Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

  • Home
  • My Books
  • Browse ▾

    • Recommendations
    • Choice Awards
    • Genres
    • Giveaways
    • New Releases
    • Lists
    • Explore
    • News & Interviews

    • Art
    • Biography
    • Business
    • Children's
    • Christian
    • Classics
    • Comics
    • Cookbooks
    • Ebooks
    • Fantasy
    • Fiction
    • Graphic Novels
    • Historical Fiction
    • History
    • Horror
    • Memoir
    • Music
    • Mystery
    • Nonfiction
    • Poetry
    • Psychology
    • Romance
    • Science
    • Science Fiction
    • Self Help
    • Sports
    • Thriller
    • Travel
    • Young Adult
    • More Genres

Open Preview

See a Problem?

We’d love your help. Let us know what’s wrong with this preview of Mẫu thượng ngàn by Nguyễn Xuân Khánh.

Thanks for telling us about the problem.

Friend Reviews

To see what your friends thought of this book, please sign up.

Community Reviews

 ·  161 ratings  ·  30 reviews

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Start your review of Mẫu thượng ngàn

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Oct 09, 2011 Van Nguyen rated it really liked it

Vốn không phải là người có trí nhớ siêu phàm về lịch sử, tôi tìm đến các tiểu thuyết thể loại này như một cách để hiểu thêm về văn hóa, đặc biệt là văn hóa Việt Nam. Được đồng nghiệp, một người mê sách giới thiệu cuốn này, tôi đã mượn để đọc vì trước đó đã nghe cuốn Hồ Quý Ly do tác giả viết được ca ngợi khá nhiều. Đọc xong tôi nhận thấy, Mẫu thượng ngàn là một cuốn tiểu thuyết lịch sử không khô khan nhưng khó để lại nhiều cảm xúc sâu sắc.

Tác giả đã chọn thời kỳ Pháp thuộc ở Bắc Bộ trong thế kỷ

Vốn không phải là người có trí nhớ siêu phàm về lịch sử, tôi tìm đến các tiểu thuyết thể loại này như một cách để hiểu thêm về văn hóa, đặc biệt là văn hóa Việt Nam. Được đồng nghiệp, một người mê sách giới thiệu cuốn này, tôi đã mượn để đọc vì trước đó đã nghe cuốn Hồ Quý Ly do tác giả viết được ca ngợi khá nhiều. Đọc xong tôi nhận thấy, Mẫu thượng ngàn là một cuốn tiểu thuyết lịch sử không khô khan nhưng khó để lại nhiều cảm xúc sâu sắc.

Tác giả đã chọn thời kỳ Pháp thuộc ở Bắc Bộ trong thế kỷ XIX. Ông đã miêu tả khá kỹ những cuộc đổ bộ của Pháp, sự chống đối của nghĩa quân, bên cạnh đó là cuộc sống của người dân làng Cổ Đinh hay Kẻ Đinh. Từng nhân vật hiện lên như một bức tranh rất sống động, đặc biệt là phái nữ trong tác phẩm. Trong tình cảnh chèn ép của người Pháp và giới quan chức làng, những người nông dân hướng về Mẫu như một tình cảm hết sức tự nhiên, chân thành. Mẫu thượng ngàn còn miêu tả khá kỹ về sự phát triển của đạo Thiên Chúa trong thời kỳ triều đình nhà Nguyễn cấm đoán tàn nhẫn, sự lụi tàn của đạo Phật thể hiện qua ngôi chùa đổ chẳng ai đoái thương. Cuốn tiểu thuyết là một tư liệu đáng quý mở đầu cho những ai muốn tìm hiểu về đạo Mẫu, đặc biệt là văn hóa lên đồng của người Việt.

"Ở nước ta, đạo Mẫu thờ tứ phủ, tức là bốn Mẹ: Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước, và mẹ Người. Mẹ Trời là Mẫu Thượng Thiên, Mẹ Người là Mẫu Liễu. Mẹ Nước là Mẫu Thoải. Mẹ Đất rừng là Mẫu Thượng Ngàn.

Đền thờ Mẫu nhiều lắm, ở khắp mọi nơi. Đạo Mẫu là đạo dân gian. Trừ một vài đền lớn, còn phần đông các đền thờ đều nhỏ, vì không được vui chúa khuyến khích, đỡ đầu, còn dân lại quá nghèo. Thường thường dân tìm một nơi phong cảnh hữu tình, kỳ thú, rồi lập đền. Có sông có núi, có cỏ cây hoa lá, lại thêm cái hồn của con người thành kính tỏa vào đó, các ngôi đền trở thành nơi dung chứa những khát vọng và nỗi niềm của mọi người dân quê nghèo khổ, những nơi ấy tất trở thành chốn linh địa."

Tuyến nhân vật của tiểu thuyết khá rộng. Đó là những thành viên hai dòng họ Đinh và Vũ Xuân ở làng, đó là ba anh em ông chủ đồn điền Messmer “Mắt mèo” người Pháp, đó là những người phụ nữ chất phác, hiền lành. Tất cả dần dần xuất hiện và những mảnh đời của họ ghép lại thành bức tranh nông thôn Bắc Bộ thời đó. Tuy không phân tích kỹ tâm lý của họ, nhưng các bà, các cô đều hiện lên với những nét rất riêng, như làm nổi bật hơn hình tượng Mẫu.Từng số phận của họ đều gắn bó với Mẫu theo những cách khác nhau. Bà tổ cô, với số phận long đong về chồng con, cải đạo hai lần rồi trở thành người trông coi đền Mẫu. Bà Mùi mang tiếng sát chồng cũng lên nương tựa đền. Bà ba Váy, bà thím Pháo đều là những người mẹ hết lòng vì con. Cô trinh nữ Nhụ hát chầu rất hay với giọng trong vắt, cuối cùng cũng về với Mẫu sau những biến cố của cuộc đời. Trong số các nhân vật nữ, chỉ có cô Hoa, con gái ông hộ Hiếu và thím Pháo là người đã quyết tâm ra đi để thực hiện những gì cô mơ ước dù tất cả vẫn còn tối tăm. Người phụ nữ hiện lên rất đẹp, sâu sắc, nồng nàn, say đắm, bên cạnh những toan tính sâu xa hay những mơ ước của phái mạnh đều gói gọn trong cuốn tiểu thuyết dày hơn tám trăm trang này.

Tác phẩm cũng đề cập đến những người Pháp đến với Việt Nam vì mục đích văn hóa hay nghệ thuật. Hình tượng Pierre là một trong những nhân vật ấy. Tôi thích đoạn hai họa sĩ, một người ta, một người tây bàn luận về hội họa và gợi mở thêm những điều hay mà chính bản thân mình cũng không biết:

"Một bận, Tuấn gặp Pierre Messmer cũng mang giá đi vẽ. Hai họa sĩ một tây, một ta, nhưng chỉ mới gặp đã thân thiết với nhau ngay. Pierre không nói mà chỉ cười mỉm với Tuấn. Còn Tuấn cũng vậy. Đó là hai con người hồn nhiên. Hồn nhiên có tiếng nói riêng của nó. Những kẻ hồn nhiên, chỉ mới gặp đã có thể nhận ra nhau ngay không cần nói.

- Sao anh không nghiên cứu vẽ lụa? Ở Hà Nội người ta đang nghiên cứu sơn mài. Những kiểu vẽ ấy, phương Tây chúng tôi không có.
– Tôi thích sơn dầu.
– Chúng tôi đã có truyền thống mấy trăm năm về sơn dầu. Người họa sĩ An Nam vẽ sơn dầu, chưa hề có truyền thống, chắc chắn sẽ khó khăn.
– Khó khăn tôi cũng làm. Chưa có truyền thống thì tạo ra truyền thống. Tôi nghĩ mình có thể đưa tâm hồn của xứ sở mình vào sơn dầu và có thể tạo ra cách đi riêng của mình.
– Anh có thể nói rõ hơn ý kiến của anh xem sao.
– Tôi nghĩ người Đông phương chúng tôi thường ưa màu nâu, đen, đỏ sậm, vàng… tức là thiên về tính âm. Nhà cửa chúng tôi cũng vậy: chùa và đình thì thấp, gần như sát mặt đất, và nhìn vào chỉ thấy cái mái ngói to rộng cũng lại màu nâu. Tâm hồn chúng tôi nghiêng về sự trầm tư, chậm chạp. Còn sơn dầu của người Tây phương các anh thì sao. Nó trực tiếp, nó năng động, thiên về ánh sáng và tốc độ. Nó mang tính dương. Âm quá và dương quá đều bất cập. Tôi ước ao một sự điều hòa…
Pierre gật gù. Ông nhớ tới nhà dân tộc học René de Fromentin. Ông không ngờ ở chốn heo hút này lại được gặp một người bản xứ trẻ tuổi mà lại suy nghĩ thâm trầm. Và Pierre chợt hiểu một điều từ lâu ông vẫn suy nghĩ. Đó là, ông rất yêu cây cỏ hoa lá ở xứ này, yêu cả cái ánh sáng chói chang của nó nữa; tuy nhiên ông vẫn luôn luôn cảm thấy mình còn thiếu một cái gì đó khi thâm nhập vào cuộc sống bản xứ. Ông đi vào nó nhưng luôn luôn cảm thấy có một bức tường vô hình chắn lại và đẩy bật ra. Hôm nay, ông hiểu. Thì ra ông vẫn luôn luôn là một người khách, một người xa lạ ở xứ sở này. Pierre đưa ra một nhận xét:
– Cái mặc cảm “chú khách” của các ông ghê gớm thật.
– Biết làm sao được. Nhân dân chúng tôi vẫn gọi người Tầu đến nước tôi là “chú khách”. Phải giữ khoảng cách với họ như thế, vì họ là khách đến rồi lại đi, chúng tôi yếu nên chúng tôi phải thế.
– Còn chúng tôi thì sao? Chúng tôi có là khách không? Người Pháp khác thì chẳng biết sao, chứ riêng tôi, tôi không muốn là khách của các bạn.
Tuấn im lặng không trả lời, và cũng không muốn trả lời. Pierre lại đưa ra một nhận xét thứ hai:
– Tôi hiểu cái mặc cảm ấy của người nước bạn. Có thể các bạn vĩ đại vì mặc cảm ấy. Nhưng nó cũng sẽ gây cho các bạn sau này không ít khó khăn.
Tuấn vẫn im lặng không nói."

Nếu gọi là nhược điểm thì cuốn tiểu thuyết này chỉ có thể nói là quá rộng và không có nhân vật chính. Vì thế tôi rất khó nắm bắt từng sự kiện cũng như nhớ hết được toàn bộ tóm tắt nội dung như các cuốn sách khác. Tôi lại muốn đọc thêm một lần nữa, để hiểu biết thêm, để nhớ được những sự kiện mà tôi cảm thấy yêu thích, nhất là khi những sự kiện lịch sử đó liên quan đến Hà Nội. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng từng nhận xét về tác phẩm như sau:

"Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này – tôi muốn nói vậy – Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm của anh. Tác giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay"

Gấp sách, tôi vẫn nhớ màu xanh mướt của cánh đồng, của ngọn núi, và những con đường làng quanh co mà giờ đây gần như rất khó để tìm lại…

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Hay, hiểu thêm về xã hội và phong tục Việt Nam ở một làng quê Bắc Bộ cuối thế kỷ 19, dưới thời Pháp thuộc.

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Mar 05, 2013 Nguyệt Hoa rated it it was amazing

Lần đầu tiên tiếp xúc với Nguyễn Xuân Khánh, em đã thấy mê rồi. ^^ Cuốn đầu tiên em đọc là "Đội gạo lên chùa", một cái tên em biết qua một ấn phẩm của báo Văn nghệ, sau đó là Hồ Quý Ly và bây giờ đây là Mẫu Thượng Ngàn. Cái vui mà Nguyễn Xuân Khánh mang đến cho người đọc là những trang sử nmềm mại,có lẽ cái mềm ấy đến từ sự đa dạng trong cách nhìn nhận tư liệu lịch sử. Truyện của Nguyễn Xuân Khánh lúc nào cũng chia ra nhiều chương, mỗi chương nói về một nhân vật cụ thể, mỗi chương là một câu chu Lần đầu tiên tiếp xúc với Nguyễn Xuân Khánh, em đã thấy mê rồi. ^^ Cuốn đầu tiên em đọc là "Đội gạo lên chùa", một cái tên em biết qua một ấn phẩm của báo Văn nghệ, sau đó là Hồ Quý Ly và bây giờ đây là Mẫu Thượng Ngàn. Cái vui mà Nguyễn Xuân Khánh mang đến cho người đọc là những trang sử nmềm mại,có lẽ cái mềm ấy đến từ sự đa dạng trong cách nhìn nhận tư liệu lịch sử. Truyện của Nguyễn Xuân Khánh lúc nào cũng chia ra nhiều chương, mỗi chương nói về một nhân vật cụ thể, mỗi chương là một câu chuyện, một góc nhìn, ngay cả những nhân vật trong truyện cũng hiếm nhân vật có một kiểu tính cách rõ ràng, dễ dàng nắm bắt: một Pierre vừa vô tư, nhưng cũng cũng có bản năng của một conquistador đến từ dân tộc sinh ra để trị, một Philippe Messmer hành động, luôn cho những người nghệ sĩ là vật trang trí cho xứ thuộc địa nhưng ở một góc độ nào đấy cũng nhạy cảm và ăm ắp sự khao khát hướng về cái đẹp. Vậy nên em khó mà dành một tình cảm "dứt khoát" cho một nhân vật cụ thể trong truyện, khó mà gán cho họ một nhận xét rõ ràng nào.

Những đoạn truyện em thích trong Mẫu thượng ngàn là những đoạn về những phong tục của Đạo Mẫu, một thứ tôn giáo thấm sâu, âm thầm nhưng dồi dào mãnh liệt, và cạnh đó là những đoạn viết thật duyên về thiên nhiên, về tình bạn, về tình yêu trai gái, đặc biệt là tình yêu. Mối tình của Điều và Nhụ,của Hoa và Huy, em không biết đọc xong nên vui hay nên buồn, em chỉ biết đoạn kết làm em không thể nào nhẹ nhõm. Hồ Nguyên Trừng và Thanh Mai chia tay nhau bên bến sông trăng trong Hồ Quý Ly và đến Mẫu Thượng Ngàn, Hoa rời khỏi làng, Huy bị bắt, Nhụ và Điều sống cách xa nhau. Có lẽ bởi chưa thật trưởng thành mà em muốn một cái kết có hậu,một cái gì đấy thật đẹp, thật nhẹ nhõm cho những nhân vật mà em yêu quý, vậy nên đọc xong, em vẫn thấy day dứt, buồn tiếc thế nào.

Chỉ là cảm nhận cá nhân thôi, những cảm xúc chưa định hình, chưa thật sâu, thật hoàn thiện về tác phẩm ở lần đầu mở sách. Mẫu thượng ngàn, với em, không phải một cuốn sách có thể đọc một lần là hiểu.

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

May 28, 2021 Kieu Trang rated it really liked it

4,25*/5

Căn bản là đọc "Đội gạo lên chùa" trước nên thấy nó ấn tượng hơn chứ nếu m đọc quyển này trước sẽ thấy nó hay hơn ấy. Bao giờ cảm nhận đầu tiên cũng nhớ nhất.
Vẫn văn phong quen thuộc của bác Khánh, những mảnh đời gắn liền với văn hoá dân tộc. Nhất là biết thêm về Đạo Mẫu.

4,25*/5

Căn bản là đọc "Đội gạo lên chùa" trước nên thấy nó ấn tượng hơn chứ nếu m đọc quyển này trước sẽ thấy nó hay hơn ấy. Bao giờ cảm nhận đầu tiên cũng nhớ nhất.
Vẫn văn phong quen thuộc của bác Khánh, những mảnh đời gắn liền với văn hoá dân tộc. Nhất là biết thêm về Đạo Mẫu.

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Có lần mình ví đọc sách giống như tập thể dục, nhưng cũng nhiều khi mình thấy đọc sách giống như ăn uống ấy (nói ẩm thực thì có vẻ hơi cao xa và nghệ thuật quá, chưa đạt cái ngưỡng ấy). Khi ăn thì con người ta có nhiều xu hướng lựa chọn. Hoặc là ăn món ngon trước vì lúc đó bụng đói, ăn món ngon càng thấy ngon; những món bình thường hoặc món còn "nghi ngờ" thì ăn sau. Nhưng cũng có khi muốn phiêu lưu một chút, chọn hẳn món gì là lạ, chưa chắc chắn. Như vậy có khi mình sẽ có được một bữa ngon lành Có lần mình ví đọc sách giống như tập thể dục, nhưng cũng nhiều khi mình thấy đọc sách giống như ăn uống ấy (nói ẩm thực thì có vẻ hơi cao xa và nghệ thuật quá, chưa đạt cái ngưỡng ấy). Khi ăn thì con người ta có nhiều xu hướng lựa chọn. Hoặc là ăn món ngon trước vì lúc đó bụng đói, ăn món ngon càng thấy ngon; những món bình thường hoặc món còn "nghi ngờ" thì ăn sau. Nhưng cũng có khi muốn phiêu lưu một chút, chọn hẳn món gì là lạ, chưa chắc chắn. Như vậy có khi mình sẽ có được một bữa ngon lành và rất lạ miệng. Nói vậy cho vui, chứ ai cũng biết vụ ăn uống là mình mù tịt.

