Nên ở cữ bao lâu


Bà đẻ trong tháng nên kiêng gì? Sau khi sinh, bạn nên đợi khoảng 6-8 tuần mới quan hệ tình dục trở lại. Nguyên do là cơ thể cần có khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Do đó, trong thời gian ở cữ sau sinh, bạn nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.

7. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không nên nói to

Ở cữ kiêng những gì? Phụ nữ sau sinh thường mệt mỏi, nếu nói to, nói ráng sức có thể dễ bị hụt hơi. Do đó, một điều cần kiêng cữ sau sinh là không nên nói to. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế xem tivi và sử dụng thiết bị thông minh để mắt không bị quá tải. Ngoài ra, bạn không nên lên xuống cầu thang nhiều lần nhằm tránh trượt ngã.

8. Bà đẻ sau sinh nên tránh căng thẳng, mệt mỏi

Bà đẻ cần kiêng những gì? Nếu bạn mệt mỏi, căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa, tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến bạn mệt mỏi, hãy cố gắng nhờ người thân hỗ trợ hoặc thuê người giúp việc theo giờ để bạn có thời gian nghỉ ngơi.

9. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không tắm nước lạnh hoặc bơi

Mới sinh xong nên kiêng những gì? Một trong những việc cần kiêng cữ sau sinh là bạn nên tránh tắm nước lạnh hoặc bơi nhằm hạn chế tình trạng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, chuột rút. Điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng tắm sau sinh nhé, bạn vẫn phải tắm rửa sạch sẽ với nước ấm để tránh nhiễm trùng hậu sản.

10. Những thực phẩm cần tránh khi đang ở cữ sau sinh

Ở cữ không nên ăn gì? Sau khi sinh và đặc biệt nếu đang cho con bú, bạn nên tránh ăn những thực phẩm sau: chocolate, quế, tỏi, ớt, hành tây, bông cải xanh, bông cải trắng, dưa chuột, bắp cải, dứa [thơm], kiwi, dâu tây, trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng. Nguyên nhân là các loại thực phẩm này có thể làm cho sữa có mùi khiến bé không thích bú.

Hãy đọc thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi

Những việc nên làm trong thời gian ở cữ sau khi sinh

Bên cạnh việc tìm hiểu bà đẻ cần kiêng những gì và tuân thủ, mẹ sau sinh cũng cần biết những điều nên làm trong thời gian ở cữ.

1. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh nên ngủ đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể bạn có thể phục hồi sau sinh nhanh hơn. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn giúp tinh thần bạn sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ bị stress, nhờ đó lượng sữa có thể tiết ra nhiều hơn.

2. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh nên uống đủ nước

Một trong những điều cần biết khi ở cữ là luôn phải uống đủ nước. Sau sinh bạn nên uống từ 8-10 ly/ngày, các thức uống nên uống là nước lọc, nước trái cây hay sữa. Hãy uống nước thường xuyên, không nên chờ có cảm giác khát mới uống. Việc uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế táo bón sau sinh, duy trì sữa mẹ.

3. Chăm sóc vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn

Nếu bạn bị rạch tầng sinh môn, việc chăm sóc vết thương này sau sinh cần được chú ý để tránh nhiễm trùng hay tai biến… Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngồi trong thau nước ấm để giảm đau. Ngồi trên gối mềm sẽ thoải mái hơn so với bề mặt cứng. Nếu vết rạch đau gây tiểu khó, bạn có thể dội nước ấm lên vết thương để tiểu dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng túi chườm đá áp lên vết thương để giảm sưng, đau. Sau khi đi vệ sinh, lau khô từ trước ra sau để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trường hợp sinh mổ, sau khi xuất viện, ngoài việc cảm thấy vết thương ngứa, đau, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc thậm chí buồn bã. Đây là phản ứng bình thường sau sinh, bạn không cần quá lo lắng. Bạn không nên thực hiện các hoạt động mạnh, đột ngột nhằm tránh gây áp lực lên vết mổ.

Phụ nữ sau sinh cần có một khoảng thời gian để họ hồi phục sức khỏe. Đây là lúc họ cần phải được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sau ngày vượt cạn vất vả. Tuy nhiên, ở cữ sau sinh bao lâu thì sẽ là phù hợp cho cả mẹ và bé để mẹ khỏe mạnh, nuôi con tốt hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này!

1. Phụ nữ ở cữ bao lâu thì tốt?

Thời xưa, sau sinh các mẹ cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày [3 tháng]. Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không đọc sách, không tắm rửa, không dùng điện thoại… Bởi lẽ người xưa cho rằng nếu không kiêng cữ người mẹ sẽ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu…

Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc kiêng cữ nên thực hiện trong 1 tháng. Chỉ sau 3 – 4 ngày sinh xong, người mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. Điều quan trọng người mẹ cần làm đó là tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng…

2. Mẹ cần kiêng gì sau thời gian ở cữ?

Bên cạnh thắc mắc “bà đẻ ở cữ bao lâu?” thì việc ăn uống cho mẹ sau sinh cũng rất quan trọng. Việc ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến việc phục hồi của cơ thể đặc biệt là với những bà mẹ sinh mổ. Các mẹ sẽ cần phải bồi bổ rất nhiều thứ để đủ dinh dưỡng cho cơ thể và sữa cho con bú. Một số loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong thời gian kiêng cữ cụ thể như sau:

  • Những loại thức ăn cay: Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chỉ có thể tiêu hóa được sữa mẹ. Nếu mẹ ăn thực phẩm cay, chúng sẽ đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé của bạn. Trong vòng 6 tháng sau khi sinh, bạn không nên ăn các loại thực phẩm cay và nhiều loại gia vị.

  • Thực phẩm có chứa caféin: Nếu mẹ uống các loại đồ uống có cafein thì chất này sẽ đọng lại 1 phần trong sữa mẹ. Trẻ sơ sinh không có cơ chế tự loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể vì thế dễ khiến trẻ bị kích thích, mất ngủ.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Những loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ cũng không phải là loại thực phẩm mà mẹ sau sinh nên ăn. Đặc biệt, nếu ai vẫn còn đang mù mờ về việc “ở cữ bao lâu được ra ngoài”, ăn gì tốt cho mẹ và bé?” thì không nên nạp những loại thức ăn nhiều calo nhưng lại ít dinh dưỡng như thức ăn nhanh.

  • Quả bơ: Bơ giàu vitamin và dinh dưỡng nhưng đây lại là loại quả mà mẹ sau sinh không nên sử dụng. Bơ sẽ dễ khiến dạ dày của bé khó tiêu hóa, khó chịu.
  • Các loại thức ăn làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ: Các thực phẩm như rau mùi, bạc hà, các loại cá tanh, hoa quả có vị chua… là thứ sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và không tốt cho cơ thể của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý những điều sau

  • Phòng sản phụ nên thoáng, tránh bí bức, oi nóng hay gió lùa.
  • Trong tháng ở cữ, bà đẻ cũng nên tránh làm việc nặng hay giặt quần áo bằng tay vì sau này gân tay nổi lên rất xấu.
  • Vệ sinh răng miệng bằng nước ấm.
  • Không tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa của con.

Ở cữ sau sinh bao lâu?” là thắc mắc chung của rất nhiều phụ nữ hiện nay. Đặc biệt là đối với các mẹ mới sinh lần đầu, chưa có kinh nghiệm trong việc tự chăm sóc bản thân sau khi sinh em bé. Các mẹ cũng chú ý hơn về chế độ ăn uống hàng ngày để có được nguồn sữa tốt cho bé khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề