Mùng 7 tháng 7 âm là ngày gì

Lễ Thất tịch 2023 là ngày lễ truyền thống đáng lưu giữ của nhiều người dân ở các nước phương Đông. Vào ngày này, ta có dịp để trao yêu thương với người mà ta thầm thương trộm nhớ. Rất nhiều người đã "thoát ế" được nhờ sốt sắng giữ kiêng giữ lành vào ngày đặc biệt này. Vậy lễ Thất tịch là ngày gì mà có nguồn gốc, ý nghĩa ra sao?

Lễ Thất tịch là ngày gì?

Lễ Thất tịch là sự kiện truyền thống có nguồn gốc Trung Hoa, được cho là xuất hiện từ thời Hán, khoảng từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến đầu thế kỷ 3 Công nguyên. Ngày Thất tịch gắn với câu chuyện tình đẫm nước mắt của Ngưu Lang - Chức Nữ nên còn được gọi là ngày Valentine phương Đông.

Chức Nữ là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, nàng rơi vào lưới tình với chàng trai phàm thế Ngưu Lang. Hai người sống với nhau ngọt ngào suốt quãng thời gian dài.

Mùng 7 tháng 7 âm là ngày gì

Lễ Thất tịch 2023 sẽ rơi vào thứ Ba ngày 22/8 Dương lịch.

Sau khi có với nhau 2 người con, một ngày nọ Chức Nữ phải trở về thiên giới theo lệnh của mẹ. Ngưu Lang vì không thể chịu đựng được nỗi nhớ khi chia xa nên đã đuổi theo vợ đến tận sông Thiên Hà - ranh giới trời đất. Chàng đợi mãi đợi mãi nhưng chẳng thấy nàng quay trở về, cuối cùng biến thành sao Ngưu Lang túc trực mãi bên sông Thiên Hà ngày nào.

Sự chờ đợi của chàng đã chạm đến lòng thương xót của Vương Mẫu Nương Nương, vì thế hàng năm Người đã đồng ý cho Ngưu Lang và Chức Nữ đoàn tụ vào ngày 7/7 Âm lịch.

Dân ta gọi ngày này là ngày lễ Thất tịch với quan niệm những ai yêu nhau thật lòng sẽ gặp được nhau dẫu khó khăn thế nào.

Ngoài ra, lễ Thất tịch còn được mệnh danh là ngày lễ tình nhân của châu Á vì đến ngày này, các đôi nam nữ có tình ý sẽ tỏ tình với nhau, vợ chồng thì tặng quà như lời yêu thương đến đối phương.

Lễ Thất tịch 2023 nên làm gì?

Lễ Thất tịch nên làm gì để gặp nhiều may mắn là câu hỏi của nhiều người. Ở nước ta, vào ngày lễ Thất tịch 2023, chắc chắn sẽ có nhiều người làm việc thiện, đi lễ chùa cầu mong những điều may mắn, tốt lành cho bản thân hay gia đình. Còn với những bạn đang FA lại lựa chọn ăn chè đậu đỏ để giúp chuyện tình cảm được suôn sẻ.

Lễ Thất tịch 2023 giới trẻ thường ăn chè đậu đỏ cầu nhân duyên

Mùng 7 tháng 7 âm là ngày gì

Các bạn trẻ độc thân hay ăn chè đậu đỏ trong ngày lễ Thất tịch.

Tục ăn chè đậu đỏ và các món khác từ đậu đỏ ngày 7/7 Âm lịch xuất phát từ giới trẻ Trung Quốc những năm gần đây và lan sang những quốc gia khác có ngày lễ Thất tịch. Đậu đỏ có ý nghĩa cầu mong đường nhân duyên thuận lợi, người độc thân "thoát ế", người đã có đôi thì bên nhau trọn kiếp.

Thăm chùa, khấn Phật cầu an lành

Đi chùa cầu phúc là một thói quen vào ngày lễ Thất tịch mùng 7 tháng 7. Người dân quan niệm rằng vào ngày đoàn tụ của Ngưu Lang và Chức Nữ cùng nhau đi chùa sẽ tạo nên điềm lành cho cả gia đình.

Thả đèn lồng

Thả đèn lồng cùng người thương cũng là việc không thể thiếu vào ngày lễ thất tịch 2023. Những chiếc đèn lồng đại diện cho những ước mong của các đôi trai gái cho một tổ ấm lâu dài.

Tặng quà cho những người thân, đặc biệt là chồng/vợ mình

Tặng quà vào ngày lễ Thất tịch 2023 để thể hiện lời yêu thương đến với đối phương sẽ là lời tỏ tình rõ nhất trong tình yêu. Vào ngày này, các đôi nam nữ sẽ tặng quà cho nhau hoặc vợ chồng trao nhau những món đồ đối phương thích nhằm mong tương lai an lành.

Nếu kiếm được 1 chiếc vòng hồng đậu hoặc 1 số hạt hồng đậu để gửi gắm lời yêu thương cho người yêu mình với mong muốn tình yêu "bền vững mãi mãi" thì càng có ý nghĩa.

Lễ Thất tịch không nên làm gì?

Theo quan niệm từ xưa thì những việc như xây nhà, mua xe, tổ chức dạm hỏi, làm đám cưới... là điều sẽ không nên làm vào ngày lễ Thất tịch 2023.

Tránh dạm hỏi, tổ chức lễ cưới vào ngày này

Dù được hội ngộ mỗi năm một lần nhưng Ngưu Lang và Chức Nữ phải chịu chia cách các ngày còn lại trong năm. Chính vì thế mà cưới hỏi vào ngày này như một điềm báo cho sự chia xa, ly biệt.

Không xây nhà, trùng tu tổ ấm

Ngày lễ Thất tịch thường rơi vào mùa mưa, điều này gây bất lợi cho việc xây nhà hay trùng tu lại nhà cửa. Tránh thi công vào ngày này để tránh những xui xẻo không đáng có xảy đến.

Không làm những việc xấu

Không làm những việc xấu gây hại cho mọi người là việc mà ai cũng nên làm không chỉ riêng vào ngày Thất tịch. Tuy nhiên, vào ngày này bạn nên đặc biệt chú ý đến hành động của mình, không làm những điều xấu để tích đức, giúp cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.

Ngoài ra, theo dân gian, tránh làm những điều xấu xa trong ngày này cũng sẽ giúp con đường tình duyên của bạn may mắn, thuận lợi hơn.

Ngày lễ Thất tịch còn được gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau, diễn ra vào mùng 7 tháng 7 Âm lịch. Lễ Thất tịch năm 2023 sẽ rơi vào thứ Ba ngày 22/8 Dương lịch.

Thất tịch là ngày gì?

Lễ Thất tịch là sự kiện truyền thống có nguồn gốc Trung Hoa, được cho là xuất hiện từ thời Hán, khoảng từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến đầu thế kỷ 3 Công nguyên. Ngày Thất tịch gắn với câu chuyện tình đẫm nước mắt của Ngưu lang Chức nữ nên còn được gọi là ngày Valentine phương Đông.

Ngưu lang là một người phàm trần chăn trâu, còn Chức nữ là nàng tiên dệt vải, con gái của Vương mẫu trên trời. Họ yêu và lấy nhau, nhưng do kẻ tiên người tục nên phải chia tay. Thấy hai người vẫn luôn thương nhớ, cuối cùng Vương mẫu cũng cảm động, cho phép họ gặp nhau mỗi năm một lần vào đúng ngày 7 tháng 7 Âm lịch, được gọi là ngày Thất tịch.

Mùng 7 tháng 7 âm là ngày gì

Thất tịch là ngày gì?

Mỗi năm vào ngày đó, đàn chim ác sẽ bắc cầu qua sông Ngân để họ gặp nhau. Nước mắt vui mừng nhớ thương lẫn đau khổ vì sắp phải xa nhau một năm đằng đẵng của vợ chồng Ngưu lang rơi xuống, tạo thành những cơn mưa ở trần thế. Người ta gọi đó là mưa ngâu - cách đọc chệch của từ "ngưu".