Nhưng cách mình đọc sách của Nguyễn Xuân Khánh thì quả là có chút giông giống. Nguyễn Xuân Khánh (sinh năm 1933) viết ba tác phẩm lớn là Hồ Quý Ly (1999), Mẫu Thượng Ngàn (2005) và Đội Gạo Lên Chùa (2010). Trong đó 2 tác phẩm Hồ Quý Ly và Đội Gạo Lên Chùa đã quá nổi tiếng rồi, đã trở thành đỉnh cao văn học Việt Nam hiện đại "mà không dễ gì vượt qua được" (có bài báo chém thế). Cơ mà mình chọn đọc Mẫu Thượng Ngàn đầu tiên, với tâm thế là "món ngon cứ để từ từ.".

Mẫu Thượng Ngàn là kiểu tiểu thuyết lịch sử văn hóa, với trọng tâm là tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Bối cảnh là một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Lúc này "Pháp xâm lược Việt Nam, đạo Phật suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên Chúa đang lan rộng, người dân quê trở về với đạo Mẫu - một tôn giáo có từ ngàn đời". Với giọng văn bình thản, không chau chuốt nhưng cách viết của Nguyễn Xuân Khánh trong tác phẩm đã không ít lần làm mình nổi da gà. Vậy là một cuốn tiểu thuyết mà từ đầu không hẳn mình lựa chọn như một món ăn chắc chắn ngon, nhưng té ra lại là một tác phẩm rất nên đọc. Cuốn tiểu thuyết hơn 800 trang mà không có cảm giác nặng nề. Mỗi chương trôi đi đều là những câu chuyện đầy ắp cảm xúc.

" "Đã là người ta, con ơi, ai chẳng là con của Mẫu". Cho đến nay em mới hiểu rõ câu nói ấy" (MTN, trg 807)

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Jun 08, 2015 Thanh Nguyen rated it it was amazing

This review has been hidden because it contains spoilers. To view it, click here. "Người đàn ông dáng nôn nóng, hối hả, không giấu được vẻ háo hức, sung sướng khi ngắm cánh rừng và nhất là khi ngắm cái hồ lớn xanh ngắt nằm giữa vòng vây của núi đồi. Cái hồ xanh lục, như một tấm gương trời bao la, thu hình những ngọn đồi, những cánh rừng xung quanh, in bóng cả những cánh chim trời thỉnh thoảng lại xáo xác vỗ cánh vút lên từ một đám lau sậy ven hồ; chúng lượn vòng, lặng im không vỗ cánh, nương theo gió mà nghiêng nghiêng đầu, chăm chăm nhìn làn nước xanh như thể muốn tự chiêm n "Người đàn ông dáng nôn nóng, hối hả, không giấu được vẻ háo hức, sung sướng khi ngắm cánh rừng và nhất là khi ngắm cái hồ lớn xanh ngắt nằm giữa vòng vây của núi đồi. Cái hồ xanh lục, như một tấm gương trời bao la, thu hình những ngọn đồi, những cánh rừng xung quanh, in bóng cả những cánh chim trời thỉnh thoảng lại xáo xác vỗ cánh vút lên từ một đám lau sậy ven hồ; chúng lượn vòng, lặng im không vỗ cánh, nương theo gió mà nghiêng nghiêng đầu, chăm chăm nhìn làn nước xanh như thể muốn tự chiêm ngưỡng cái dáng thon thả và bộ lông màu trắng duyên dáng và tinh khiết thêm cái mào đỏ rực rỡ của mình. Người dân ở đây bảo đó là loài hạc quý chẳng biết có đúng hay không."

"Nói đoạn, cụ cầm quả ớt đỏ đưa lên miệng, cắn một chút xíu. Ông cụ để cho vị ớt cay xè hăng hăng thấm vào khắp miệng, lan toả tới cổ họng; lúc ấy cụ mới nâng chén rượu lên, tợp một hớp nhỏ, để cho vị nồng thơm của nó quyện vào vịt ớt, làm cháy bỏng cả tâm hồn, làm tê tái cả đầu lưỡi. Lúc đó, cụ mới chấm đầu đũa vào bát tương, đưa lên miệng mút nhẹ, rồi ngồi trầm ngâm hưởng sự lan toả của cái mặn cái cay nồng, cái thơm thoảng đang trộn vào nhau. Khi này, trong mồm cụ, lại là sự ngây ngất dịu dàng, sự giải toả cái hăng nồng để đi tới sự hài hoà êm ả, bình lặng của vị giác."

"- Mẹ em hát bài Văn cô Chín hay hơn em nhiều lắm. Nhất là khi mẹ hát, còn thầy đánh đàn. Mẹ bảo thầy em đánh đàn gần bằng được như ông. Còn ông thì bảo thầy đánh đàn chưa lâu nhưng tài hoa hơn. Em hỏi tài hoa là gì? Ông bảo tài hoa là thế nào thì chịu không giảng được. Mẹ bảo tài hoa giống như người lên đồng. Khi thầy đánh đàn bài Văn cô Chín, cô hiện hồn về nhập vào tay thầy, thầy đánh đàn hay cô Chín đánh đàn ai mà biết được, nhưng chắc chắn tiếng đàn sẽ rất tài hoa."

""Đất có thổ công, sông có Hà Bá". Dân ở đây nói vậy. Mỗi dòng sông, mỗi cánh rừng, mỗi tấc đất của họ đều đã chôn vùi bao nhiêu thân xác của tổ tiên họ. Tất cả những thứ đó họp lại tạo ra hồn đất."

"Đầu làng có một cây đa.
Cuối làng cây gạo ngã ba cây đề."

"Có lẽ xưa kia, khi người ta quá dễ dàng có được và quá đầy đủ khi nhận nó thì hạnh phúc đã trở thành chai lì và nhàm chán. Còn bây giờ, vào những phút đau đớn, ê chề cùng kiệt, vào những phút người ta hiểu giá trị của sẻ chia và biết ơn, thì đây là cuộc giao hoan của hai vì sao lạc, của hai hồn ma lạnh lẽo bất chợt gặp nhau, nắm được tay nhau và tìm ra hơi ấm."

"Đàn ông khố bỏ đuôi lươn
Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh."

"- Tôi rất thích cây, nhất là cây cổ thụ. Xây một toà lâu đài nhiều lắm mất vài chục năm. Còn cây cổ thụ khi đã trở thành cổ thụ phải mất vài trăm năm. Sự xây dựng tự nhiên ấy lẽ dĩ nhiên công phu vô cùng. Một cây đại thụ mang trên nó, trong nó bao nhiêu mầu thời gian. Hẳn nó phải kỳ diệu hơn nhiều. Nó lại là độc bản. Không một cây cổ thụ nào giống một cây cổ thụ nào. Một cây trẻ còn có thể từa tựa một cây khác. Còn cây cổ thụ ư? Thời gian dài lâu đã làm cho nó dần biểu hiện ra những nết vô cùng riêng biệt của nó. Mất một cây cổ thụ tức là ta mất một toà lâu đài độc nhất vô nhị trên thế gian này."

"Nhưng than ôi! Đời người thì có hạn, mà sự vật thì vô biên. Có khi việc định làm chưa xong, mà thời thì đã qua. Để cho kẻ hành nhân phải ngậm ngùi dang dở mà chịu tiếng oan khiên.
Con xin trình tấm lòng son. Và một lạy này mong thầy dưới tuyền đài chứng giám."

"Đám kèn giải còn kéo dài tới lúc nửa đêm, tức là giờ các cụ làm lễ chuyển cữu. Tôi không biết các cụ cắt nghĩa lễ chuyển cữu ra sao, chứ đám đàn bà chúng tôi cho rằng chuyển cữu tức là giở mình cho người chết. Ôi chao! Nằm dài mãi trong áo quan cũng mỏi lắm chứ, người dưới cõi âm chắc cũng phải giở mình như người cõi dương."

"
Con thương mẹ, con trèo lêo núi
Chẳng thấy mẹ đâu
Chỉ thấy vượn mẹ bồng con
Ạ ời... vượn khóc nỉ non.

Con thương mẹ, con lội xuống khe
Chẳng thấy mẹ đâu
Chỉ thấy ếch nhái kêu sầu
Sầu suốt đêm thâu.

Con thương mẹ, con lên hỏi trời
Trời chẳng trả lời
Chỉ thấy mây mờ giăng mùng
Sương rơi mưa khóc.

Con thương mẹ, con xuống hỏi đất
Đất chẳng trả lời
Đất rì rầm khẽ hát lời ru
Ru rằng:
Âm dương cách trở đôi đường
Mẹ đi để nhớ, để thương, để sầu.
Mẹ đi để héo giàn trầu
Để thui giàn bí, để đau hàng cà.
"

"Bến nước trước cửa Đình, đã tối, mà vẫn đông nghìn nghịt. Người ta chở đò qua hồ ra sông suốt đêm. Dưới bến, khách gọi đò, khách xuống thuyền, người đi lại chen vai thích cánh. Tiếng mời mọc, tiếng chèo kéo rối rít ồn ã. Trong ánh đuốc, chỉ thấy những gương mặt nghiêm trang tươi tỉnh, chỉ thấy những người chắp tay vái chào thân thiện. Thấy vắng hẳn những nét tức giận hoặc nhăn nhó thường ngày. Chẳng ai cãi lộn. Chẳng ai nói lời thù hận. Bởi vì ai đi trẩy hội cũng là con người đang trở về nhà với Mẫu. Đứa con nào trở về với mẹ lại chẳng tươi vui."

"Hai con nộm khổng lồ đã đứng trước mặt nhau. Ông Đùng giang rộng đôi tay. Bà Đà cũng vậy. Hai hình nhân ôm chầm lấy nhau, đầu con nọ ngả vào vai con kia. Cả bốn con mắt đều cụp xuống. Quang cảnh vừa ngồ ngộ vừa cảm động. Đám con gái bỗng cất giọng thanh thanh đặt ra câu hỏi:
Cái nạo thế sừ là cái sự thế nào?
Đám con trai đồng thanh hô to trả lời:
Cái nạy thế sừ là cái sự thế này!"

""Vừa qua, anh lầm tưởng là anh mạnh lắm. Sở dĩ anh đi lại háo hức với vợ anh, chẳng qua chỉ là ngọn đèn tàn, chợt bùng lên chốc lát. Sau cơn bệnh nặng, con người dễ ngộ nhận về cái sức của mình. Khi ta sống lại, cái tinh lực trong ta cũng bừng nhen nhóm. Khi ấy, nếu biết tàng tinh, con người sẽ hồi phục. Còn như nếu ảo tưởng về mình... thì vô phương cứu chữa.""

"- Người Trung Hoa chúng tôi sang nước An Nam này kéo dài suốt hai nghìn năm nay. Có người sang làm quan, có người sang buôn bán, nhưng phần đông sang để trốn tránh loạn lạc, hoặc vì nghèo khó phải đi tìm nơi đất lành chim đậu. Ở nước tôi có lắm cuộc loạn lạc, thay đổi triều đại, nên mỗi lần lại có một đợt di cư. Đi bằng đường bộ thì núi cao sông dài, lam sơn chướng khí, khó mà đến nơi còn sống sót. Do vậy, phần đông chúng tôi sang bằng tầu thuyền. Nước An Nam dài dằng dặc, lại nằm sát biển, nên thuyền đến đâu cũng có thể lên bờ được. Vì chúng tôi di cư bằng tầu bằng thuyền, nên dân gian gọi chúng tôi là người Tầu...
- Chúng tôi chẳng đến xứ này bằng tầu hay sao? Sao họ chẳng gọi chúng tôi là người Tầu? - René hài hước nói.
- Vì các ông đến sau, lại mới đến, nên chữ Tầu đã dành cho chúng tôi mất rồi. Còn điều này nữa, người dân xứ này hiếu khách, nên họ đối đãi với chúng tôi như khách. Họ gọi chúng tôi là chú khách.
- Chúng tôi chẳng là khách hay sao! - René lại hỏi.
- Đúng! Các ông cũng là khách nhưng lại muốn làm chủ. Chúng tôi cũng đã có lúc như vậy. Nhưng điều ấy chỉ gây ra những nỗi buồn... Có một điều làm tôi suy ngẫm rất nhiều, đã từ lâu lắm rồi. Đó là: nước chung tôi là một nước văn hiến hơn xứ sở này; vậy tại sao rất nhiều người sang đây, lại không bao giờ quay trở về quê cũ, để cuối cùng trở thành người xứ này?
[...]
- Tôi cũng hiểu chả thiếu gì người xứ này muốn trở thành người chúng tôi hay người các ông, song tôi chỉ muốn bàn tới điểm tại sao người chúng tôi lại muốn trở thành người xứ này. Điều phải bàn là tại sao người ta có thể muốn từ cao xuống thấp. Có thể nguyên nhân là người đàn bà chăng? Người đàn bà là Mẫu, là Mẹ - người đàn bà là Đất xứ sở. Người đàn bà là văn hiến. Mà người đàn bà xứ này có hai điểm để cho nhiều người đàn ông muốn lập sự nghiệp yêu thích, đó là sự đắm thắm và sự gánh vác cam chịu... và những đứa con của họ mới tuyệt vời làm sao. Những người bạn của tôi lấy vợ An Nam đều nói: "Chúng tôi có thể hoàn toàn yên tâm nhắm mắt vì những đứa con họ đã sinh cho chúng tôi.""

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Đọc mà không khỏi nghĩ đến "Trăm năm cô đơn" và "Đàn hương hình", nhưng vì "Mẫu thượng ngàn" dễ liên hệ về lịch sử và văn hóa hơn nên tôi cảm được nhiều hơn. Trước khi đọc cũng lướt qua nhiều nhận xét tốt nhưng tiểu thuyết này thực sự vượt quá kỳ vọng của bản thân. Hơn 700 trang đấy, nhưng đọc rất cuốn hút. Đến cuối cùng tôi vẫn không nắm rõ nghi thức hầu đồng chính xác là như thế nào, nhưng ít nhất cũng tỏ tường cái cội nguồn gốc rễ của đạo Mẫu. Sinh ra ở thành phố, tôi từng hờ hững với khái ni Đọc mà không khỏi nghĩ đến "Trăm năm cô đơn" và "Đàn hương hình", nhưng vì "Mẫu thượng ngàn" dễ liên hệ về lịch sử và văn hóa hơn nên tôi cảm được nhiều hơn. Trước khi đọc cũng lướt qua nhiều nhận xét tốt nhưng tiểu thuyết này thực sự vượt quá kỳ vọng của bản thân. Hơn 700 trang đấy, nhưng đọc rất cuốn hút. Đến cuối cùng tôi vẫn không nắm rõ nghi thức hầu đồng chính xác là như thế nào, nhưng ít nhất cũng tỏ tường cái cội nguồn gốc rễ của đạo Mẫu. Sinh ra ở thành phố, tôi từng hờ hững với khái niệm "quê cha đất tổ", từng chật vật với mối dây liên kết họ tộc mờ nhạt do bố mẹ áp đặt lên mình. Sau khi đọc tác phẩm này, tôi trở về thăm quê với một tâm thế mới. Bình thản hòa nhập, khoảnh khắc nhận ra mối dây liên kết ấy bền chặt hơn mình tưởng, tôi chợt thấy ấm lòng. Quê tôi cũng giống như làng Cổ Đình hay bất kì một ngôi làng Bắc Bộ nào vậy. Lần tới nói chuyện với các bạn phương Tây, tôi có thể tự hào giải thích rõ ràng chủ nghĩa tập thể (collectivism) khác với chủ nghĩa cá nhân (individualism) thế nào rồi.

Nếu có điểm không thích thì đó là sự "dâm" có phần ngồn ngộn, xôi thịt cũng ngon đấy nhưng ăn nhiều dễ bội thực. Thứ nữa là cái kết chóng vánh, không tương xứng với sự chi tiết của những chương trước.

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Apr 11, 2020 Tam Le rated it it was amazing

Nếu bạn muốn biết thêm về bối cảnh tình hình xã hội Việt Nam vùng phía Bắc trong khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, mà chưa tìm thấy cuốn sách lịch sử nào đủ hấp dẫn, hãy đọc cuốn tiểu thuyết này!

If you want to know more about the society in the Northeast Vietnam during the late 19th or early 20th century, but couldn’t find an interesting enough history book, read this novel !

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Dec 31, 2019 Lữ Đoàn Đỏ rated it really liked it

nếu chưa từng đọc "Đội gạo lên chùa" của chính tác giả thì sẽ thấy cuốn sách này hay hơn, đáng tiếc sau khi đọc "Đội gạo lên chùa" thì rất ít tác phẩm có thể vượt qua được, nó đã trở thành cực hạn của chính tác giả rồi.
Mẫu Thượng Ngàn cũng lấy bối cảnh chính ở 1 ngôi làng vùng trung du bắc bộ,, nơi có đền thờ Mẫu được xây cất lại, có 1 ngôi đình cổ rất đẹp, có đồn điền của quan tây, quan tây này cũng không quá độc ác, 3 anh em thay nhau làm chủ đồn điền đó. Những con người trong truyện và số phậ
nếu chưa từng đọc "Đội gạo lên chùa" của chính tác giả thì sẽ thấy cuốn sách này hay hơn, đáng tiếc sau khi đọc "Đội gạo lên chùa" thì rất ít tác phẩm có thể vượt qua được, nó đã trở thành cực hạn của chính tác giả rồi.
Mẫu Thượng Ngàn cũng lấy bối cảnh chính ở 1 ngôi làng vùng trung du bắc bộ,, nơi có đền thờ Mẫu được xây cất lại, có 1 ngôi đình cổ rất đẹp, có đồn điền của quan tây, quan tây này cũng không quá độc ác, 3 anh em thay nhau làm chủ đồn điền đó. Những con người trong truyện và số phận của họ đều có sợi dây liên kết với đạo Mẫu - đạo dân gian của người Việt, thường bị chính giới nho sĩ xem nhẹ, vốn chỉ là đạo mê tín, cho các bà các thím đồng cốt, hát hò thoát tục với nhau, tìm cho sự thăng thoát khỏi nhứng tầm thường cuộc sống, những vất vả đau khổ không lối thoát, tìm quên? Mẫu che chở những con người bất hạnh đó, cho họ sự an lành và sức mạnh để vượt lên đau khổ, cho họ niềm tin, phải chẳng đó là điểm chung của tất cả tôn giáo?
Tác giả đã khéo mô tả lại sinh hoạt văn hóa tâm linh của những con người vùng quê đó, hòa vào bức tranh chung trong xã hội thời đại đó, để cho những toan tính, hận thù hay đau khổ trở lên nhẹ nhàng hơn. Nhưng giọng văn nhẹ nhàng, nhìn mọi thứ bằng con mắt tha thứ, bao dung của tác giả có gì đó nhiều nét Phật giáo hơn, có chăng vì lẽ đó mà tác giả viết cuốn "Đội gạo lên chùa" xuất sắc đến vậy?
Đây vẫn là 1 câu chuyện hay và đáng đọc. 4*
...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Dec 03, 2018 Chi Tran rated it it was amazing

"Cây sung cô lấy làm nhà
Cây lan cổ thụ lắm hoa nhiều cành
Đền cô sơn thuỷ hữu tình
Đôi bên long hổ đua tranh chầu vào
Minh đường tụ thuỷ hợp giao
Cây si cô mắc võng đào hoạ ca
...
Trong đền cô có khung cửi bằng vàng
Thoi ngà nạm bạc để lúc thừa nhàn cô Chín thêu hoa
Cô thêu thỏ lặn ác tà
Thêu non thêu nước thêu hoa thêu người
Thêu chú tiều phu đốn củi trên đồi
Thêu dòng suối mát, cá bơi giữa dòng" - (Văn Cô Chín đền Sòng)

Với văn phong ngồn ngộn, Mẫu Thượng Ngàn là bức tranh mang nét u linh, huyền ảo về làn

"Cây sung cô lấy làm nhà
Cây lan cổ thụ lắm hoa nhiều cành
Đền cô sơn thuỷ hữu tình
Đôi bên long hổ đua tranh chầu vào
Minh đường tụ thuỷ hợp giao
Cây si cô mắc võng đào hoạ ca
...
Trong đền cô có khung cửi bằng vàng
Thoi ngà nạm bạc để lúc thừa nhàn cô Chín thêu hoa
Cô thêu thỏ lặn ác tà
Thêu non thêu nước thêu hoa thêu người
Thêu chú tiều phu đốn củi trên đồi
Thêu dòng suối mát, cá bơi giữa dòng" - (Văn Cô Chín đền Sòng)

Với văn phong ngồn ngộn, Mẫu Thượng Ngàn là bức tranh mang nét u linh, huyền ảo về làng cổ Bắc Bộ thời Pháp thuộc. Nhiều đoạn mô tả xuất sắc, nhiều thông tin thú vị về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng thờ Mẫu... Cuối cùng là thừa mứa phồn thực.
Đọc hơn 700 trang nhưng không thấy mệt mà chỉ thấy cuốn hút cực kỳ. Thích.

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Dec 18, 2017 Quynh Nguyen rated it it was amazing

có thể gọi đây không chỉ là 1 cuốn tiểu thuyết dày gần 1000 trang mà còn là cuốn từ điển về xã hội Việt Nam thế kỷ XIX, XX.
Nếu như "Đội gạo lên chùa" thấm đẫm tinh thần phật giáo "Từ, Bi, Hỉ, Xả" thì "Mẫu thượng ngàn" lại đưa người ta về với văn hoá thờ mẫu độc đáo, chỉ có ở VN... Từng chương mở ra câu chuyện tình yêu, chuyện đời của những người phụ nữ Việt trong những mối quan hệ phức tạp giữa người với người, giữa sự giao thoa tâm hồn, thể xác vừa phồn thực vừa cao thượng, mở rộng ra là giữa
có thể gọi đây không chỉ là 1 cuốn tiểu thuyết dày gần 1000 trang mà còn là cuốn từ điển về xã hội Việt Nam thế kỷ XIX, XX.
Nếu như "Đội gạo lên chùa" thấm đẫm tinh thần phật giáo "Từ, Bi, Hỉ, Xả" thì "Mẫu thượng ngàn" lại đưa người ta về với văn hoá thờ mẫu độc đáo, chỉ có ở VN... Từng chương mở ra câu chuyện tình yêu, chuyện đời của những người phụ nữ Việt trong những mối quan hệ phức tạp giữa người với người, giữa sự giao thoa tâm hồn, thể xác vừa phồn thực vừa cao thượng, mở rộng ra là giữa thiện và ác, giữa cái chết và sinh tồn.
"Cô chín ngự đồng dệt gấm thêu hoa
Thêu non, thêu nước, cô thêu ra đôi rồng chầu"
...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Mar 23, 2022 Lê Thành rated it it was amazing

Không thấy ai xếp quyển này vào anh tác hay kiệt tác nhỉ, chừng vài chục năm nữa biết đâu lại có một trào lưu đọc và xem nó như một hiện tượng.
Không biết nói gì hơn, sách quá hay!

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Jul 23, 2018 Y Diên Vĩ rated it it was amazing

