Vì sao dùng nsaids với thuốc hạ đường huyết đường uống

Tác dụng hạ đường huyết của các sulfamid được phát hiện lần đầu tiên tại Montpellier [Pháp] những năm 40 của thế kỉ 20, trong quá trình nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của một dẫn chất trong nhóm thuốc này. Nhóm thuốc này hiện vẫn là lựa chọn quan trọng cho nhiều bệnh nhân đái tháo đường typ 2.

Cơ chế tác dụng - tác dụng dược lý

Các sulfamid hạ đường huyết [còn gọi là các sulfonylurê], có tác dụng kích thích tiết insulin từ tế bào beta của đảo tụy thông qua làm tăng độ nhạy cảm của các tế bào này với glucose [hình 1]. Thuốc liên kết với một thụ thể trên màng tế bào có tên gọi là SUR1 [sulfonylurea receptor], gây ức chế dòng kali đi ra khỏi tế bào beta bằng cách đóng kênh kali phụ thuộc ATP [Kir 6.2]. Nồng độ kali nội bào tăng gây khử cực, làm mở các kênh calci phụ thuộc điện thế. Các kênh này sẽ tạo điều kiện cho dòng calci đi vào tế bào, dẫn đến bài xuất các bọc dự trữ insulin ra màng bào tương.


Hình 1: Cơ chế tác dụng của các sulfamid hạ đường huyết

Tác dụng tăng tiết insulin không phụ thuộc vào mức đường huyết do thuốc làm tăng giải phóng insulin đã được tổng hợp trước đó mà không làm tăng tổng hợp hormon này. Vì vậy, thuốc chỉ có hiệu quả trên những bệnh nhân vẫn còn bảo tồn được chức năng hoạt động của tụy. Cơ chế tác động của các thuốc trong cùng nhóm đều tương tự nhau. Vì vậy, trong trường hợp đã dùng liều tối đa một sulfonylurê, không nên chuyển sang sử dụng một thuốc khác cùng nhóm do tất cả các thuốc này đều có hiệu quả tương tự nhau.

Sulfonylurê có hiệu quả làm giảm khoảng 1% HbA1c và giảm các biến chứng mạch máu nhỏ [bệnh võng mạc, bệnh thận] liên quan đến tăng đường huyết. Tuy nhiên, chưa chứng minh được tác dụng giảm các biến chứng mạch máu lớn [các biến chứng tim mạch gây tử vong do đái tháo đường] của các thuốc này.

Lưu ý:

Nghiên cứu United Kingdom Prospective Diabetes Study [UKPDS], với khoảng thời gian theo dõi trung bình là 10 năm, trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không tăng cân hoặc tăng cân mức độ trung bình [BMI

Chủ Đề