Nắn trật khớp thái dương hàm ở đâu

18/09/2021

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thuý Nga - Khoa Nắn chỉnh răng

1. Viêm khớp Thái dương hàm hay Rối loạn chức năng Thái dương hàm là gì

* Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, ngôn ngữ dân gian thường gọi viêm khớp thái dương hàm, là bệnh lý còn ít được hiểu biết và điều trị tại nước ta.

* Khớp thái dương hàm [TDH] là một thành phần của bộ máy nhai gồm có các răng, hệ thống các cơ nhai và khớp thái dương hàm. Ba thành phần này có quan hệ khăng khít với nhau, mất ổn định của một trong ba thành phần này sẽ có thể dẫn tới rối loạn hoạt động hài hòa của bộ máy nhai, dẫn tới hậu quả rối loạn chức năng thái dương hàm.

* Các triệu chứng hay gặp của bệnh lý này là: Đau ở vùng trước nắp tai, đau vùng má, thái dương, đau đầu, khó há miệng, tiếng lục cục khớp khi há miệng hoặc thậm chí không há miệng được do trật khớp. Một số bệnh nhân có thể có các dấu hiệu đau vai gáy, đau tai, đau mắt và có thể đi khám nhầm ở các chuyên khoa này. Các triệu chứng này gặp với các mức độ đau khác nhau, ở các mức độ đau vừa và nặng sẽ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

2. Hậu quả của rối loạn chức năng Thái dương hàm

Trong rối loạn chức năng thái dương hàm, tình trạng đau do đau vùng cơ nhai hoặc do sưng nề viêm ở vùng khớp kéo dài có ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và đời sống bình thường của người bệnh. Hậu quả của quá trình này có thể dẫn tới thoái hóa khớp với các biểu hiện như tiêu xương chỏm lồi cầu, mòn bề mặt khớp, dính lồi cầu vào hõm chảo gây khó hoặc không há được miệng.

Trong khi đó, hiện tượng tiếng kêu khớp thường do đĩa đệm bị trật khỏi vị trí thông thường trong quá trình há ngậm miệng. Khi đĩa đệm bị trật có thể trở lại vị trí cũ được gọi là trật đĩa đệm có hồi phục, còn khi đĩa đệm trật hoàn toàn ra trước không thể trở lại vị trí đúng gọi là trật đĩa đệm ra trước không hồi phục. lâu dài dẫn tới teo đĩa đệm, thoái hóa khớp và dính khớp.

3. Điều trị rối loạn chức năng khớp Thái dương hàm ở đâu 

Điều trị Rối loạn chức năng Thái dương hàm cần được thực hiện ở bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh có bác sĩ chuyên sâu về bệnh lý này. Việc điều trị bao gồm nhiều bước, tùy thuộc vào chẩn đoán thể bệnh và mức độ nặng của rối loạn chức năng.

Phương pháp đơn giản nhất là điều trị vật lý trị liệu tại nhà hoặc tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu về khớp TDH, kết hợp thay đổi lối sống, hành vi theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo chẩn đoán, bệnh nhân cũng có thể được dùng thuốc theo đơn kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu này.

Phương pháp điều trị tiếp theo và phổ biến nhất là đeo máng nhai. Có nhiều loại máng nhai, lựa chọn loại máng nào và quá trình làm máng, kiểm tra chỉnh sửa máng trên miệng nhiều lần đều cần được bác sĩ chuyên khoa thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt.

Sau đeo máng, bệnh nhân có thể cần phải được điều chỉnh khớp cắn bằng nắn chỉnh răng hoặc/và làm phục hình để loại bỏ nguyên nhân, giúp kết quả điều trị được ổn định lâu dài.

Với các trường hợp đã có thoái hóa khớp nặng, dính khớp, bệnh nhân có thể được điều trị phẫu thuật tại khớp, nội soi khớp.

Trật khớp thái dương hàm hay sái quai hàm là tình trạng xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn với nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đáng lo ngại. Vậy trật khớp thái dương hàm là gì? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Trật khớp thái dương hàm là gì?

Trật khớp thái dương hàm [TDH] là tình trạng mất cân bằng giữa khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới. Nó xảy ra sau khi khớp này bị viêm nhiễm lâu ngày không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khớp thái dương hàm nắm giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống ăn nhai, do đó khi bị trật khớp thì sẽ dẫn đến nhiều phiền phức trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Trường hợp bị trật khớp nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe cơ thể.

Trật khớp thái dương hàm làm mất cân bằng giữa khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới

2. Triệu chứng của trật khớp thái dương hàm

Các chấn thương ở khớp hàm hay tình trạng viêm nhiễm sẽ gây rối loạn khớp thái dương hàm, trật khớp hàm với những triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Khi ăn nhai sẽ có biểu hiện đau cơ nhai, đặc biệt là khi ăn các đồ ăn cứng, dai.
  • Việc há miệng trở nên khó khăn, khi há miệng có thể nghe thấy tiếng lốc cốc hoặc tiếng ken két ở răng khi ăn nhai.
  • Nhiều trường hợp không ngậm được miệng sau khi ngáp quá to hoặc cười quá lớn. Đối với các trường hợp đã bị thủng đĩa khớp thì sẽ dẫn đến hiện tượng phá hủy đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến người bệnh không thể há miệng.
  • Người bị trật khớp thái dương hàm hay bị đau đầu, đau cổ không rõ nguyên nhân.

Xem thêm: Viêm khớp thái dương hàm là gì? Cách điều trị như thế nào?

                        Mewing là gì? Có nguy hiểm không? Hướng dẫn tập Mewing đúng cách

Triệu chứng trật khớp đau nhức, khó mở miệng

3. Nguyên nhân gây trật khớp thái dương hàm

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng lệch khớp hàm, trật khớp thái dương hàm nhưng chủ yếu vẫn là do:

  • Nguyên nhân do nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.
  • Lệch khớp hàm do chấn thương, va đập mạnh hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm sái quai hàm.
  • Căng thẳng thần kinh do áp lực công việc và cuộc sống.
  • Cơ khớp mỏi do phải hoạt động quá mức, thường xuyên nghiến chặt hàm hoặc mài răng vào nhau. Cụ thể là ở những người mắc tật nghiến răng vô thức trong lúc ngủ.
  • Sai khớp cắn do răng mọc lệch lạc, mọc chen chúc hoặc nhiều nguyên nhân khác sẽ dẫn đến trật khớp thái dương hàm.
  • Một số trường hợp do biến dạng bẩm sinh xương mặt làm tác động tới khả năng hoạt động của răng, tình trạng này thường xảy ra ở nữ giới độ tuổi 30 – 50 tuổi.

Sai khớp cắn là một nguyên nhân dẫn đến trật khớp thái dương hàm

4. Trật khớp thái dương hàm có điều trị được không?

Khá nhiều người chủ quan đối với các biểu hiện ban đầu của bệnh lý trật khớp thái dương hàm và không can thiệp điều trị. Đến khi tình trạng này tiến triển nặng với những biểu hiện rõ ràng trên khuôn mặt thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều.

Do đó, tốt nhất là bạn nên điều trị ngay khi phát hiện bị trật khớp thái dương hàm, nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời. Nếu điều trị sớm ở mức độ nhẹ thì sẽ không khó chữa.

4.1 Đối với điều trị không can thiệp

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng viêm [corticoid], thuốc giảm đau [paracetamol, mobic, diclofenac] hoặc thuốc giãn cơ [myonal, Diclophenac…].

Một số trường hợp khác thì áp dụng các biện pháp tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai,…

Nếu điều trị thích hợp thì sau khoảng từ 3 – 5 ngày bệnh sẽ chấm dứt hoàn toàn và không mắc lại [nếu phát hiện và điều trị kịp thời].

4.2 Đối với điều trị can thiệp trên bộ răng và hệ thống nha

Sẽ có nhiều biện pháp khác tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Có thể là mài răng để điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình hoặc phẫu thuật,…

4.3 Điều trị lệch khớp hàm can thiệp trên khuôn mặt

Với 2 dạng trật khớp hàm một bên và hai bên thì sẽ có biểu hiện khác nhau. Dựa trên việc chẩn đoán lâm sàng mà bác sĩ sẽ điều trị trật khớp cắn với thủ thuật nắn bằng tay. Nếu như không hiệu quả thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

Xem thêm: Hàm móm là gì? Hàm móm có niềng răng được không?

                     Chỉnh hàm lệch giá bao nhiêu tiền năm 2022?

Sau điều trị trật khớp thái dương hàm thì người bệnh cần lưu ý ăn thức ăn mềm, tránh thức ăn quá cứng quá dai. Để không bị tái phát bệnh lý thì cần chủ động loại bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay, cắn đồ vật,… Bên cạnh đó thì bạn có thể luyện tập các động tác massage nhẹ nhàng vùng mặt cũng như tập luyện các môn thể thao để giảm căng thẳng, stress.

Video liên quan

Chủ Đề