Máy bay su 35 giá bao nhiêu năm 2024

“Quá tình đàm phán về việc bán Su-35 cho phía Trung Quốc đã hoàn tất. Chúng tôi đã ký kết hợp đồng” – ông Sergey Chemezov, Giám đốc Công ty sản xuất vũ khí nhà nước Rostec của Nga, nói với tờ Kommeresant.

Tuy ông Chemezov không đưa ra chi tiết thỏa thuận, nhưng tờ Kommersant dẫn một nguồn tin ngành công nghiệp vũ khí của Nga, nói rằng Trung Quốc đã mua 24 chiếc phi cơ Su-35 với giá 83 triệu USD mỗi chiếc.

Chiến đấu cơ Su-35 – còn được gọi là Flanker-E+ - là phi cơ chiến đấu đa nhiệm thế hệ 4++ của Nga. Nó được trang bị đạn pháo 30 mm cùng khả năng mang 8 tấn đạn dược, gồm nhiều loại tên lửa định hướng và không định hướng, bom.

Hiện nay lực lượng vũ trang Nga đã cho xuất xưởng khoảng 36 lô Su-35 và còn tiếp tục sản xuất. Các cuộc đàm phán về việc mua bán Su-35 giữa Trung Quốc và Nga đã bắt đầu từ năm 2011, trong năm 2012 đã ký một thỏa thuận sơ bộ, thêm ba năm nữa để thống nhất các điều kiện kỹ thuật và tài chính.

Trong tháng Năm năm nay, truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng việc mua máy bay chiến đấu từ Nga là không thể tránh khỏi, vì máy bay J-11 do Trung Quốc chế tạo không thể khắc phục sự lạc hậu trong trang bị của không quân Trung Quốc so với các nước khác.

Theo Kommersant, thỏa thuận này không bao gồm việc sản xuất Su-35 ở Trung Quốc, một yêu cầu mà phía Bắc Kinh đưa ra nhằm đạt được mục tiêu tự sản xuất được các loại vũ khí hiện đại.

Theo nhà sản xuất Rostec, ngoài Trung Quốc, một số quốc gia khác như Indonesia, Brazil và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) cũng muốn sở hữu máy bay quân sự Su-35 tân tiến nhất của Nga. Gần đây nhất, hôm 18/11, Đại sứ Indonesia tại Nga Djauhari Oratmangun cho biết, Jakarta và Moscow sẽ tiến hành các cuộc thảo luận về thương vụ máy bay Sukhoi Su-35 vào cuối tháng 11.

Theo một nguồn tin trong Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga cho nhật báo Kommersant biết rằng không quân Việt Nam muốn mua một đội máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 của nước này.

Nguồn tin này tiết lộ, hợp đồng vũ khí có thể có giữa Nga và Việt Nam ước tính trị giá khoảng 1 tỉ đôla và có thể bao gồm việc chuyển nhượng tới 12 máy bay thế hệ 4++.

Quân đội Việt Nam đang từng bước ngưng sử dụng hơn 100 máy bay chiến đấu MiG-21 cũ kỹ do Nga chế tạo trong những năm tới và bắt tay vào một chương trình thay thế gây nhiều tốn kém.

Theo các phương tiện truyền thông Việt Nam, một số chuyên gia Nga cảnh báo rằng Việt Nam có thể không có đủ tài chính để mua máy bay chiến đấu bổ sung tại thời điểm quốc gia này đưa ra các cam kết cho các dự án khác.

Không quân Việt Nam hiện đang có 32 máy bay chiến đấu Su-30MK2 đang hoạt động và dự kiến tiếp nhận thêm 4 máy bay chiến đấu vào cuối năm 2016.

Su-30 MK2 là một máy bay chiến đấu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, không kích tầm xa kết hợp công nghệ Su-35 và có thể sử dụng như một máy bay chiến đấu trên biển. Su-30MK2 có thể so sánh tương đương với máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Mỹ.

Lần đầu tiên Việt Nam ký hợp đồng mua 4 máy bay chiến đấu Su-30MK2 vào năm 2003. Sau đó là các giao dịch quốc phòng khác vào năm 2009 và 2010 để mua thêm lần lượt 8 và 12 máy bay chiến đấu Sukhoi.

Hợp đồng mới nhất giữa Moscow và Hà Nội được ký kết năm 2013 gồm một nhóm 12 chiếc máy bay chiến đấu ước tính 600 triệu đôla.

Máy bay chiến đấu Nga, đặc biệt là Su-35, vẫn phổ biến ở Châu Á. Tháng 11 năm 2015, Trung Quốc và Nga đã ký một hợp đồng trị giá 2 tỉ đôla để mua 24 máy bay Su-35. Indonesia là một quốc gia châu Á khác có khả năng sẽ có được Su-35. Pakistan cũng bày tỏ quan tâm đến các máy bay chiến đấu do Nga chế tạo.

Nguồn tin được Kommersant phỏng vấn cho biết rằng sự quan tâm ngày càng tăng đối với máy bay chiến đấu Su-35 xuất phát từ sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria.

Nguồn tin này cho biết: “Ở Syria, chúng tôi đã đạt được hai mục tiêu. Một mặt, chúng tôi đã chứng minh khả năng chiến đấu của công nghệ quân sự của chúng tôi và thu hút sự chú ý của khách hàng. Mặt khác, chúng tôi đã thử nghiệm hơn một nửa phi đội trong các điều kiện chiến đấu”.

Su-35 là một máy bay chiến đấu một chỗ ngồi, động cơ đôi đã được nâng cấp siêu động cơ đa chức năng thế hệ thứ tư, trang bị 2 động cơ phản lực AL-117, và có tính năng công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Theo trang web của công ty Sukhoi, máy bay chiến đấu có thể được trang bị nhiều loại tên lửa dẫn đường không đối không và đất đối không (bao gồm cả tên lửa tầm xa) và tải trọng lên đến 8.000kg.

Điều thú vị là, Không quân Việt Nam được cho là cũng đang xem xét việc mua lại máy bay chiến đấu của phương Tây, trong đó có F-16, Gripen, Rafale và máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon.

Một nhà thầu quốc phòng phương Tây nói trong buổi phỏng vấn với Reuters năm ngoái: “Có dấu hiệu cho thấy họ muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào Nga. Quan hệ hữu nghị ngày càng tăng của họ với Hoa Kỳ và châu Âu sẽ giúp họ thực hiện điều đó”.