Mẫu thương thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn

Đấu thầu được hiểu là quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ như tư vấn, những dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá hay xây lắp; từ đó lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện hợp đồng. Thông qua việc đấu thầu có thể nhận thấy rằng sự bảo đảm cạnh tranh, minh bạch, công bằng và có hiệu quả kinh tế. Có thể thấy rằng đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn một nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư theo quy định pháp luật. Vậy thực hiện việc thông báo mời thầu ra sao? Quy định về việc mời thầu rút gọn như thế nào? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây và tải xuống mẫu thông báo mời thầu rút gọn hiện hành.

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Mẫu thương thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu thông báo mời thầu rút gọn mới năm 2023 chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật nhà ở Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Căn cứ pháp lý

Mẫu thương thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn

  • Luật Đấu thầu 2013;
  • Nghị định 63/2014/NĐ-CP;

Hạn mức chỉ định thầu

Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu bao gồm:

– Gói thầu không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;

– Gói thầu không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

– Gói thầu không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn khác nhau như thế nào?

Về quy trình chỉ định thầu thông thường – quy trình chỉ định thầu rút gọn anh có thể căn cứ theo Điều 55, Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

“Điều 55. Quy trình chỉ định thầu thông thường

1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

a) Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

– Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

– Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

Mẫu thương thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn
Mẫu thông báo mời thầu rút gọn

4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Mẫu thương thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn

1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:

Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.

2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:

a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;

b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;

c) Ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.”

Theo quy định đó, về vấn đề đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì cả hai hình thức chỉ định thầu thông thường – chỉ định thầu rút gọn đều phải đăng tải thông tin, nội dung đăng tải thông tin ở đây chính là “kế hoạch lựa chọn nhà thầu” đã được phê duyệt (phê duyệt việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, chào hàng cạnh tranh rút gọn).

Chỉ định thầu rút gọn có nhất thiết phải đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hay không?

Theo Điều 8 Luật Đấu thầu 2013 quy định thông tin đấu thầu như sau:

“Điều 8. Thông tin về đấu thầu

1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;”

Như vậy, theo quy định nêu trên gói thầu nào cũng phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu – kể cả chỉ định thầu rút gọn.

Theo đó, chỉ định thầu rút gọn phải được đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Tải xuống mẫu thông báo mời thầu rút gọn

Loading…

Taking too long?

Reload document

| Open in new tab

Tải xuống văn bản [13.22 KB]

Mời bạn xem thêm

  • Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
  • Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
  • Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu thông báo mời thầu rút gọn mới năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới nhanh chóng, uy tín… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.