Mối nguy cơ khi grab vào việt nam là gì năm 2024

“Vợ tôi bảo nghỉ chạy xe, về quê với gia đình, nhưng chạy xe một ngày được gần nửa triệu nên đành vậy. Vất vả, nguy hiểm cũng vì cơm áo gạo tiền thôi”, một tài xế GrabBike nói.

"Chẳng phải bây giờ khi em Sang [Nguyễn Cao Sang, tài xế GrabBike] bị sát hại ở Hà Nội, chúng tôi mới biết nguy hiểm. Tất cả cũng vì cơm áo gạo tiền thôi", một tài xế GrabBike quê Nghệ An, hiện sống ở Bình Dương nói với Zing.vn.

Người bỏ chạy xe đêm, người vẫn tặc lưỡi mưu sinh

Anh cho biết bản thân và gia đình đều hoang mang trước những thông tin đau lòng như trường hợp của Sang. "Nhưng nghề này nó thế, tôi cũng từng nhiều lần may mắn thoát nạn", anh nói.

Anh kể nhiều lần khách chỉ đường quanh co, vào con đường khó đi, hoang vắng... "Gặp những trường hợp như vậy vài lần, tôi đều nói thẳng là cảm thấy không tiếp tục hoàn thành cuốc xe được, tôi hủy bằng mọi giá”, anh nói.

Đôi lần vợ anh khuyên nghỉ chạy xe, về quê cùng gia đình, con cái, anh chỉ cười trừ bảo “Sài Gòn còn an toàn lắm”. Nhưng bản thân anh hiểu rõ, “chạy xe một ngày được gần nửa triệu, nên phải cố. Vất vả, nguy hiểm cũng vì cơm áo gạo tiền thôi”.

Cũng giống anh, chú Văn Thủy, từng có 3 năm chạy GrabBike và giờ là tài xế BeBike, cũng tỏ ra lo lắng không kém.

“Có lần tôi chở một thanh niên đi từ quận 1 đến Suối Tiên lúc 20h, nhưng đến Suối Tiên cậu ấy lại nhờ chạy tiếp vào hướng trường bắn quận 9, hứa trả thêm tiền. Tôi thấy khu vực đó rất hẻo lánh nên từ chối ngay, thế mà cậu ấy buông lời nhục mạ rồi quyết không trả đồng nào. May mắn là khi đó có nhiều xe ôm truyền thống, tôi đôi co lớn tiếng mới nhận được 70% số tiền cuốc xe ban đầu. Từ đó về sau, tôi không bao giờ chạy xe vào buổi tối nữa” - chú nhớ lại.

Tài xế công nghệ không dám nhận chuyến xe đường dài và vào ban đêm sau nhiều sự việc đau lòng vừa qua. Ảnh: Trương Khởi.

Theo chia sẻ của nhiều tài xế công nghệ, tình trạng cướp bóc, trấn lột thường xảy ra vào khung giờ từ 22h đến 3h sáng. Đối tượng xấu thường lợi dụng tài xế trẻ hoặc không rành công nghệ, chưa có nhiều kinh nghiệm và sở hữu xe đắt tiền.

“Hầu hết đối tượng cướp giật là những người nghiện ma túy hoặc ăn nói thô lỗ, mất lịch sự, nhìn bằng mắt thường hoặc giao tiếp ban đầu là có thể nhận ra. Nếu nghi ngờ, tài xế có thể thử bắt chuyện, nếu họ trả lời ú ớ hoặc mất tập trung, rất có thể họ đang có ý đồ xấu”, một tài xế nói.

Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng từ chối hoặc hủy các chuyến xe đường dài vào ban đêm.

“Chạy đêm có nhiều rủi ro, nhưng bù lại thu nhập tăng khoảng 10.000-20.000 đồng/chuyến tùy quãng đường. Thậm chí, số lượng tài xế ngày càng tăng, nên có ngày ế quá tôi vẫn phải cố cày, cơm ăn, áo mặc ở đó cả”, một tài xế Grabnói với Zing.vn.

Thực tế, Grab áp dụng chính sách phụ thu 10.000 đồng với các chuyến xe từ 0-5h sáng. Vào các thời điểm nhu cầu gọi xe tăng cao so với lượng tài xế có sẵn, giá cước Grab và GoViet cũng cao hơn.

