Mẹo chữa đau lợi

Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất giúp bạn giải quyết nhanh chóng các biểu hiện đau rát, sưng viêm, hơi thở có mùi kém tự tin. Viêm lợi là một bệnh răng miệng phổ biến có khả năng tái phát cao đòi hỏi điều trị sớm. Dưới đây là một số cách chữa tại nhà an toàn và tiết kiệm mà bạn không thể bỏ qua.

Viêm lợi là tình trạng phần nướu/lợi bị vi khuẩn trong khoang miệng tấn công, làm thay đổi màu sắc bên ngoài, dẫn tới tình trạng mẩn đỏ hoặc sưng đau. Thông thường, các triệu chứng của bệnh có thể tự biến mất chỉ sau một thời gian ngắn hoặc khi thay đổi chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, viêm lợi có xu hướng tái phát nhiều lần, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới một số tổn thương nghiêm trọng như:

Ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh viêm lợi, bạn nên áp dụng một trong số những mẹo dân gian
  • Viêm lợi cục bộ: Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy phần lợi sưng đỏ, phồng lên và dễ chảy máu. Cảm giác đau đớn cũng không quá rõ ràng khi chân răng và tổ chức quanh răng chưa bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, bạn nên chủ động phát hiện và chữa trị viêm lợi tại nhà trong giai đoạn này..
  • Viêm cận răng: Đây là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, các lớp lợi cùng với xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau. Các lỗ hổng quanh răng được hình thành. Các khoảng trống đó chính là khu vực lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm khuẩn và thức ăn thừa đọng lại gây mùi hôi khó chịu. Trường hợp này sẽ gây đau nhức dữ dội, sưng má tụt lợi. Thậm chí khi những lỗ hổng này càng sâu sẽ phá hủy lợi và hàm khiến răng không còn chỗ bám và rụng ra.

Ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh viêm lợi, bạn nên áp dụng một trong số những mẹo hay dưới đây:

Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, súc miệng bằng nước muối có thể làm sạch vi khuẩn và giúp chữa lành viêm lợi. Nước muối các tác dụng làm dịu chỗ viêm, giảm đau, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, lấy đi thức ăn thừa ở khe răng và cải thiện mùi trong khoang miệng.

Cách thực hiện:

  • Bỏ 2 – 3 thìa muối vào một cốc nước ấm và khuấy đều.
  • Dùng nước muối súc miệng trong khoảng 5 phút sau khi đánh răng xong. Do muối có tính axit nên nếu ngậm quá lâu hoặc dùng quá thường xuyên sẽ làm cho răng bị ăn mòn.

Dầu dừa được đánh giá là một nguyên liệu khá an toàn. Thành phần của dầu dừa chứa axit lauric giúp chống viêm và kháng khuẩn và giảm đáng kể mảng bám, cải thiện triệu chứng bệnh viêm lợi.

Chữa trị viêm lợi bằng dầu dừa

Bên cạnh tác dụng ngăn ngừa tổn thương do viêm lợi, dầu dừa có khả năng giúp làm trắng răng, làm hơi thở thơm mát hơn.

Cách thực hiện:

  • Để tránh cảm giác dính và nhờn, bạn nên chọn dầu dừa phân đoạn để súc miệng
  • Dùng khoảng 5 – 10ml để súc miệng trong khoảng 15 – 20 phút. Tránh để dầu dừa chạm vào cổ họng hoặc nuốt xuống.
  • Sau đó làm sạch miệng lại với nước ấm.
  • Thực hiện trước khi đánh răng, phương pháp này hoàn toàn không thể thay thế các bước làm sạch răng cơ bản.

Tinh dầu sả có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và đặc biệt là vệ sinh răng miệng.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tinh dầu sả giúp đánh bay mảng bám trên răng và chữa viêm lợi hôi miệng hiệu quả tương đương với nước súc miệng chứa chlorhexidine.

