Mới bị nhiễm covid có tiêm vaccine được không

Hiện nay chưa có khuyến cáo yêu cầu xét nghiệm kiểm tra kháng thể hay kháng nguyên của virus trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Cũng không có nghiên cứu so sánh trực tiếp về hiệu quả của vắc xin giữa nhóm người khỏe mạnh tiêm vắc xin và nhóm người đang/đã mắc Covid-19 được tiêm vắc xin.

Đã từng mắc COVID-19 và đã khỏi, có cần tiêm vắc xin nữa không?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Kết quả một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Israel, những người đã được tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng Covid-19 có đáp ứng miễn dịch chống lại virus (dựa trên nồng độ kháng thể tạo ra) mạnh hơn ba lần so với những bệnh nhân phục hồi sau mắc Covid-19.

Kết quả này có thể khuyến khích những người tin rằng họ đã được bảo vệ tốt vì đã từng bị mắc bệnh tiếp tục đi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo: Bạn nên được tiêm chủng bất kể đã mắc Covid-19 hay chưa.

Tái nhiễm có nghĩa là một người đã từng bị nhiễm COVID-19 (bị bệnh), đã khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ: Dựa trên kiến thức về các loại virus tương tự, chúng ta có thể dự đoán được một số trường hợp tái nhiễm. Tuy nhiên hiện chưa đủ dữ liệu nghiên cứu lâu dài để biết bệnh nhân Covid-19 được bảo vệ bao lâu để không nhiễm virus trở lại sau khi phục hồi. Về lý thuyết, ngay cả khi đã khỏi, bạn vẫn có khả năng (mặc dù rất hiếm) bị mắc Covid-19. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm chủng giúp tăng cường khả năng bảo vệ ở những người đã khỏi Covid-19.

Mới bị nhiễm covid có tiêm vaccine được không

Bạn nên được tiêm chủng bất kể đã mắc Covid-19 hay chưa

Theo hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 mới được Bộ Y tế ban hành ngày 10/8/2021, “Người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng qua” là 1 trong 3 nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19.

Vì vậy, nếu đã từng nhiễm COVID-19 và đã khỏi, bạn hãy chờ đủ qua 6 tháng nhé.

Theo khuyến cáo, người dân cần tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19, mũi tiêm sẽ tuân thủ theo phác đồ tiêm chủng của mỗi hãng, để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Hiện có 6 loại vắc xin COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam, gồm:

  • Vắc xin Astra Zeneca (Mỗi mũi tiêm cách nhau từ 4 – 12 tuần theo khuyến cáo của WHO, từ 8 – 12 tuần theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam)
  • Vắc xin Sputnik V (Mỗi mũi tiêm cách nhau 21 ngày)
  • Vắc xin Vero Cell (Sinopharm) (Mỗi mũi tiêm cách nhau 3-4 tuần)
  • Vắc xin Jassen (Tiêm 1 mũi duy nhất, nhưng hiện tại chưa có ở Việt Nam)
  • Vắc xin Moderna (Cách nhau 28 ngày)
  • Vắc xin Corminaty của Pfizer/BioNTech (Mỗi mũi tiêm cách nhau 3-4 tuần)

Theo Bộ Y tế Việt Nam, trong trường hợp bất khả kháng, nếu tiêm mũi 2 muộn hơn phác đồ tiêm hiện tại của các hãng thì người dân không cần phải tiêm lại từ đầu.

Theo thống kê của Bộ Y tế đến chiều 14/8/2021, Việt Nam đã tiêm 14.434.017 liều vắc xin COVID-19, trong đó tiêm 1 mũi là 13.078.340 liều, tiêm mũi 2 là 1.355.677 liều.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, dù là chưa tiêm hay đã tiêm vắc xin ngừa Covid 19 bạn cũng cần chủ động tuân thủ đúng quy tắc 5K để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng trong tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Ngày 18/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19  của AstraZeneca. Theo đó, hướng dẫn này quy định các đối tượng đủ điều kiện tiêm và không nên tiêm.

Quyết định này theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn xây dựng hướng dẫn tạm thời quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại cuộc họp nghiệm thu hướng dẫn ngày 17/3.

Mới bị nhiễm covid có tiêm vaccine được không

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca để nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Ngoài ra, có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng, gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19; tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Tại hướng dẫn này cũng quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng. Cụ thể các đối tượng (như: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặt giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút …) phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 18/3 và được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh. Cụ thể là tình trạng sức khỏe hiện tại để phát hiện các bệnh cấp tính mà người tiêm đang mắc, trong đó đặc biệt lưu ý với người đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV (bằng thuốc ARV).

Cùng với đó, trong quá trình khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi về tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử điều trị khỏi vaccine COVID-19  tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế, miễn dịch; tiền sử bệnh nền; tiền sử rối loạn đông máu, cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông hoặc người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Cũng theo hướng dẫn này, các vaccine phòng COVID-19 không thay thế được cho nhau nên cán bộ tiêm chủng cần khai thác chính xác loại vaccine và thời gian đã tiêm vaccine của người chuẩn bị tiêm phòng. 

Ngoài ra, nhân viên y tế cần phải hỏi về tiền sử dị ứng của người chuẩn bị tiêm phòng, đó là tiền sử bệnh dị ứng của cá nhân (như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản...); tiền sử bệnh dị ứng của gia đình (như: Bố, mẹ, con, anh chị em ruột...); các loại dị nguyên đã gây dị ứng (như: Côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm...); tiền sử dị ứng nặng, bao gồm phản vệ và tiền sử dị ứng với vaccine và bất kỳ thành phần nào của vaccine…

Hướng dẫn này cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Sau khi khám sàng lọc, đối tượng nào nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sáng 18/3 cho hay, đã có thêm 3.359 người được tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 trong ngày 17/3.

Như vậy, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 24.054 người từ ngày 8-17/3. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Theo ncov.moh.gov.vn

Hãy cẩn thận làm theo hướng dẫn khi sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm COVID-19. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi có câu hỏi, kể cả khi các triệu chứng của quý vị trở nên tệ hơn. Quý vị có thể tùy chỉnh thay đổi tên nhà cung cấp và số điện thoại trong tài liệu bản in này.

Sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm [1 Page, 322 KB]

Đừng trì hoãn: Xét nghiệm ngay và điều trị sớm

Nếu quý vị đang có các triệu chứng của COVID-19 và có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, xin đừng trì hoãn. Xét nghiệm càng sớm càng tốt và nếu kết quả dương tính, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Điều trị phải bắt đầu sớm để có hiệu quả.

Đừng trì hoãn: Xét nghiệm ngay và điều trị sớm [1 Page, 279 KB]

Các triệu chứng của vi-rút Corona (COVID-19)

Bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ bị bệnh đường hô hấp từ mức nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, ho và hụt hơi. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm.

Các triệu chứng của vi-rút Corona (COVID-19) [1 Page, 844 KB]

Cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút

Đồ họa thông tin này giải thích cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút.

Cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút [1 Page, 94 KB]

Cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19

Đồ họa thông tin này giải thích cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19.

Cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 [1 Page, 103 KB]

Tờ thông tin v-safe

Sử dụng tờ thông tin này để tìm hiểu thêm về v-safe, bao gồm hướng dẫn về cách đăng ký và hoàn thành việc kiểm tra sức khỏe.

Tờ thông tin v-safe [1 Page, 249 KB]

10 điều quý vị có thể làm để kiểm soát các triệu chứng COVID-19 tại nhà

Tờ thông tin về những việc quý vị có thể làm tại nhà để kiểm soát các triệu chứng COVID-19.

10 điều quý vị có thể làm để kiểm soát các triệu chứng COVID-19 tại nhà [1 Page, 499 KB]

Giữ an toàn cho bệnh nhân lọc thận

Tài liệu dành cho bệnh nhân đang lọc thận để tìm hiểu thêm về cách tự bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 và tầm quan trọng của việc không trì hoãn những lần đi điều trị.

Giữ an toàn cho bệnh nhân lọc thận [1 page, 32KB]