Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ gì

Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền.Một trong những nguồn thu quan trọng là các khoản tiền gửi[thanh toán và tiết kiem của khách hàng] – một quỹ sinh lợi được gửi tại Ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, được ngân hàng trả lãi.

Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chảng hạn ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% mọt năm để thu hút các khoản tiền gửi nhăm mục đích cho vay đói với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với alĩ suất gấp đôi hay gấp 3 lãi suất tiết kiệm.

Ngay thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán [người bán chuyển các khoản phải thu sang cho ngân hàng để lấy tiền trước].Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.Khi các doanh nhân gửi tiền vào Ngân hàng, họ nhân thấy Ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ.Thanh toán qua Ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiết kiệm không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến Ngân hàng sẽ nhận được tiền.

Trong giai đoạn đầu hầu hết các Ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản vay cho tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao.Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dung và sự canh tranh trong cho vay đã buộc các Ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng.Sau chiến tranh thế giới thứ 2, tín dụng tiêu dùng đã trở thành mổttong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn,các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các nghành công nghệ cao.Do loại hình tín dụng này, nhìn chung rủi ro cao song lãi lại lớn.

Thẻ tín dụng giúp cho việc mua hàng hoá và các dịch vụ trả tiền sau. Mỗi người có thể được cấp một hạn mức tín dụng theo tài khoản thẻ tín dụng của anh ta, các tài khoản này hoàn toàn tách khỏi tài khoản thông thường của Ngân hàng và chỉ dành cho các thẻ do Ngân hàng phát hành;thẻ tín dụng được mở tại phòng thẻ tín dụng của Ngân hàng.Việc thanh toan hàng hoá, dịch vụ được thực hiện tại nơi có máy đặc biệt để lập các hoá đơn ghi các giao dịch bán hàng và tại các điểm bán lẻ có các ký hiệu của loại thẻ tín dụng mà chúng chấp nhận.

Thập niên 80 chứng kiến sự phát triển của các máy rút tiền tự động đa chức năng.Những máy này đã được nối mạng điện toán nhằm cung cấp rất nhiều dịch vụ Ngân hàng và vận hành với thế hệ mới nhất của các tấm thẻ nhựa có một dải từ tính được lưu trữ các chi tiết tài chính cá nhân của người cầm thẻ.Các ngân hàng khác nhau thì vận hành các loại máy khác nhau.Khi đưa thẻ vào máy, hành động này kết nối máy ATM với máy tính của Ngân hàng.Thông qua thông tin lưu trữ trên dải từ tính của thẻ, máy tính có thẻ tra cứu tài khoản của khách hàng.Máy rút tiền sau đó có thể đưa ra số tiềnmặt mà người cầm thẻ muốn rút với một giới hạn nào đó, chỉ có chủ thẻ mới biết số dư trong tài khoản của anh ta,giúp anh ta đặt sổ séc hay một lệnh thanh toán chuyển khoản với điều kiện phải chi tiết về Ngân hàng của người được thanh toán.

Trong một số trường hợp,giữa các Ngân hàng có sự hợp tác với nhau, theo đó một thẻ ATM của Ngân hàng này có thẻ được dùng với máy rút tiền của Ngân hàng khác trong khi vẫn có thể ghi nợ vào đúng tài khoản.

Trong thị trường tài chính hiện nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các Ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.

Trong khi ATM cung cấp dịch vụ Ngân hàng điện tử thì ngân hàng tại gia lại mạng đến lợi ích khác.Sử dụng hệ thống này, một người có tài khoản có thể hoặc gửi thông tin vào máy tính của ngân hàng qua điện thoại hoặc nối 1 chiếc ti vi hay man hình tại nhà với máy tính của ngân hàng qua điện thoại.Theo cách này, các giao dịch ngân hàngcó thể thực hiện 24/24h, suốt 7 ngày trong tuần.Thông thường thì các chủ tài khoản vãng lai, tài khoản tiền gửi, tài khoản ngân quỹ và tài khoản đa năng có thể được sử dụng dịch vụ này. Để phòng chống việc sử dụng không được phép, mỗi chủ tài khoản đều phải mở mã số an toàn riêng trước khi thực hiện giao dịch.

Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến kinh doanh chứng khoán. Trong một vài trường hợp ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán.

Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ.

Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát triển , uỷ thác đầu tư. Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là người được uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố taif sản, bảo quản tài sản có giá. Nhiều khách hàng coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lý về tài chính, về thành lập, mua bán, sát nhập doanh nghiệp.

Một trong những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp là quản lý đầu tư cho khách hàng.Điều này đặc biệt phù hợp cho khách hàng là tư nhân đã có đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc những ai muốn đầu tư theo cách này.Để quản lý tốt các khoản đầu tư, cần phỉa có thời gian và kĩ năng chuyên môn mà các ngân hàng có khả năng cung cấp trên cơ sở một khoản phí nào đó.

Dịch vụ này dành cho tất cả các khách hàng tư nhân là người đầu tư dài hạn, chỉ không dành cho nhữnh nhà đầu tư tìm kiếm thu nhập ngắn hạn, muốn thay đổi liên tục trong đầu tư.Đối với khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng có những chính ssách quản lý đầu tư đặc biệt riêng.

Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng,điều đó đảm bảo cho việc hoàn trả trong trường hợp khach hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, mất khả năng thanh toán.

Do khả năng thanh toán của một ngân hàng cho một khách hàng là rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hànanTrong những năn gần đây,nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh.Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán,vay vốn của tổ chức tín dụng khác…

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô, tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

2. Khái niệm ngân hàng thương mại

Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại nhưng tựu trung lại, có thể hiểu ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi và cho vay tiền, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác [Mishkin, 2001]. Luật Các Tổ chức tín dụng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [2010], quy định: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Tổng quát lại thì Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất định so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế [Peter S. Rose, 2004].

3. Dịch vụ ngân hàng

Hiện nay, không có định nghĩa thống nhất về dịch vụ ngân hàng và cũng không có sự phân biệt rõ ràng giữa dịch vụ ngân hàng các dịch vụ tài chính khác.

Ngay cả Hiệp định chung về thương mại [GATS] của WTO cũng không đưa ra khái niệm dịch vụ mà chỉ chia ra thành 12 ngành lớn, trong mỗi ngành lại liệt kê các hoạt động dịch vụ cụ thể. Dịch vụ tài chính được xếp trong ngành thứ 7, bao gồm: dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác.

Dịch vụ ngân hàng trong bảng phân ngành dịch vụ của WTO được chia thành 12 ngành cụ thể sau:

1. Nhận tiền gửi và các loại quỹ có thể hoàn lại trong công chúng;

2. Các hình thức cho vay, bao gồm tín dụng khách hàng, tín dụng cầm cố, quản lý và tài trợ các giao dịch thương mại;

3. Cho thuê tài chính;

4. Các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền;

5. Bảo lãnh và ủy thác;

6. Kinh doanh với danh nghĩa bản thân và khách hàng, trên thị trường hối đoái, thị trường mua bán thẳng hoặc các thị trường khác như các công cụ của thị trường tiền tệ, công cụ phái sinh,…;

7. Tham gia vào các hoạt động chứng khoán khác bao gồm cả bảo đảm và đặt chỗ như một đại lý;

8. Môi giới tiền tệ;

9. Quản lý tài sản;

10. Dịch vụ giải quyết và thanh toán các tài sản tài chính;

11. Dịch vụ tư vấn tài chính;

12. Cung cấp và chuyển tiến thông tin tài chính, và xử lý các dữ liệu tài chính.

Trên đây là các dịch vụ do ngân hàng thương mại cung cấp theo quản lý của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của từng nước và khả năng của từng ngân hàng mà các ngân hàng sẽ lựa chọn loại hình dịch vụ nào để cung cấp cho khách hàng.

Hiện nay, tuy lượng cung ứng dịch vụ ngân hàng ra bên ngoài là khác nhau giữa các ngân hàng và các quốc gia, nhưng tựu trung lại phổ biến một số nhóm dịch vụ sau:

– Nhóm dịch vụ nhận tiền gửi và các loại quỹ có thể hoàn lại trong công chúng;

– Nhóm các dịch vụ cho vay.

– Nhóm dịch vụ cho thuê tài chính

– Nhóm dịch vụ thanh toán và chuyển tiền

– Nhóm dịch vụ bảo lãnh và ủy thác

– Nhóm dịch vụ kinh doanh tiền tệ và các công cụ phái sinh

– Nhóm dịch vụ liên quan tới chứng khoán

– Nhóm dịch vụ quản lý tài sản

– Nhóm dịch vụ tư vấn tài chính

– Nhóm các dịch vụ thẻ

– Dịch vụ ngân hàng quốc tế

– Nhóm các dịch vụ bảo hiểm

_____

Tài liệu trích dẫn

  1. Peter S.Rose [2004], Quản trị ngân hàng thương mại [Bản dịch], NXB Tài chính – Hà Nội.
  2. Mishkin, F.S. [2001], The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 6th ed., Addison-Wesley, Reading, MA.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề