Đặc điểm nội bất nhất của giai cấp công nhân là gì

Giai cấp công nhân là một lực lượng quan trọng trong xã hội đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh và giành độc lập cũng như sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước trên thế giới. Việc phát hiện ra giai cấp công nhân là một trong ba phát kiến lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với phát hiện này, Mác và Ăngghen đã khắc phục được những hạn chế lớn nhất của các nhà không tưởng trước đó. Trong thời đại kinh tế hiện nay, giai cấp công nhân vẫn giữ vai trò tiên phong của mình. Vậy giai cấp công nhân là gì và vai trò của giai cấp này thể hiện ở những mặt nào, chúng ta cùng Luận Văn 2S theo dõi bài viết sau nhé.

Khái niệm giai cấp công nhân là gì?

Mác và Ăng ghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau chỉ giai cấp công nhân như: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ 19, giai cấp vô sản hiện đại,… những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một cùng  một khái niệm là giai cấp công nhân - “con đẻ” của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đây là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến và cho phương thức sản xuất hiện đại.

Giai cấp công nhân có 2 thuộc tính cơ bản:

Thứ nhất, về phương thức lao động và phương thức sản xuất: Họ là những người lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp hiện đại và ngày càng xã hội hóa cao. “Giai cấp công nhân là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy…”

Thứ hai, về vị trí của họ trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người lao động không có tư liệu sản xuất nên họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc tính này cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về giai cấp vô sản là “một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mình chứ không bằng lợi nhuận của bất cứ số tư bản nào, là giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chế, toàn bộ sự sống của họ phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ 19…”

Trong tác phẩm “Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” , Dương Xuân Ngọc định nghĩa: Giai cấp công nhân là một tập đoàn người ổn định, được hình thành và phát triển gắn với nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại có trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngàng càng xã hội hóa, quốc tế hóa cao và rộng lớn, là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến của thời đại hiện nay, là động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo quá trình chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.

Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, cùng với nhân nhân lao động, giai cấp công nhân đã làm chủ các tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


Khái niệm giai cấp công nhân là gì?

Có thể bạn cũng quan tâm:

→ Mẫu đề tài tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học miễn phí mới nhất

Đặc điểm của giai cấp công nhân là gì?

  • Thứ nhất, về nguồn gốc kinh tế, giai cấp công nhân ra đời gắn liền với đại công nghiệp, là sản phẩm của chính bản thân nền đại công nghiệp, nền sản xuất xã hội hóa ngày càng cao.
  • Thứ hai, về nguồn gốc xã hội, giai cấp công nhân được tuyển mộ từ tất cả các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
  • Thứ ba, những đặc trưng chủ yếu của giai cấp công nhân hiện đại gồm: Họ không có tư liệu sản xuất, lợi ích của họ đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản, giai cấp công nhân là hiện thân của phương thức sản xuất tiên tiến, có tính quốc tế, tinh thần quốc tế vô sản,…
  • Thứ tư, bản chất quốc tế của giai cấp công nhân được quy định từ quá trình quốc tế hóa sản xuất công nghiệp và có bản sắc dân tộc gắn với mỗi dân tộc cụ thể, trở thành “giai cấp dân tộc” và chịu trách nhiệm trước hết đối với dân tộc mình.
  • Thứ năm, quá trình đấu tranh giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản đã dẫn đến việc phân hóa giai cấp thống trị. Trong đó, có một bộ phận nhỏ giai cấp này đã từ bỏ cuộc sống và thành phần giai cấp xuất thân để đi theo giai cấp vô sản làm cho giai cấp vô sản nhận thức rõ sức mạnh và sứ mệnh lịch sử của mình.
  • Thứ sáu, giai cấp công nhân có xu hướng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng với sự phát triển của đại công nghiệp.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Sứ mệnh của giai cấp công nhân là tiến hành sản xuất hiện đại cũng như đấu tranh cách mạnh để giải phóng con người.

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong tiến trình xã hội.

Thứ nhất, họ thường xuyên và trực tiếp gắn với quá trình tổ chức, phát triển sản xuất xã hội với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến. Tách rời sản xuất hiện đại thì giai cấp công nhân sẽ không còn sứ mệnh lịch sử với những nội dung tiếp theo. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ bắt đầu với việc “giành chính quyền” mà còn có nội dung rộng lớn hơn kể cả trước khi giành chính quyền.