Ngoài ra, một số tài xế mới chạy cũng e ngại hủy chuyến nhiều sẽ làm giảm tỷ lệ nhận cuốc và các loại điểm thưởng, do đó dù sợ vẫn cố gắng chạy.

Một số tài xế công nghệ do có công việc hành chính trong tuần, nên thường tranh thủ chạy xe vào ban đêm và cuối tuần. Đối với họ, 22h là khoảng thời gian kiếm thu nhập tốt nhất.

“Có khi tôi về đến nhà thì vợ con đã ngủ say, nhưng nếu không chạy thêm như vậy thì lấy gì nuôi gia đình?”, anh Thế Hưng [ngụ quận Tân Bình] chia sẻ. Mỗi đêm anh chạy đến 12h đêm, kiếm được khoảng 300.000-400.000 đồng. Cộng thêm lương công nhân ổn định 7 triệu/tháng, anh nuôi con nhỏ 9 tháng tuổi trong khi chờ vợ tìm được việc sau sinh.

Hãng ở đâu khi tài xế đối mặt rủi ro?

Theo một số tài xế công nghệ, các hãng như Grab và GoViet xem họ là đối tác chứ không phải nhân viên, hợp đồng giữa 2 bên cũng là hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải. Do đó, những công ty này không cung cấp quyền lợi như đóng các loại bảo hiểm hay chế độ phúc lợi cho tài xế dù được hưởng 20% từ doanh thu các chuyến đi.

Khi có các vụ việc đáng tiếc, hãng cũng không chịu trách nhiệm gì. Hành động hỗ trợ hiếm hoi với tài xế là một vài buổi hướng dẫn tự vệ được tổ chức mỗi năm, và những lời nhắn trên ứng dụng về việc đảm bảo an toàn.

Thậm chí, bảo hiểm cho tài xế và hành khách của Grab và GoViet chỉ được áp dụng trong chuyến đi. Do đó, nếu có nguy hiểm xảy ra cho tài xế trên đường đến đón khách hoặc sau khi đã nhấn nút trả khách, các hãng này sẽ không chịu trách nhiệm.

Tài xế công nghệ thường tạo nhóm nhỏ để chia sẻ thông tin hành trình cũng như tình hình giao thông và các sự cố, từ đó hỗ trợ nhau khi cần thiết. Ảnh: Trương Khởi.

Trao đổi với Zing.vn về vấn đề này, các hãng Grab và GoViet khẳng định luôn cố gắng đưa ra chính sách có lợi cho khách hàng và đối tác tài xế trên cơ sở là đơn vị trung gian giữa 2 nhóm đối tượng này, đồng thời hỗ trợ khách hàng và đối tác tài xế trong các trường hợp xảy ra sự cố.

Trong đó, tính năng S.O.S 24/24 và các cộng đồng tự phát của tài xế là những hỗ trợ hữu ích nhất.

Không trông đợi vào chính sách của Grab, GoViet với tài xế, những người đang hàng ngày đóng góp hàng trăm nghìn cuốc xe, tạo ra các chỉ số màu hồng cho tăng trưởng các hãng tại thị trường Việt Nam đành tự lo cho mình và các đồng nghiệp.

Chủ động phòng tránh, nhắc nhau, các tài xế cũng thường tạo nhóm nhỏ khoảng 15-20 người để chia sẻ thông tin về hành trình, tình hình giao thông, tai nạn hoặc các trường hợp bất trắc gặp phải, từ đó hỗ trợ nhau khi cần thiết.

Lo an toàn, người thân khuyên tài xế công nghệ bỏ việc Nhiều tài xế đang chạy xe ôm công nghệ ở TP.HCM kể người thân của họ lo lắng, khuyên bỏ việc sau khi biết tin nam sinh 18 tuổi chạy GrabBike bị sát hại.

Lan Anh

tài xế GrabBike bị giết Grab tài xế công nghệ GrabBike GoViet Grab Be thu nhập tài xế công nghệ thu nhập GrabBike Nguyễn Cao Sang

Chủ Đề