Ngành công nghiệp nước ta phân bố chủ yếu ở đâu vi sao

Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm – Dựa vào bảng 27 [SGK trang 123], hãy nêu các nơi phân bố chủ yếu của từng phân ngành và giải thích.. Chế biến sản phẩm trồng trọt.

-Chế biến sản phẩm trồng trọt

+ Xay xát: phân bố chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Hai đồng bằng này là nơi trồng lương thực [lúa, ngô] chủ yếu ở nước ta.

+ Đường mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, gắn với nguồn nguyên liệu mía tại các nơi này.

+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Đây là hai vùng trồng chè lớn của nước ta.

+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu [Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta, Đông Nam Bộ cũng là nơi trồng khá nhiều cà phê].

+ Rượu, bia, nước ngọt: sản xuất chủ yếu hướng vào phục vụ nhu cầu tại chỗ nên phân bố tập trung ở các đô thị lớn.

-Chế biến sản phẩm chăn nuôi

Quảng cáo

+ Sữa và sản phẩm từ sữa: tập trung ở đô thị lớn nơi có thị trường tiêu thụ lớn và các địa phương chăn nuôi bò.

+ Thịt và sản phẩm từ thịt: tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nơi có thị trường tiêu thụ lớn.

-Chế biến thủy, hải sản

+ Nước mắm: nổi tiếng là địa danh Cát Hải [Hải Phòng], Phan Thiết [Bình Thuận], Phú Quốc [Kiên Giang]. Đây là các tỉnh ven biển có sản lượng khai thác cá lớn và có truyền thống sản xuất nước mắm từ lâu đời.

+ Tôm, cá: Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước nên công nghiệp chế biến tôm cá [đóng hộp, đông lạnh] tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bài 12. Sự PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN Bố CÕNG NGHIỆP MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp. Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp: cơ cấu đa ngành với một số’ ngành trọng điểm khai thác thế mạnh của đất nước; thực hiện công nghiệp hoá. Biết sự phân bô" của một sô" ngành công nghiệp trọng điểm. Phân tích biểu đồ để nhận biết cơ cấu ngành công nghiệp. Phân tích bản đồ công nghiệp để thấy rõ các trung tâm công nghiệp, sự phân bô" của một sô" ngành công nghiệp. II. KIẾN THỨC Cơ BẢN Cơ cấu ngành công nghiệp Hệ thông công nghiệp của nước ta hiện nay gồm: + Các cơ sở nhà nước. + Các cơ sở ngoài nhà nước. + Các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Các ngành công nghiệp: + Đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. + Một sô" ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành. Là ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên những thê" mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. Các ngành công nghiệp trọng điểm: khai thác nhiên liệu, điện; cơ khí, điện tử; hoá chất, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, dệt may. Các ngành công nghiệp trọng điểm Công nghiệp khai thác nhiên liệu Khai thác than: phân bô" chủ yếu ỗ vùng than Quảng Ninh. Sản lượng: 10 - 12 triệu tâh/năm. Khác dầu khí: chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam. Sản lượng: hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỉ m3 khí. Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay. Công nghiệp điện Sản lượng: 30 tỉ kWh/năm. Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An, Sơn La [đang xây dựng]... Các nhà máy nhiệt điện: Phú Mĩ, Phả Lại. Một số ngành công nghiệp nặng khác [Đã giảm tải] Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các phân ngành chính: + Chế biến sản phẩm trồng trọt [xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật]. + Chế biến sản phẩm chăn nuôi [chế biến thịt, trứng, sữa], thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,... + Chế biến thuỷ sản [làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,...]. Phân bố rộng khắp. Tập trung nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Đà Nẩng. Công nghiệp dệt may Ngành truyền thông, dụ'a trên ưu thế về nguồn lao động rẻ. Sản phẩm đã được xuất .khẩu đi nhiều nước. Hiện nay là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,... c. Các trung tâm công nghỉệp lớn Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. III. GỢl ý trả lời câu hỏi giữa bài Dựa vào hình 12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điếm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ. Trả lời: Thứ tự các ngành công nghiệp như sau: lương thực, thực phẩm; cơ khí, điện tử; khai thác nhiên liệu; hoá chất; vật liệu xây dựng; dệt may; điện. Ba ngành có tỉ trọng lớn nhất là: lương thực, thực phẩm; cơ khí, điện tử và khai thác nhiên liệu. Hãy xác định trên hình 12.2 các mỏ than và dầu khí đang đưực khai thác. Trả lời: Mỏ than: Đông Triều, cẩm Phả, Hòn Gai. Mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng. Mỏ khí: Tiền Hải, Lan Đỏ, Lan Tây. Tại sao các thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nắng, Nam Định là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? Trả lời: Do đây là những nơi có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Diía vào hình 12.3, hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhát cả nước. Kế tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên. Trả lời: Hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước: Đồng bằng sòng Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ. Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu: + Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,... + Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,... IV. GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài Hãy chứng minh rằng eo’ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng. Trả lời: Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành: khai thác nhiên liệu, điện; cơ khí, điện tử; hoá chất; vật liệu xây dựng; lương thực, thực phẩm; dệt may. Dựa vào hình 12.3, hãy xác định các trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kinh tế ở nước ta. Trả lời: Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hạ Long, Thái Nguyên, Việt Trì. Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng. Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Vinh, Huế. Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Đồng bằng sông Cửu Long: cần Thơ. V. CÂU HỎI Tự HỌC Công nghiệp kliai thác tìian phân bố chủ yếu ở vùng than A. Quảng Ninh. B. Đông Bắc. c. Bắc Bộ. D. Tây Bắc. Tổ hợp nhiệt điện, lớn nhất nước ta là A. Phả Lại. B. Phú Mĩ. c. Ninh Bình. D. Uông Bí. «3. Các trung tâm công nghiệp cơ khí lớn nhất là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nang. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, c. TP. HỒ Chí Minh, Hà Nội, Thủ Dầu Một. D. TP. HỒ Chí Minh, Hà Nội, cần Thơ. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là trọng điểm'? A. Khai thác nhiên liệu. B. Công nghiệp điện, c. Công nghiệp luyện kim. D. Vật liệu xây dựng. Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi gồm: chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; xay xát. chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; sản xuất đường. c. chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; sản xuất rượu, bia. D. chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; đồ hộp.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 4 trang 126 SGK Địa lí 12

Đề bài

Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung vì:

- Đây là những vùng nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm [phía Bắc, miền Trung và phía Nam].

- Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản tại chỗ phong phú.

+ Đông Nam Bộ có nguồn nguyên nhiên liệu về nông sản [cà phê, tiêu điều...], dầu mỏ khí đốt. Nằm gần vùng nguyên liệu giàu có ở Tây Nguyên.

+ Đồng bằng sông Hồng nguyên liệu về lương thực, gần Trung du Bắc Bộ là vùng giàu có về khoáng sản, nông sản, thủy sản.

+ Duyên hải miền Trung giàu có về nguồn lợi thủy sản, khoáng sản.

- Đây là những vùng có vị trí địa lí thuận lợi, tiếp giáp vùng biển, có hệ thống cảng biển lớn nước sâu, gần các đường hàng hải hàng không quốc tế, tập trung các đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước [Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh].

- Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ công nghiệp khá tốt [Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng].

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

- Chính sách của nhà nước.

- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt Đông Nam Bộ thu hút hơn 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 212: Cơ cấu ngành công nghiệp giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ba nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:

      – Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, từ 79,9% [năm 1996] lên 83,2% [năm 2005], tăng 3,3%.

      – Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, từ 13,9% [năm 1996] xuống còn 11,2% [năm 2005], giảm 2,7%.

      – Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, từ 6,2% [năm 1996] xuống còn 5,6% [năm 2005], giảm 0,6%.

– Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

   + Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả [cơ khí – khai thác than], Đáp Cầu – Bắc Giang [vật liệu xây dựng, phân hoá học], Đông Anh – Thái Nguyên [cơ khí, luyện kim], Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ [hoá chất – giấy], Hà Đông – Hoà Bình [thuỷ điện], Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá [dệt, điện, xi măng].

   + Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

   + Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng [quan trọng nhất], Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang….

   + Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

– Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác [4 ngành], nhóm công nghiệp chế biến [23 ngành] và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước [2 ngành].

– Một số ngành công nghiệp trọng điểm: năng lượng, chế biến lương thực – thực phẩm, dệt – may, hoá chất – phân bón – cao su, vật liệu xây dựng, cơ khí – điện tử,…

Trong xu hướng toàn cầu hoá, nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực, cơ cấu ngành của công nghiệp có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

– Hai khu vực tập trung công nghiệp của nước ta là Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ và phụ cận. Ngoài ra, dọc Duyên hải miền Trung rải rác có một số trung tâm công nghiệp. Ở các khu vực còn lại, mức độ tập trung công nghiệp rất thấp.

– Sự phân hoá công nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố.

   + Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.

   + Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp [trung du và miền núi] là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

– Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

   + Khu vực kinh tế Nhà nước có: Trung ương và địa phương.

   + Khu vực ngoài Nhà nước có: tập thể, tư nhân, cá thể.

Xu hướng chung của sự thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế là: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề