Năng lượng alpha và beta phẩy trong lipid là gì

Nhiều người khi nghe thông tin mắc bệnh tiểu đường type 2 liền suy sụp, hoang mang và tắc mắc “tiểu đường type 2 có chữa được không?”. Thực tế, nếu người bệnh tuân thủ việc uống thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường tập thể dục… theo chỉ định của bác sĩ sẽ kiểm soát tốt được mức đường huyết, tránh biến chứng và có cuộc sống bình thường.

Năng lượng alpha và beta phẩy trong lipid là gì

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng duy trì đường huyết trong giới hạn bình thường ( đường huyết đói dưới 100 mg/dL, và sau ăn dưới 140 mg/dL). Khi tuyến tụy sản xuất insuline không đủ so với nhu cầu hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả (còn gọi là đề kháng insulin) sẽ dẫn đến thiếu insulin để đưa đường trong máu đi vào các tế bào, dẫn đến tăng đường máu và gây nên bệnh đái tháo đường type 2. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch-thận-thần kinh-mạch máu-mắt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nghiêm trọng hơn làm giảm tuổi thọ của người bệnh.

Chẩn đoán xác định đái tháo đường type 2 dựa trên đo nồng độ glucose máu lúc đói, hoặc gluocse máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp uống 75 g glucose, hoặc chỉ số HbA1C:

  1. Gluocose máu đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L). Đói khi không sử dụng thức ăn hoặc nước uống có năng lượng ít nhất 8 giờ. Hoặc
  2. Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp uống 75 g glucose ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L). Hoặc
  3. HbA1C ≥ 6.5 % (Nên thực hiện xét nghiệm này ở những phòng xét nghiệm được chuẩn hóa. Hoặc
  4. Có các triệu chứng điển hình của tăng đường huyết như sụt cân, khát nước nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và glucose máu đo tại thời điểm bất kì ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L)
    Năng lượng alpha và beta phẩy trong lipid là gì
    Tiểu đường típ 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện mức đường huyết tăng cao kéo dài

Trong trường hợp không có triệu chứng tăng đường máu rõ ràng, chẩn đoán cần có kết quả của 2 xét nghiệm bất thường từ cùng 1 mẫu máu hoặc 2 mẫu máu khác nhau.

Bình thường Tiền đái tháo đường Đái tháo đường Glucose máu đói < 100 mg/dL

(5.6 mmol/L)

100-125 mg/dL

(5.6-6.9 mmol/L)

≥ 126 mg/dL

( 7 mmol/L)

Glucose máu 2 giờ sau uống 75g glucose < 140 mg/dL

(7.8 mmol/L)

140-200 mg/dL

(7.8-11 mmol/L)

≥ 200 mg/dL

(11.1 mmol/L)

HbA1C < 5.7% 5.7-6.4% ≥ 6.5 %

Người dân nên khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được xét nghiệm, tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng.

  • Cân nhắc tầm soát trên các đối tượng béo phì hay thừa cân với BMI ≥ 23 có ít nhất 1 trong các yếu tố nguy cơ sau đây:
    • Có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc đái tháo đường
    • Có tiền sử bệnh lý tim mạch
    • Tăng huyết áp ≥ 140/90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp
    • Rối loạn lipid máu: HDL-cholesterol < 35 mg/dL ( 0.9 mmol/L) và hoặc có Triglyceride > 250 mg/dL (2.82 mmol/L)
    • Phụ nữ có hội chứng buống trứng đa nang
    • Có lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực
    • Có các dấu hiệu như béo phì và có dấu gai đen (các vùng da tăng sắc tố màu nâu đen ở các vị trí như sau gáy, vùng nách, vùng nếp gấp…)
  • Đối tượng tiền đái tháo đường nên được tầm soát định kì mỗi năm.
  • Phụ nữ được chẩn đoán đái tháo đường thai kì nên được theo dõi suốt đời và tầm soát mỗi 3 năm nếu kết quả trước đó bình thường.
  • Mọi đối tượng trên 45 tuổi nên đi xét nghiệm tầm soát đái tháo đường không cần có triệu chứng.
  • Nếu kết quả bình thường nên tầm soát lại mỗi 3 năm hay sớm hơn phụ thuộc và kết quả trước đó và các yếu tố nguy cơ.

Sau khi chẩn đoán bệnh đái tháo đường, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm khác để phân biệt giữa bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Nếu bị tiểu đường type 1 (thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi), người bệnh cần điều trị với insuline, tuân thủ giờ tiêm, liều lượng và chế độ ăn uống-tập luyện phù hợp. Với đái tháo đường tuýp 2, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý ngưng thuốc hoặc dùng các loại thuốc dân gian truyền miệng, đồng thời nên ăn uống lành mạnh và tăng cường tập thể dục để kiểm soát đường huyết.

Nguyên nhân mắc bệnh đái tháo đường loại 2

Thức ăn vào cơ thể được phân hủy thành glucose (nguồn năng lượng chính cho cơ thể). Glucose đi vào các tế bào với sự trợ giúp của insulin (hormone do tuyến tụy sản xuất), tạo năng lượng cho tế bào hoạt động đồng thời giúp duy trì lượng đường tron máu ổn định.

Nếu thiếu insuline hoặc cơ thể kháng insuline, glucose không được vận chuyển vào tế bào sẽ gây tăng đường máu đồng thời tế bào bị “đói năng lượng” do không có nguồn nguyên liệu để hoạt động.

Ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1, tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên tuyến tụy người bệnh không sản xuất hoặc sản xuất rất ít insulin. Còn ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2, cơ thể vẫn sản xuất insuline nhưng do lối sống không lành mạnh (ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt; ít tập thể dục; căng thẳng liên tục…), béo phì dẫn đến hiện tượng đề kháng insulin, insulin hoạt động không hiệu quả và cuối cùng làm tăng đường máu.

Năng lượng alpha và beta phẩy trong lipid là gì
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt; ít vận động; căng thẳng liên tục… khiến cơ thể rối loạn chuyển hóa, dễ dẫn đến đái tháo đường tuýp 2

Tiểu đường type 2 có chữa được không?

Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2 đôi lúc khiến người bệnh căng thẳng bởi phải theo dõi lượng đường huyết, chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, uống thuốc hàng ngày. Nó cũng khiến người bệnh sợ hãi khi nghĩ về các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2 (suy thận, bệnh tim, cao huyết áp, biến chứng thần kinh và biến chứng mắt…). Sự căng thẳng cùng với tình trạng bệnh khiến người bệnh kiệt sức, dễ tin lời quảng cáo các loại thuốc dân gian chữa dứt điểm bệnh tiểu đường. (1)

Không có loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn kiểm soát được đường huyết để “chung sống” vui khỏe với bệnh bằng uống thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực phù hợp.

Nếu thấy một sản phẩm được quảng cáo chữa khỏi bệnh tiểu đường hoặc thay thế thuốc điều trị tiểu đường mà bác sĩ đã kê đơn, người bệnh nên cẩn thận vì hiện bệnh tiểu đường không thể điều trị dứt điểm. Thay vì tự ý dùng các loại thuốc được quảng cáo, hãy hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị. Vì các loại thuốc này không được nghiên cứu chứng minh hiệu quả và tính an toàn có thể khiến tình trạng bệnh âm thầm diễn tiến xấu hơn.

Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2

Mục tiêu chính của điều trị tiểu đường tuýp 2 là kiểm soát đường huyết ở mức phù hợp với tình trạng người bệnh và điều trị các tình trạng khác đi kèm với tiểu đường (tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, nhiễm trùng…). Kiểm soát đường huyết nằm trong mức mục tiêu giúp ngăn ngừa các biến chứng lên mắt, thận, tim mạch và thần kinh.

Trong đó, các biến chứng ở tim mạch là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh đái tháo đường rơi vào đột quỵ, đau tim, thậm chí tử vong. Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách:

  • Bỏ hút thuốc.
  • Kiểm soát huyết áp cao và cholesterol cao bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thăm khám định lì và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường type 2

1. Điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh và vận động phù hợp là yếu tốt then chốt trong kiểm soát đường huyết. Khi điều chỉnh lượng tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất nạp vào đủ với nhu cầu của cơ thể, người bệnh vừa có năng lượng cho hoạt động hàng ngày vừa không làm tăng đường huyết. Ngoài ra, chế độ ăn cân bằng cũng kiểm soát cân nặng, huyết áp, mỡ máu, sức khỏe xương khớp, sức khỏe tinh thần cho người bệnh.

Tập thể dục thường xuyên cũng kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 nhờ cải thiện phản ứng của cơ thể với insulin. Người bệnh cần kết hợp luyện tập thể dục với chế độ ăn uống lành mạnh (ít calo, nhiều rau xanh có chất xơ, protein…) để ổn định đường huyết. Một nghiên cứu với những người đặt mục tiêu đi 10.000 bước mỗi ngày và ít nhất 2 tiếng rưỡi tập thể dục vừa phải mỗi tuần – đồng thời cắt giảm 500-750 calo mỗi ngày và dùng thuốc theo đúng chỉ định, cho thấy hơn một nửa số họ đạt lượng đường trong máu gần như trở về bình thường.

Năng lượng alpha và beta phẩy trong lipid là gì
Chế độ ăn uống lành mạnh và vận động phù hợp là yếu tốt then chốt trong kiểm soát đường huyết.

2. Tuân thủ liệu trình dùng thuốc

Tuân thủ liệu trình dùng thuốc tiểu đường do bác sĩ chỉ định giúp người bệnh kiểm soát đường huyết hiệu quả. Các loại thuốc điều trị tiểu đường gồm: (2)