Tôi vô cùng muốn ông đạt giải Nobel văn học!
Đã đọc hai truyện của ông là Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, bị mê mẩn không thể rời, chưa có nhà văn nào mà mình lại muốn đọc hết tác phẩm của người ấy như thế, rất mới lạ, rất khác. Đây là tác giả mà mình hâm mộ nhất muốn gặp mặt nhất, nhưng bây giờ ông đã 85 tuổi rồi (sinh năm 1933). Và một người mình cũng ngưỡng mộ khác là giáo sư Lê Quang Vịnh. Mỗi khi nhắc đến một trong hai người mình lại liên tưởng đến người kia.
Đôi lúc nghĩ rằng thật lạ, t
Tôi vô cùng muốn ông đạt giải Nobel văn học!
Đã đọc hai truyện của ông là Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, bị mê mẩn không thể rời, chưa có nhà văn nào mà mình lại muốn đọc hết tác phẩm của người ấy như thế, rất mới lạ, rất khác. Đây là tác giả mà mình hâm mộ nhất muốn gặp mặt nhất, nhưng bây giờ ông đã 85 tuổi rồi (sinh năm 1933). Và một người mình cũng ngưỡng mộ khác là giáo sư Lê Quang Vịnh. Mỗi khi nhắc đến một trong hai người mình lại liên tưởng đến người kia.
Đôi lúc nghĩ rằng thật lạ, tại sao là nhà văn nam mà ông lại có cách kể chuyện, dẫn dắt tình huống khéo léo, nhẹ nhàng như thủ thỉ, khi đọc cứ bị bất ngờ, lại có phần huyền bí tâm linh. Những nhân vật trong truyện nổi bật tính cách trong xã hội cũ, và luôn có những câu chuyện đan xen về thân phận người đàn bà đẹp người đẹp nết mà phải chịu sô phận oan trái.
Cả cuộc đời cầm bút viết của ông chỉ có ít tác phẩm nhưng tác phẩm nào cũng đều rất xuất sắc vì nó được viết rất dài, phải hoàn thiện rất lâu. Dường như 2/3 cuộc đời ông dành cho việc đọc sách để tích lũy kiến thức, và rồi ông viết với tất cả sự thấu hiểu lịch sử và vốn kiến thức sâu sắc đó.
Tôi cực kỳ ngưỡng mộ ông. Ông đã học 4 ngoại ngữ, tất cả mọi kiến thức khác ông đều tự học, và ông nói ông tiếc rằng ông chỉ học được 4 ngoại ngữ đó thôi.
“Chúng ta đang ở một thế giới hiện đại, chúng ta đang mất đi những nét đẹp, thông thường chúng ta muốn chiếm đoạt. Tôi muốn nói con người nên quay lại, tôi không kêu gọi người ta đi theo Phật giáo, đi tu ở chùa mà cần có lối sống Phật giáo, phải làm hằng ngày, xây dựng văn hóa cho con người, “từ bi hỉ xả”. Tôi muốn người đọc tự nhận ra, không thuyết giảng. Bất cứ người Việt Nam nào, dù không tôn giáo cũng đều mang chút tính cách, tâm hồn của đạo Phật. Với người Việt, Phật giáo là một lối sống. Với văn chương, quan trọng nhất là những ý tưởng thể hiện, và những ý tưởng của tôi luôn có khuynh hướng đi về văn hóa. Văn hóa trong tiểu thuyết có thể là tập tục, nếp sống làng quê. Nếu không có nền tảng văn hóa thì tiểu thuyết không đứng vững được”.
NGUYỄN XUÂN KHÁNH- Tôi vô cùng muốn ông được nhận giải Nobel. Thực sự yêu quý những truyện của ông và những câu nói của ông, chưa một tác giả nào mà mình mong muốn đọc hết truyện của người ấy như thế. Hay bởi vì ta dễ dàng chấp nhận những gì quen thuộc với mình.
"Tôi biết mình có nhiều khuyết điểm. Dài quá, già rồi nên viết dài, nói dài, không chữa được. Tôi xin tự kiểm điểm. Về đạo Phật thì… dốt. Tôi không phải là Phật tử, không viết sách để tuyên truyền cho người ta đi tu. Tôi chỉ viết về đạo Phật như đề nghị một cách sống trong thời hiện đại".

"Những trải nghiệm của bản thân tôi không đồng nhất hoặc ngược lại với những suy nghĩ của thời đại tôi sống. Tôi không hợp với chủ nghĩa hiện đại hay hậu hiện đại. Nhưng tôi nghĩ, cổ điển, hiện đại hay hậu hiện đại, khuynh hướng nào cũng đều có chỗ đứng dưới ánh mặt trời. Miễn là nó hay! Không thể ép mọi người phải theo khuynh hướng này, khuynh hướng khác, mà phải chấp nhận sự khác biệt của người khác".
Nhà văn là những kẻ cô đơn. Trên hành trình cầm bút có lúc họ được ủng hộ, có lúc họ bị bỏ rơi. Nhưng nhà văn không vì sự thích hay không của đám đông mà lung lay con đường mình lựa chọn: “Viết văn là một ảo tưởng và người ta sống bằng những ảo tưởng, tin vào những giá trị mà mình tôn vinh. Không thì sao viết được?”,

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Aug 06, 2021 Phạm Đan rated it it was amazing

Mẫu thượng ngàn

Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu thuyết về văn hóa phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, đạo Phật suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa đang lan rộng, người dân quê trở về với đạo Mẫu - một tôn giáo có từ ngàn đời.

Mẫu thượng ngàn, một tín ngưỡng cổ xưa của dân tộc Việt Nam, đặc trưng ở miền Bắc. Trái với suy nghĩ của thực dân Pháp cũng như của thế

Mẫu thượng ngàn

Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu thuyết về văn hóa phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, đạo Phật suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa đang lan rộng, người dân quê trở về với đạo Mẫu - một tôn giáo có từ ngàn đời.

Mẫu thượng ngàn, một tín ngưỡng cổ xưa của dân tộc Việt Nam, đặc trưng ở miền Bắc. Trái với suy nghĩ của thực dân Pháp cũng như của thế hệ người Việt sau này. Mẫu thượng ngàn là một tín ngưỡng như cái Đạo của phương Đông, là sự sống hòa hợp với thiên nhiên. Mẫu chính là đất mẹ nuôi sống kiếp người này, sinh ra gắn chặt với đất và hóa kiếp về với Đất. Nó cho thấy cái sống của người Việt, giàu tình cảm, bao dung, tôn kính với thiên nhiên. Bất cứ ai rộng lượng, thanh sạch đều được Mẫu che chở. Mẫu là của tất cả và là mẫu sống chung mà mỗi người cần noi theo.

Thời kỳ chống Pháp có rât nhiều ý tưởng để nhà văn khai thác: sự va chạm văn hóa giữa Tây phương và Đông phương , sự đổ vỡ niềm tin vào con người: khi cái ta lợi ích và cái ta cộng đồng tranh xé nhau giành phần thiện ác; đất nước không vua như con rắn mất đầu, những nhà Nho yêu nước gắn với Văn vở đã phải vùng lên chiến đấu giữa khát vọng to lớn và thực tế phũ phàng ; sự đổ vỡ về đức tin khi Phật ngày càng suy vi, tín ngưỡng ngày bị đạp đổ và Thiên Chúa ngày càng lan rộng,… Đất nước bị đứng giữa lằn ranh mong manh của thời cuộc, của suy tàn. Nhưng liệu có mãi như thế không ? " Lịch sử luôn đầy biến động và có những diễn biến ta không bao giờ ngờ tới được. Vì vậy chúng ta đi trong lịch sử, phải luôn run sợ như đi trên băng mỏng."

Rất nhiều ẩn ý sâu sắc khác mà một nhà văn đầy lòng yêu dân tộc, có cái Đạo vững chãi mới có thể khai thác được. Nhưng đáng tiếc là ít ai, đặc biệt thế hệ nhà văn trẻ có cái nhìn sâu sắc về giai đoạn này và khái quát lên được.

Truyện theo chương, hồi, mỗi phần là một câu chuyện, một lời kể của nhân vật. Hầu như khó định đoán được nhân vật chính ở đây là ai. Cách nhìn của tác giả không phải là cái nhìn Nhị nguyên như thông thường, cách nhìn ở đây là tam nguyên, tức không có việc gì, không có ai là thuần ác thuần thiện cả. Ở sâu trong mỗi nhân vật phản diện luôn có một câu chuyện, một chút thánh thiện trong đó, chỉ là do tâm phân biệt quá lớn mà gây ra tội ác. Chính cách nhìn nhận như vậy khiến độc giả bối rối không biết nên ghét hay thương một nhân vật nào. Đó cũng chính là cách Nguyễn Xuân Khánh nhìn nhận mọi việc xuyên suốt tác phẩm, cái nhìn đầy bao dung, rộng lượng, xót thương cho kiếp người, cho cả dân tộc. " Tôi viết văn để đi tìm Đạo…"

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Đã lâu lắm rồi ko có cảm giác đọc một cuốn sách mà lại say mê, lại bị lôi kéo vào phải đọc bằng xong mới được như thế.

Cuốn sách 800 trang gần như ko có nhân vật chính những trải dài vô tận. Cảnh sinh hoạt đồng quê của đồng bằng Bắc Bộ, cuộc sống trong đồn điền của Pháp, sự phản kháng của người dân An Nam, sự giao thoa mà vẫn đặc trưng của văn hoá Đông - Tây thể hiện rõ qua đối thoại của người họa sĩ Pháp và họa sĩ An Nam, rồi sự dịu dàng cam chịu và cuốn hút của đàn bà nông thôn An Nam, cây đa

Đã lâu lắm rồi ko có cảm giác đọc một cuốn sách mà lại say mê, lại bị lôi kéo vào phải đọc bằng xong mới được như thế.