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn tinh dầu sả nguyên chất, sau đó nhỏ khoảng 2 – 3 giọt vào khoảng 300ml nước, sau đó khuấy đều. Do đặc tính trong tinh dầu rất mạnh nên bạn cần pha loãng theo tỷ lệ phù hợp, nếu dùng quá đặc có thể dẫn tới bỏng rát.
  • Súc miệng trong khoảng 30 giây, lặp lại khoảng 2–3 lần mỗi ngày.

Thành phần của lô hội chứa chlorhexidine đem lại hiệu quả cao trong việc giảm mảng bám và viêm lợi. Sử dụng gel lô hội  giúp giảm cảm giác đau rát, sưng tấy, thúc đẩy làm lành vết thương vùng nướu.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nguyên liệu bao gồm nước lô hội nguyên chất. Hoặc bạn có thể xay nhuyễn lô hội với 100ml nước.
  • Ngậm nước súc miệng trong khoảng 30 giây sau đó nhổ ra, làm sạch lại bằng nước ấm.

Tinh dầu tràm trà có khả năng gây kích ứng và tính nóng mạnh. Chính vì vậy, bạn nên pha thật loãng trong lần sử dụng đầu tiên.

Công dụng: Tinh dầu tràm trà có khả năng giúp giảm chảy máu nướu do viêm nhiễm hoặc đánh răng quá mạnh.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ từ 2 – 3 giọt vào trong khoảng 300ml, sau đó dùng súc miệng trong khoảng 30 giây
  • Lặp lại trừ 2 – 3 lần mỗi ngày. Nếu đã quen với tinh dầu tràm, bạn có thể nhỏ 1 – 2 giọt vào kem đánh răng.

Không chỉ là một loại rau thơm trong ẩm thực, lá lốt còn được đánh giá là một loại thảo mộc có tác dụng chữa nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh viêm lợi, viêm lợi trùm,…

Lá lốt còn được đánh giá là một loại thảo mộc có tác dụng chữa nhiều bệnh

Công dụng: Lá lốt có tính ấm, giúp hoạt huyết, giảm đau, tiêu thũng, thúc đẩy lưu thông máu, thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương. Bên cạnh đó, thành phần của lá lốt có chứa nhiều hoạt chất quý như Chamomile hay Beta Caryophylen…tác dụng khả năng kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn…

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 20 lá lốt.
  • Sau đó giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt để đem đi súc miệng khoảng 3 – 4 lần trong ngày.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và điều trị viêm lợi trùm răng khôn

Bên cạnh những lợi ích trong việc làm đẹp, thư giãn đầu óc và giảm cân, ít ai biết rằng loại hoa này có thể loại bỏ nhanh chóng các biểu hiện của bệnh viêm lợi.

Công dụng: Thành phần hoa cúc chứa nhiều tinh dầu bao gồm nhiều hoạt chất có lợi như chamazulene, glycoside flavone, isadol, bisabolol có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, làm lành nhanh, thanh nhiệt, giải độc.

Cách thực hiện: 

  • Bạn có thể hãm trà hoa cúc với 1 – 2 thìa mật ong, uống hằng ngày
  • Hoặc xay nát 10g hoa cúc để lấy nước cốt súc miệng ngày 2 – 3 lần, liên tục kéo dài trong khoảng 1 tuần.

Lá trầu không là dược liệu được biết đến với tính kháng viêm, kháng khuẩn cao.

Công dụng: Lá trầu không có tính ấm, khả năng chống oxy hóa cao và kháng viêm vượt trội. Hàm lượng phenolic, peta-phenol vượt trội trong thành phần tinh dầu lá trầu có tác dụng tương tự như một loại thuốc kháng sinh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm lợi.