  • Metformin: là thuốc lựa chọn đầu tay trong điều trị đái tháo đường type 2. Thuốc có tác dụng cải thiện đề kháng insulin, ức chế sản xuất glucose tại gan qua đêm. Tác dụng phụ thường gặp gồm buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi… thường được cải thiện sau vài tuần. Lưu ý: người bị suy thận nặng, suy giảm chức năng gan, nghiện rượu, suy tim cấp tính, nhiễm trùng, huyết áp thấp… người bệnh cần ngưng thuốc và báo ngay với bác sĩ điều trị.
  • Sulfonylureas: Thuốc hoạt động trên cơ chế kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin giúp làm giảm glucose máu. Tác dụng ngoại ý đáng kể của nhóm thuốc này là hạ đường huyết với các triệu chứng như đói bụng, run tay, đổ mồ hôi, bồn chồn, tim đập nhanh. Khi có triệu chứng của hạ đường huyết, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi và dùng ngay 10-15 gam carbohydrate có tác dụng nhanh. Các đối tượng có nguy cơ cao hạ đường huyết khi dùng Sulfonylureas là người cao tuổi, có các bệnh lý gan thận đi kèm, bỏ bữa ăn hoặc vận động thể lực quá mức.
  • Glinides: thuốc có cơ chế kích thích tụy tiết insulin phụ thuộc vào nồng độ glucose máu. Thuốc nhanh chóng được hấp thu và chuyển hóa ở gan, nên thận trọng trên các bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Tỉ lệ hạ đường huyết của thuốc thấp hơn so với nhóm Sulfonylureas. Thuốc có tác dụng kiểm soát đường huyết sau ăn và nên uống ngay trước bữa ăn.
  • Thuốc ức chế DPP-4 (ức chế dipeptidyl peptidase-4 ): thuốc ức chế hoạt động của men Dipeptyl peptidase-4, làm tăng nồng độ GLP-1 nội sinh qua đó góp phần kích thích tụy tăng tiết insulin, giảm tiết glucagon, cải thiện đề kháng insulin, chậm làm trống dạ dày, giảm HbA1C, kiểm soát đường huyết.
  • Thuốc ức chế SGLT2 (ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2): Thuốc có tác dụng ức chế tái hấp thu glucose ở ống thận gần, tăng thải glucose qua nước tiểu và làm giảm đường huyết. Các nghiên cứu đã chứng minh nhóm thuốc này có hiệu quả rất ấn tượng trong việc bảo vệ tim mạch-thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, giảm nguy cơ tử vong do tim mạch-thận, giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận. Thuốc có nhiều tác động có lợi trên cân nặng. giúp giảm cân, giảm huyết áp, tình trạng xơ vữa động mạch và chức năng thận… Các tác dụng phụ bao gồm nhiễm trùng nấm men sinh dục ở nam giới và phụ nữ, nhiễm trùng đường tiết niệu và mất nước. Đồng thời, thuốc ức chế SGLT2 có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton đặc biệt trên các đối tượng có chế độ ăn carbohydrate quá thấp, giảm liều hay ngưng đột ngột insulin. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng chung đơn thuốc với người bệnh khác.
  • Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 (vận thụ thể glucagon-like peptide-1): Thuốc dùng dưới dạng tiêm, làm giảm HbA1C tốt từ 1-2%, thuốc có tác dụng giảm cân tốt từ 1.5 đến 3.6 kg. Thuốc đã được chứng minh làm giảm nguy cơ và bệnh ly tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Thuốc có thể sử dụng phối hợp với nhiều nhóm thuốc điều trị đái tháo đường khác, ngoại trừ nhóm thuốc ức chế DPP-4 giúp kiểm soát đường huyết. Tác dụng phụ hiếm gặp chủ yếu là tác dụng phụ tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, nôn…, thuốc ít nguy cơ hạ đường huyết.
  • Thiazolidinediones: giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy với insulin ở mô ngoại biên như mô cơ-mô mỡ. Chúng được dùng ở dạng viên, có thể giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Thuốc có thể gây tăng cân nhiều nhất trong các nhóm thuốc viên hạ đường huyết. Trên các đối tượng có tiền sử bệnh lý tim mạch, cần sử dụng thuốc thận trọng do thuốc làm tăng nguy cơ suy tim sung huyết. Thuốc cũng làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
  • Thuốc ức chế alpha-glucosidase: hoạt động bằng cách ức chế sự hấp thu carbohydrate dạng đường đơn ở ruột. Thuốc chủ yếu giảm glucose huyết sau ăn mà không có tác dụng giảm glucose máu đói. Thuốc đặc biệt hiệu quả trên các bệnh nhân có khẩu phần ăn nhiều carbohydrate. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là đầy bụng, trướng hơi, tiêu chảy.
  • Insulin: Insulin là thuốc điều trị nền tảng đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1. Trong đái tháo đường type 2, cơ thể vẫn tiết insulin tuy nhiên sự tiết insulin này giảm dần theo thời gian trên nền tảng có tình trạng đề kháng insulin. Do đó, đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, khi việc sử dụng thuốc viên không giúp kiểm soát đường huyết, bệnh nhân cần được bổ sung thêm insulin khi cần với mục tiêu kiểm soát đường huyết sớm và tối ưu. Tác dụng phụ đáng ngại nhất khi sử dụng insulin là hạ đường huyết, đặc biệt trên các đối tượng lớn tuổi, suy giảm nhận thức, có bệnh lý gan thận, thời gian mắc bệnh kéo dài, có nhiều bệnh đồng mắc, dùng nhiều thuốc, bỏ bữa ăn…Do đó người nhà và bệnh nhân cần được giáo dục về sử dụng insulin, tình trạng hạ đường huyết và xử trí sơ cứu ban đầu khi có hạ đường huyết.

Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc này. Theo đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 không điều trị dứt điểm được, người bệnh phải dùng thuốc Tây y suốt thời theo chỉ định của bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường. Khi có các dấu hiệu khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân… nên đi khám bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường để tìm nguyên nhân và điều trị sớm.