Người Việt Nam có câu chuyện khác về nguồn gốc ngày lễ Thất tịch. Theo đó, một chàng trai nghèo tình cờ thấy các tiên nữ xuống hồ tắm. Anh mê quá bèn trộm bộ xiêm y có đôi cánh tiên của một nàng, khiến nàng không thể về trời mà ở lại làm vợ anh. Đó chính là Chức nữ. Hai người có con với nhau.

Một hôm khi chồng đi vắng, Chức nữ tìm thấy đôi cánh tiên của mình được giấu trong thúng thóc, bèn quyết định bay về trời. Trước khi đi, nàng đưa con chiếc lược dặn trao cho cha.

Không thể sống thiếu vợ, người chồng mang con lặn lội lên trời tìm, trải qua bao nhiêu khó khăn mới đến nơi nhưng nhà trời không chấp nhận cho họ bên nhau. Hai vợ chồng chỉ có thể lén lút gặp gỡ. Vì luật nhà trời cấm người trần ở lại thượng giới nên sau đó vài hôm, Chức nữ đành tiễn chồng con ra về. Nàng đưa cho chồng con cơm để ăn dọc đường và để hai cha con ngồi trên chiếc trống, dặn khi xuống đến nơi thì đánh để nàng cắt dây.

Dọc đường, đứa trẻ ăn cơm làm vãi lên mặt trống khiến đàn quạ sà vào mổ, tạo nên những âm thanh thì thùng. Trên trời, Chức nữ nghe tiếng trống liền cắt dây khiến hai cha con rơi xuống biển. Nàng thống khổ khóc than mãi không thôi.

Ngọc hoàng biết chuyện rất thương xót, cho đưa cả hai cha con lên trời, giao cho chàng trai công việc chăn trâu (vì thế mà anh được gọi là Ngưu lang) ở bên kia sông Ngân. Ở bên này sông, Chức nữ ngày ngày dệt vải mà đau lòng nhớ chồng con. Mỗi năm họ chỉ được phép gặp nhau một ngày vào 7/7, đàn quạ phải đội đá bắc cầu cho họ để bù đắp tội lỗi ngày trước. Khi sắp phải rời xa nhau, cả hai vợ chồng đều khóc và nước mắt của họ rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa, gọi là mưa ngâu.

Vì sao ngày Thất tịch thường có mưa?

Ở phương diện khí tượng, vào đầu tháng 7 âm lịch ở Việt Nam, trời thường đổ mưa, gọi là mưa ngâu. Đặc điểm của những cơn mưa này là rải rác, rả rích từng cơn, có ngày ít, có ngày nhiều chứ không liên tục. Vì thế mà hiện tượng thời tiết này được miêu tả là "trời mưa sụt sùi". Dân gian Việt Nam có câu tục ngữ "Vào mùng 3, ra mùng 7", nghĩa là trời sẽ mưa vào các ngày từ mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết hiện nay không còn giống với hàng trăm, hàng nghìn năm trước. Vì thế không phải ngày Thất tịch năm nào cũng có mưa ngâu. Hiện tượng thời tiết này có thể đến muộn hơn hoặc thậm chí không có.

Mặt khác, ngay cả ở thời chưa có sự biến đổi khí hậu, mưa ngâu cũng không nhất thiết xuất hiện vào đúng ngày Thất tịch. Vào những ngày Thất tịch không mưa, người ta có thể ngắm sao Ngưu lang và sao Chức nữ trên bầu trời, các đôi lứa có thể chỉ sao mà thề hẹn rằng dù có trải qua bao nhiêu trở ngại cũng sẽ cố gắng vượt qua để được ở bên nhau. Nhiều người tin rằng đôi lứa yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu lang Chức nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch thì sẽ tình duyên viên mãn.