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn 1 trong 3 cách áp dụng lá trầu không trong điều trị viêm lợi như sau:
  • Dùng 10 lá trầu không đem rửa sạch, vò nát sau đó đem đi đun với 2 bát nước lớn. Khi nước cạn ½, có thể đem đi lọc lấy nước cốt, dùng để ngậm và súc miệng 2 – 3 lần trong ngày.
  • Nếu không có quá nhiều thời gian, bạn có thể rửa sạch khoảng 5 – 10 lá trầu không sau đó giã nát cùng 1 thìa muối ăn, ngâm với rượu trong khoảng 10 phút và dùng để súc miệng ngày 2 lần.
  • Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách làm đơn giản hơn, chỉ cần hái 1 – 2 cái lá trầu bánh tẻ, giã nát và đắp vào lợi. Sau khoảng 30 phút thì súc miệng lại với nước ấm.

Mật ong là một dược liệu giúp chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả mà bạn đọc không nên bỏ qua.

Công dụng: Bên trong mật ong chứa hàm lượng lớn vitamin E, C cùng rất nhiều loại axit amin, khoáng chất khác nhau…có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng viêm nướu…

Cách thực hiện

  • Dùng 1 thìa mật ong nguyên chất kết hợp với 2 – 3 giọt chanh, hòa tan trong 50ml nước
  • Sử dụng dung dịch chanh mật ong để súc miệng đều đặn ngày 2 lần.

Phần lá ổi có thể sử dụng như một dược liệu hay để điều trị tình trạng viêm loét, sưng đau của lợi.

Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất từ lá ổi

Công dụng: Bên trong thành phần của lá ổi chứa hàm lượng lớn tannin, cùng một số hoạt chất như oxalic hay phosphoric…. đem lại tác dụng chống viêm, bớt sưng đau, ngăn chặn sự hình thành mảng bám, chống tái phát…

Cách thực hiện:

  • Hái một nắm lá ổi non đem rửa sạch sau đó vò nát hoặc cắt thành từng phần nhỏ.
  • Bỏ vào miệng nhai cùng 1 ít muối và ngậm khoảng 10 phút.
  • Nhổ bã và súc lại miệng với nước ấm.

Trái cau có vị cay, tính ấm và là dược liệu được đánh giá cao bởi tính sát khuẩn cao.

Công dụng: Trong thời gian sử dụng, hợp chất tanin và axit galic bên trong thành phần của trái cau sẽ phát huy hiệu quả sát trùng, kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa sự lở loét…

Cách thực hiện:

  • Bổ quả cau tươi làm 2 hoặc 4 phần để lấy phần hạt bên trong.
  • Cho hạt cau vào bình và ngâm với rượu trắng ít nhất 30 độ theo tỷ lệ 1 kg/3 lít khoảng 1 tháng.
  • Sau đó mỗi ngày đều dùng 1 chén nhỏ để ngậm.
  • Sau khoảng 15 phút có thể nhổ ra và vệ sinh lại răng miệng như bình thường.

Để những bài thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề như:

  • Rửa thật sạch các nguyên liệu trước khi chế biến, kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian nhất định để thấy hiệu quả.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng khoa học, tránh dùng bàn chải đầu lông cứng hoặc dùng lực quá mạnh sẽ gây ra xuất huyết.
  • Tăng cường các loại thực phẩm có tính mát như rau củ hoặc giàu vitamin và khoáng chất để giúp làm tăng khả năng miễn dịch và thúc đẩy tái tạo vết thương.
  • Thăm khám nha sĩ theo định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị những vấn đề răng miệng.
  • Nếu trong thời gian áp dụng, phần sưng viêm xuất hiện chuyển biến nặng, cần nhanh chóng ngừng điều trị và tiến hành thăm khám nha sĩ.
  • Các bài chữa bằng mẹo dân gian chỉ có vai trò hỗ trợ và phù hợp với người ở giai đoạn cấp tính, hoàn toàn không có khả năng thay thế thuốc Tây hoặc các phương pháp điều trị khác.

Trên đây là 11 cách chữa viêm lợi tại nhà được ưa chuộng bởi người bệnh và các bác sĩ đánh giá cao. Hy vọng thông qua đó có thể giúp độc giả bỏ túi thêm nhiều cách hay trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Không thể bỏ lỡ: 

Video liên quan

Chủ Đề