệm hướng nghiệp để tư vấn, định hướng nghề phù hợp với khả năng, giúp HS an tâm, ổn định trong việc lựa chọn nghề theo học. Mỗi năm một lần, HS cần được trải qua trắc nghiệm hứng thú nghề nghiệp. Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT cần xây dựng định hướng phân luồng HS THCS theo tỉ lệ số HS cuối cấp THCS với số HS vào học lớp 10 THPT, dựa trên kết quả điểm thi cuối cấp, số HS còn lại sẽ được tư vấn định hướng nghề nghiệp, để vào học các trường TCCN và dạy nghề.   Một giải pháp có tính khả thi, nhằm đẩy mạnh việc phân luồng HS sau THCS, đã được Bộ GD&ĐT kiến nghị lên Chính phủ, đó là tái cơ cấu hệ thống GD quốc dân, hình thành các trường trung học kỹ thuật, trung học nghề [mô hình technical high school và vocationnal high school của Hàn Quốc và trung học nghề của Việt Nam trước năm 1998], cao đẳng cộng đồng... Chính phủ cần dành nguồn vốn thích đáng cho phát triển GD nghề nghiệp v.v.   Ở nước ta từ lâu nay, đã tồn tại hệ TCCN song song với hệ THPT. Bộ GD&ĐT luôn khuyến khích, động viên các em HS tùy theo năng lực nên “tách nhánh” theo học nghề sau THCS. Hiện tại, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở rất quan trọng để Bộ GD&ĐT điều chỉnh lại quy hoạch mạng lưới các cơ sở GD đại học. Chỉ tiêu đào tạo ở bậc CĐ, ĐH cũng sẽ được khống chế phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực và đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy, quy mô đào tạo CĐ, ĐH sẽ không tăng mạnh như mấy năm qua. Hệ TCCN và hệ đào tạo nghề sẽ là sự lựa chọn của một bộ phận đáng kể HS tốt nghiệp THPT, hoặc là sự lựa chọn ngay từ đầu của HS tốt nghiệp THCS.    Đặc biệt, để khuyến khích HS theo học TCCN hay hệ nghề, Bộ GD&ĐT đã tạo điều kiện cho những HS tốt nghiệp các hệ này được học liên thông lên các bậc học cao hơn khi cần thiết. Trong quá trình học liên thông, thời gian đào tạo của các em còn được rút ngắn. Đây là một giải pháp hiệu quả trong công tác phân luồng, tránh sự lãng phí trong quá trình đào tạo.    Các nhà quản lý GD ở địa phương cho rằng, các cơ sở GD phải có kế hoạch tư vấn, hướng nghiệp cho HS, tổ chức cho HS tham gia vào các hội thảo về tư vấn, giới thiệu nghề nghiệp, ngay từ khi các em mới vào học THCS. Đồng thời, kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề, các Trung tâm GD thường xuyên - Hướng nghiệp, để phân luồng HS đi theo nhiều hướng khác nhau, trên cơ sở tạo điều kiện để HS tiếp tục được phát triển toàn diện. Nhằm giúp HS hiểu rõ về khả năng và điều kiện của bản thân trong việc lựa chọn hướng đi. Công tác phân luồng vừa có nhiệm vụ giúp HS thấy được mối quan hệ giữa nhận thức, ước mơ với kết quả học tập của bản thân; vừa giúp HS có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, từ đó HS sẽ xác định được hướng đi của mình sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT.     Theo các nhà quản lý GD, hiện nay, công tác phân luồng HS sau trung học chỉ mới khép kín trong phạm vi ngành GD&ĐT và đang đơn độc trong việc này. Chính quyền các cấp địa phương và xã hội chưa thật sự hiểu, nên việc phân luồng HS sau trung học gặp rất nhiều khó khăn, rào cản và chưa có sự ủng hộ của xã hội. Vì vậy, trách nhiệm của ngành GD&ĐT là phải làm mọi cách nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của phụ huynh, HS và toàn xã hội về công tác này. Cần huy động sự vào cuộc và chung tay của các cấp chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, phải đa dạng các ngành nghề phù hợp với từng địa phương và tăng cường hoạt động của các Trung tâm GD thường xuyên - Hướng nghiệp, trường nghề ở các địa phương, để phân luồng HS đi theo nhiều hướng khác nhau một cách hiệu quả.

14 LÝ DO HỌC SINH TỐT NGHIỆP THCS LỰA CHỌN HỌC NGHỀ


Với quy định hiện nay thì học sinh học hết lớp 9 có thể đi họcTrung cấp, Cao đẳng.Khi học tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng học sinhsẽ được hưởngnhữnglợi íchsau đây:

Thứ nhất,tiết kiệm thời gian.Thay vì học THPT 3 năm cộng thêm 2 năm họcTrung cấp[tổng cộng 5 năm] mới lấy được bằngTrung cấphoặc 3 năm học Cao đẳng [tổng cộng là 6 năm]mới lấy được bằngCao đẳngthì học sinh mới tốt nghiệp THCShọc tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòngchỉ cần học 3 nămlà có thể được cấp cả 2 bằng: Bằng tốt nghiệp THPT [tham dự kỳ thi quốc gia] và bằng tốt nghiệp Trung cấp. Nếu học thêm một năm liên thông lên Cao đẳng thì sẽ được cấp bằng Cao đẳng [tổng thời gian chỉ mất 4 năm].