Cuốn sách 800 trang gần như ko có nhân vật chính những trải dài vô tận. Cảnh sinh hoạt đồng quê của đồng bằng Bắc Bộ, cuộc sống trong đồn điền của Pháp, sự phản kháng của người dân An Nam, sự giao thoa mà vẫn đặc trưng của văn hoá Đông - Tây thể hiện rõ qua đối thoại của người họa sĩ Pháp và họa sĩ An Nam, rồi sự dịu dàng cam chịu và cuốn hút của đàn bà nông thôn An Nam, cây đa cổ thụ, mái đình làng, lũy tre làng, đường làng, rừng làng, con suối mát, dòng sông Huyền trong vắt, vẻ đẹp mộc mạc nơi thôn dã, cái nghĩa vợ chồng của đàn bà An Nam... tất cả hoà quyện, đan xen...

Điểm tiêu biểu của tác giả Nguyễn Xuân Khánh là các cuốn sách của ông đều miêu tả rất chi tiết, rất chân thực, rất sống động những phong tục tập quán cổ truyền của Việt Nam - lễ trùng tang, lên đồng, thánh ốp, lễ Ông Đùng Bà Đà. Xuyên suốt Mẫu Thượng Ngàn là Đạo Mẫu - một đạo chỉ có ở Việt Nam. Những tập tục như thờ Mẫu, lên đồng được tác giả miêu tả vô cùng sống động. Đọc mà như thấy cô đồng đang làm lễ trước mắt, như thấy được chỉ thêu hoa gấm trên bộ áo hầu, như nghe được những lời ca, tiếng đàn, như cảm được sự tôn sùng của người làng Cổ Đình với Mẫu, như cảm được sự nhân từ của Mẫu, “đã là người ta, con ơi, ai chẳng là con của Mẫu” rồi những thân phận đàn bà với cuộc đời biết bao nhiêu trắc trở tìm về với Mẫu, được Mẫu chở che, dẫn đường.

Mẫu Thượng Ngàn miêu tả những phận đời, phận người để thấy sự an bài của số phận là có, cuộc sống đẹp bởi sự tình cờ hay hữu ý của số phận. Những toan tính, mưu toan, mua quan bán chức đến những mối tình dang dở, tình yêu nồng nhiệt của tuổi trẻ, những đam mê trai gái cũng được tác giả miêu tả chân thực, sống động mà ko trần tục, quả là đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Rồi mối nhân duyên giữa người với người, gặp lần đầu đã thấy tin tưởng, gặp lần đầu đã có sự đồng điệu. Quyển sách cứ như cuộc sống vậy, có lẽ vì thế mà cuốn hút vô cùng.

Nguyễn Xuân Khánh viết quyển sách này khi đã ngoài 75 tuổi. Sự từng trải, hiểu biết uyên thâm của ngòi bút, câu chữ làm nên sự quyến rũ ko dứt ra được của Mẫu Thượng Ngàn - như nhà văn Nguyên Ngọc từng nhận xét “Gừng già cay thật!”

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội. Mình mê mẩn các đoạn văn miêu tả về văn hoá phong tục Việt Nam - Bắc Bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết này tập trung nói về đạo Mẫu - một tôn giáo có từ ngàn đời của người nông dân Việt.
Mình tò mò, ấn tượng về cách tác giả xây dựng những nhân vật nữ. Những câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ. Đó là tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt của những người phụ nữ với bao nỗi đắng cay
Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội. Mình mê mẩn các đoạn văn miêu tả về văn hoá phong tục Việt Nam - Bắc Bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết này tập trung nói về đạo Mẫu - một tôn giáo có từ ngàn đời của người nông dân Việt.
Mình tò mò, ấn tượng về cách tác giả xây dựng những nhân vật nữ. Những câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ. Đó là tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt của những người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất phồn thực, bi, hài hoà quyện với mộng mơ.
Họ cần một điểm tựa tôn giáo và họ quay về với mẹ, với Mẫu. Những phân đoạn miêu tả việc hầu đồng đầy chất thơ, ước vọng được quên đi hiện thực đau đớn, được hoà nhập với thiên nhiên, quay về với đất mẹ. Họ tìm đến Mẫu. “Con đã trở về với Mẫu, với mẹ”.
Mình sợ ma nhưng cũng bị hút hồn với phong tục đám ma, rồi trùng tang.... cách chôn bán âm bán dương^^
Mình bị mê mẩn với cách viết của Nguyễn Xuân Khánh. Giản dị, mộc mạc nhưng mềm mại trong cuốn tiểu thuyết dày hơn 800 trang này.
Ai bảo tiểu thuyết lịch sử là khô cứng nào?😜😜😜
...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Aug 16, 2022 Lam Ha rated it it was amazing

Là người đã đọc cả ba quyển Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa. Tôi thấy quyển này bác Khánh viết siêu siêu siêu đáng yêu. Ngôn ngữ trong sách là sự kết hợp nhuần nhuyễn tiếng Việt giàu âm sắc mà lại ý nhị tinh nghịch. (Cái vú ấm giỏ là gì vậy *cười ngất*). Bác còn am hiểu văn hoá làng xã, đạo thờ Mẫu, sự nữ tính (tôi nói thật đó đọc sách bác xong thấy mình muốn trở thành nữ giới mặc dù mình đã là nữ rồi hem hỉu tại sao) và vân vân mây mây các thứ khác nữa. Đọc sách mà cảm giác như đ Là người đã đọc cả ba quyển Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa. Tôi thấy quyển này bác Khánh viết siêu siêu siêu đáng yêu. Ngôn ngữ trong sách là sự kết hợp nhuần nhuyễn tiếng Việt giàu âm sắc mà lại ý nhị tinh nghịch. (Cái vú ấm giỏ là gì vậy *cười ngất*). Bác còn am hiểu văn hoá làng xã, đạo thờ Mẫu, sự nữ tính (tôi nói thật đó đọc sách bác xong thấy mình muốn trở thành nữ giới mặc dù mình đã là nữ rồi hem hỉu tại sao) và vân vân mây mây các thứ khác nữa. Đọc sách mà cảm giác như đang nhìn những viên đá mắt mèo lấp lánh lấp lánh đủ màu đủ sắc đủ cung bậc cảm xúc lên xuống đó trời ơi trời ơi thích quá đi.
...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Aug 20, 2021 Yui rated it really liked it

Mình đọc quyển sách này những năm học cấp 3, do ấn tượng bởi sự thiêng liêng huyền bí về đạo Mẫu mà cuốn sách mang lại, cho nên từ đó về sau mỗi khi đi chùa thì nhà Mẫu là nơi mình luôn muốn đến nhất, và luôn có cảm giác được che chở. Tuy nhiên cũng có một số tình tiết trong truyện mình không thích lắm, hơi trần trụi.

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

May 01, 2021 Rosy Ngo rated it really liked it

Một cuốn sách thực sự thú vị về tập tục thờ Mẫu ở Việt Nam. Highly recommend cuốn này cho những ai muốn tìm hiểu về một cái gì đó "thuần Việt". Tiếc là cuốn này chưa được dịch ra tiếng Anh để những bạn đọc nước ngoài có thể biết thêm về một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam.. Một cuốn sách thực sự thú vị về tập tục thờ Mẫu ở Việt Nam. Highly recommend cuốn này cho những ai muốn tìm hiểu về một cái gì đó "thuần Việt". Tiếc là cuốn này chưa được dịch ra tiếng Anh để những bạn đọc nước ngoài có thể biết thêm về một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam.. ...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Dec 31, 2018 lamtaxy rated it liked it

Hơi cụt khi kết quá ngắn. Văn miêu tả hay, nhưng nhiều đoạn hơi tục.

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Đã tưởng đây là một quyển sách nặng nề mà khi đọc xong cứ thấy nó đáng iu thế nào ấy:))) Biến cố của vô số mảnh đời khác nhau trong làng Cổ Đình hay của những người Pháp đến xứ An Nam cứ được kể lần lượt vậy thôi, có những bi kịch nhưng rồi, cuối cùng, “Đã là người ta, con ơi, ai chẳng là con của Mẫu”. Bi kịch nào rồi cũng thế, cứ phải sống tiếp thôi, và nếu có kết thúc thì kết thúc là vậy, chẳng luận tội ai. Cảm giác như cuốn tiểu thuyết hiền từ và bao dung như một người mẹ. Không nhắc đến nhữn Đã tưởng đây là một quyển sách nặng nề mà khi đọc xong cứ thấy nó đáng iu thế nào ấy:))) Biến cố của vô số mảnh đời khác nhau trong làng Cổ Đình hay của những người Pháp đến xứ An Nam cứ được kể lần lượt vậy thôi, có những bi kịch nhưng rồi, cuối cùng, “Đã là người ta, con ơi, ai chẳng là con của Mẫu”. Bi kịch nào rồi cũng thế, cứ phải sống tiếp thôi, và nếu có kết thúc thì kết thúc là vậy, chẳng luận tội ai. Cảm giác như cuốn tiểu thuyết hiền từ và bao dung như một người mẹ. Không nhắc đến những khía cạnh văn hoá được đan cài khéo léo làm nên sự đặc sắc của tác phẩm nữa, chỉ nói đến sự “dễ đọc”, “dễ cảm”, “dễ mến” này thôi đã đủ để mình tin tưởng đọc tiếp các tác phẩm khác của Nguyễn Xuân Khánh. ...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Apr 16, 2014 Nguyen Tung rated it it was amazing

Nếu là một người quan tâm tới văn hóa Việt Nam và lịch sử thế kỷ XX thì nên đọc cuốn này.

Ban đầu, tôi tìm đến cuốn sách vì nghĩ mình sẽ có được thêm hiểu biết về đạo Mẫu. Và cũng vì tôi đã quá yêu thích cuốn Đội gạo lên chùa của ông với những tình tiết về cuộc sống làng quê và lối viết văn đẹp đẽ, sử dụng nhiều từ mới, từ hay (đối với tôi) nên tôi hy vọng mình sẽ tìm được một nét đồng điệu trong cuốn sách này.

Quả thực tôi không nhầm. Đúng là gừng càng già càng cay. Nguyễn Xuân Khánh làm tôi khôn

Nếu là một người quan tâm tới văn hóa Việt Nam và lịch sử thế kỷ XX thì nên đọc cuốn này.

Ban đầu, tôi tìm đến cuốn sách vì nghĩ mình sẽ có được thêm hiểu biết về đạo Mẫu. Và cũng vì tôi đã quá yêu thích cuốn Đội gạo lên chùa của ông với những tình tiết về cuộc sống làng quê và lối viết văn đẹp đẽ, sử dụng nhiều từ mới, từ hay (đối với tôi) nên tôi hy vọng mình sẽ tìm được một nét đồng điệu trong cuốn sách này.

Quả thực tôi không nhầm. Đúng là gừng càng già càng cay. Nguyễn Xuân Khánh làm tôi không thể ngừng việc đọc. Cứ tưởng là một thiên tiểu thuyết về đạo Mẫu, hóa ra lại còn cả đạo Thiên Chúa, và về cuộc sống làng quê Bắc Việt thời điểm đầu thế kỷ XX, khi mà người Pháp mới chiếm thành Hà Nội. Bằng việc kể chuyện theo lối lồng ghép thời gian và diễn biến với kết hợp cuộc sống của một hệ thống nhân vật đa dạng với những tính cách cuộc sống đôi phần khác nhau, ông Khánh đã ráp nối cuộc sống của họ, những mẩu chuyện đời hết sức khéo léo, đôi khi là kì bí thành một bức tranh về làng quê Việt Nam hết sức sống động.

Có lẽ là còn quá nhiều điều để nói về Mẫu thượng ngàn mà bút giấy không thể kể xiết. Tôi có cảm giác đây không còn là một thiên tiểu thuyết thông thường mà là một nghiên cứu thì xứng tầm hơn. Tiểu thuyết - nghiên cứu đan cài, hai là một và một là hai. Tốt nhất, các bạn yêu văn hóa (hay cả không yêu) hãy đọc đi, vì tôi tin chắc các bạn sẽ bị cuốn hút ngay từ đôi chục trang đầu!

...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Jul 24, 2013 Giangnt rated it it was amazing

Mình đọc quyền này đã vài năm, không còn nhớ chi tiết để bình luận cụ thể nhưng vẫn còn đó ấn tượng về Nguyễn Xuân Khánh là rất thích.
Tiểu thuyết của NXK luôn tái hiện được một thời kỳ lịch sử rất chi tiết (chính xác hay k thì mình k biết), một điều rất hấp dẫn trong bối cảnh tiểu thuyết lịch sử Việt Nam quá ít và quá chán. Và hơn cả một số tiểu thuyết lịch sử kinh điển của Tàu, truyện NXK còn tái hiện cả văn hóa của thời kỳ đó, rất chi tiết: trang phục, sinh hoạt, kiến trúc, tín ngưỡng,các hoạt
Mình đọc quyền này đã vài năm, không còn nhớ chi tiết để bình luận cụ thể nhưng vẫn còn đó ấn tượng về Nguyễn Xuân Khánh là rất thích.
Tiểu thuyết của NXK luôn tái hiện được một thời kỳ lịch sử rất chi tiết (chính xác hay k thì mình k biết), một điều rất hấp dẫn trong bối cảnh tiểu thuyết lịch sử Việt Nam quá ít và quá chán. Và hơn cả một số tiểu thuyết lịch sử kinh điển của Tàu, truyện NXK còn tái hiện cả văn hóa của thời kỳ đó, rất chi tiết: trang phục, sinh hoạt, kiến trúc, tín ngưỡng,các hoạt động cộng đồng,...
Giống như một số tác giả VN, NXK cũng hay ấn vào trong hội thoại giữa các nhân vật những bình luận về văn hóa, triết học, xyz nhưng k có cảm giác khiên cưỡng quá mức (sợ nhất là Ma Văn Kháng, nhân vật nói đao to búa lớn nhức cả đầu mà đôi khi chả phù hợp với tình huống gì cả).
Truyện của NXK vừa hấp dẫn về kiến thức thu được vừa ly kỳ, bi tráng trong cốt truyện.
Ấn tượng của mình còn nhớ về truyện này là đẹp, hơi ma mị, buồn cười (theo kiểu WTF?) với những tình huống sex nhưng mình thích vẻ đẹp trong Hồ Quý Ly hơn (có những đoạn nhớ là rất đẹp như ở vườn mai? hay múa may gì đó), có thể vì truyện HQL là về một giai cấp khác.
...more

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Aug 13, 2013 Nguyen rated it really liked it

Vô vàn nhân vật, mỗi người một hoàn cảnh. Được kết nối với nhau rất khéo léo. Gấp sách lại vẫn thấy thiếu thiếu, đầu óc cứ u u mê mê. Gía mà bác Khánh viết thêm 200 trang nữa.

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

Một cuốn sách thú vị về tập tục thờ Mẫu và nhiều điều khác ở miền Bắc Việt Nam, chắc tại mình là dân Nam nên thấy lạ ơi lạ :)))

Tiểu Sử:

Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại làng Cổ Nhuế, Hà Nội. Ông đỗ tú tài Toán, học Đại học Y khoa Hà Nội cho đến hết năm 1952 thì ra vùng tự do tham gia bộ đội. Trong khoảng mười năm, ông ở một đơn vị pháo binh, rồi dạy văn hoá tại Trường Sĩ quan Lục quân trước khi chuyển về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1966, ông là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong trước khi về hưu non và

Tiểu Sử:

Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại làng Cổ Nhuế, Hà Nội. Ông đỗ tú tài Toán, học Đại học Y khoa Hà Nội cho đến hết năm 1952 thì ra vùng tự do tham gia bộ đội. Trong khoảng mười năm, ông ở một đơn vị pháo binh, rồi dạy văn hoá tại Trường Sĩ quan Lục quân trước khi chuyển về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1966, ông là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong trước khi về hưu non vào năm 1973. Hiện ông sống ở Hà Nội.

Tác phẩm: Rừng sâu (tập truyện ngắn, Nxb. Văn học, H., 1962), Miền hoang tưởng (tiểu thuyết, Nxb. Đà Nẵng, 1990), Trư cuồng (tiểu thuyết, talawas, 2005), Hồ Quý Ly (tiểu thuyết, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 2000, 2001, 2002, nối bản và tái bản 15 lần), Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2002), (Mưa quê, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2003). Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 2006).

Sách biên khảo: George Sand – nhà văn của tình yêu (Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1994)

Dịch thuật: Những quả vàng (tiểu thuyết của Nathalie Sarraute, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1996),
Chuông nguyện cầu cho kẻ đã khuất (tiểu thuyết của Taha Ben Jelloun, Trung tâm Văn hoá-Văn minh Pháp và nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1998),
Bảy ngày trên khinh khí cầu (Jules Verne, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội, 1998),
Hoàng hậu Sicile (tiểu thuyết của Pamela Schoenewaldt, Nxb.Kim Đồng, Hà Nội, 1999),
Tâm lý học đám đông (tiểu luận của Gustave le Bon, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2006)

...more

News & Interviews

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh

  Some people love books. Some people fall in love. And some people love books about falling in love. Every month our team sorts through...

Welcome back. Just a moment while we sign you in to your Goodreads account.

Mẫu thượng ngàn nguyễn xuân khánh