Thứ hai,tiết kiệm tiền bạc. Theo quy định của Chính phủ, học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên Trung cấp thì được MIỄN HỌC PHÍ. Ngoài ra, học sinh sẽ được vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp theo quy định của Nhà nước. Không những thế Nhà trường còn có rất nhiều suất học bổng cho những học sinh có thành tochs học tập tốt.

Thứ ba,tăng khả năng tự lập. Học sinh học hệ Trung cấp được trang bị trình độ chuyên môn chuyên nghiệp cho nghề nghiệp sớm nên có ưu thế vượt trội trong khả năng tự lập kiếm sống so với các bạn cùng lứa tuổi. Sau 3 năm học Trung cấp, học sinh có thể đi làm và có thu nhập riêng để có thể trang trải kinh phí, trợ giúp gia đình và tham gia học tiếp liên thông lên Cao đẳng hoặc Đại học.

Thứtư,được học lên Cao đẳng, Đại học. Học sinh được quyền dùng bằng Trung cấp đểhọc liên thông lên Cao đẳng, Đại họctheo quy chế tuyển sinh của BộGiáo dục và Đào tạo.

Thứnăm,chương trình đào tạo chất lượng cao. Chương trình đào tạocủa Nhà trường được xây dựngvới 70% thời gian thực hành, 30% lý thuyết, vì vậy sẽ nâng cao năng lực thực hành của học sinh đảm bảo học sinh sẽ làm được việc sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, học sinh còn được học thêm các môn kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn xin việc sau đào tạo … Điều này giúp nâng cao sự tự tin và khả năng thích ứng với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp của học sinh.

Thứsáu,Thực tập sản xuất. Học sinh được thực tập thực tế tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên cơ sở chuyên ngành đào tạo, có kỹ năng làm việc, tác phong công nghiệp.

Thứ bẩy, triết lý đào tạo đúng đắn. Học sinh sẽ đượcthụ hưởng đúng triết lý đào tạo“Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học đểtự khẳng định mình”, góp phầnxây dựng cho học sinh quy trình rèn luyện việc tự học, tự nâng cao tay nghề và ý thức tự học suốt đời.

Thứtám,cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng là trường công lập nên được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Nhà trường hiện có diện tích đất sử dụng: 4.16 hecta.

Diện tích xây dựng là 13.250 m2 bao gồm: Khu Giảng đường, Xưởng thực hành khoa Điện, khoa Điện tử, khoa Cơ khí, khoa Công nghệ thông tin, khoa Sư phạm kỹ thuật, Thư viện, Ký túc xá, Nhà thi đấu thể thao,...

Ngoài các phòng thực hành truyền thống, nhà trường có xây dựng các xưởng thực hành công nghệ cao hiện đại nhất hiện nay như: Phòng thực hành hàn TIG - MIG - MAG, phòng thực hành cắt gọt kim loại trên các máy gia công CNC, trạm tổ hợp gia công CNC, Phòng thực hành điều khiển tự động hóa với các dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt lập trình PLC, phòng thí nghiệm máy điện, truyền động điện, điện tử vi điều khiển, Vi xử lý, điều khiển Robot....

Thứchín,đội ngũ giáo viên có trình độ cao, kinh nghiệm, nhiệt tình trong cuông việc. 100% giáo viên đạt chuẩn. Trong đó 35% giáo viên có trình độ sau đại học. Nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, được đào tạo ở nước ngoài và đạt nhiều giải cao trong các hội thi nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc.

Thứmười,được học tập trong một ngôi trường có thương hiệu. Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng có bề dày truyền thống hơn gần 60 năm phát triển và trưởng thành. Trường đào tạo ra hàng vạn công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao, phục vụ nguồn nhân lực cho Thành phố Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. Nhà trường vinh dự được đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất, nhì, Ba.

Thứ mười một,khả năng tìm việc làm cao. Nhờ chất lượng đào tạo cao, uy tín tốt nên học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm việc làm nhanh và mức lương cao. Bên cạnh đó, nhà trường luôn đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc thực tập và tìm kiếm việc làm.

Thứ mười hai, học tiếng Nhật và Du học xuất khẩu lao động.Học sinh sinh viên học tập tại Nhà trường được học tiếng Nhật, được giới thiệu đến các Công ty có kinh nghiệm nhiều năm hỗ trợ cho HSSV đi du học và xuất khẩu lao động, thâm chí làm kĩ sư cho các nước bạn như:Nhật bản, Hàn Quốc, Đài loan, Malaysia …

Thứ mười ba, trợ giúp sau đào tạo.Nhà trường có trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với lợi thế được đào tạo trong môitrường qui mô và hiện đại, hầu hết học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đều được các công ty trong nước, công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài tuyển chọn làm việc theo đúng ngành nghề với mức thu nhập bình quân cao và khá ổn định. Nhà trường cam kết đầu ra cho học sinh sinh viên sau khi ra trường.

Thứ mười bốn, Các quyền lợi khác.

- Nhà trường có ký túc xá phục vụ ăn, ở cho các học sinh, sinh viên ở xa.

- Được miễn, giảm học phí đối với các học sinh thuộc diện chính sách.

- Được cấp học bổng trong thời gian học.

- Được tạo điều kiện vay vốn ngân hàng phục vụ quá trình học tập.

- Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ học tập, phòng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao theo qui định của nhà trường.

- Đư­ợc đào tạo miễn phí chư­ơng trình "Quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp và tiếng Nhật" do Nhật Bản tài trợ.

- Được thực tập nghề tại các doanh nghiệp trong nước và liên doanh nước ngoài.

- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng chính quy.

Video liên quan

Chủ Đề