Thứ hai, thông qua đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân giữ vai trò quan trọng lãnh đạo và tổ chức quá trình giành chính quyền về tay mình và nhân dân lao động xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, giải tán chính quyền nhà nước của các chế độ cũ để thành lập nên chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

Thứ ba, thông qua Đảng lãnh đạo của mình, giai cấp công nhân tổ chức thực hiện quá trình củng cố, bảo vệ chính quyền, nhà nước và xây dựng đất nước theo định hướng của xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,…

Giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và giai cấp công nhân ở Việt Nam luôn là chủ đề được nhiều sinh viên lựa chọn cho đề tài tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học của mình. Nếu mục đích của bạn khi đọc bài viết này cũng là tìm tài liệu hay ý tưởng thực hiện tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học về giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân... Hãy liên hệ với Luận Văn 2S nhé, các chuyên viên học thuật hỗ trợ & viết tiểu luận thuê của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều!

Giai cấp công nhân Việt Nam

Sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân ở Việt Nam.

Giai cấp công nhân ở Việt Nam đã ra đời từ đầu thế kỷ 20 với chính sách khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp. Trong giai đoạn này, giai cấp công nhân Việt Nam phát triển khá chậm. Từ năm 1897 đến 1913, trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp tập trung một số ngành chủ yếu như đường sắt, hầm mỏ, xí nghiệp và đồn điền với khối lượng công nhân nhà máy riêng ở Bắc Kỳ là 2,2 vạn. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp đã đầu tư mạnh vào phát triển công nghiệp, đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm trong các doanh nghiệp là hơn 22 vạn người.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và nhanh chóng phát triển qua đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong điều kiện phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ đã  tác động tích cực lên giai cấp công nhân Việt Nam khiến họ dễ dàng tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin và biết gắn vấn đề dân tộc với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Từ khi có Đảng của mình, giai cấp công nhân Việt Nam đã giữ được sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức trong phạm vi cả nước.

Giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra với một lòng dân tộc có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và họ có tinh thần triệt để cách mạng.

Yếu tố điển hình nhất của giai cấp công nhân là họ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với dân tộc, số phận và lợi ích từ đầu đã gắn bó với số phận và lợi ích của dân tộc, ý thức giai cấp và ý thức dân tộc đi liền với nhau. Sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Giai cấp công nhân Việt Nam có mối liên hệ tự nhiên với giai cấp nông dân, tầng lớp tri thức và nhân dân lao động tạo tiền đề để xây dựng khối liên minh công- nông-tri thức và khối đại đoàn kết dân tộc. Từ đó tạo nên cơ sở xã hội vững chắc đảm bảo cho vị trí lãnh đạo trong sự nghiệp cách mạng dân tộc.

Tuy ra đời muộn nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã tỏ ra là một đội ngũ kiên cường trong quá trình đấu tranh cách mạng vì độc lập và chủ nghĩa xã hội.

Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận trong giai cấp công nhân quốc tế nên mang những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân quốc tế và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân quốc tế.

Bên cạnh đó, giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những mặt hạn chế như: Tính tổ chức và kỷ luật chưa cao, tư tưởng tác phong và thói quen của người sản xuất nhỏ còn nặng nề, tùy tiện, mạnh mún, tác phong gia trưởng,…

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

Giai cấp công nhân Việt Nam đã bước lên vũ đài chính trị để giành quyền lãnh đạo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc khi Nguyễn Ái Quốc đưa chủ nghĩa Mác- Lênin vào nước ta và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng đã đem lại yếu tố tự giác cho phong trào công nhân làm cho phong trào cách mạng của nước ta có sự nhảy vọt về chất.

Giai cấp công nhân đã xác lập được lãnh đạo vì thực hiện được khối liên minh công nông, đưa nước ta vượt qua muôn ngàn khó khăn để đi đến thắng lợi.

Giai cấp công nhân Việt Nam đã giữ sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân đấu tranh đập tan chế độ thực dân phong kiến giành chính quyền và bảo vệ vững chắc chính quyền đó.

Hơn 70 năm qua, giai cấp công nhân và chính đảng đã giành được quyền độc tôn lãnh đạo cách mạng Việt Nam được quần chúng nhân dân thừa nhân và được dân tộc suy tôn. Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt nam không thay đổi.

Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Thứ nhất, giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất xã hội tiên tiến nhất thể hiện qua các phương diện như vai trò của công nhân trong sản xuất, năng suất lao động,…Họ đã và đang giữ vai trò lãnh đạo của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước qua đường lối tiên phong và hoạt động thực tiễn.

Thứ hai, vai trò tiên phong của giai cấp công nhân nước ta gắn với vị trí chủ đạo của thành phần kinh tế xã hội, kinh tế nhà nước mà giai cấp công nhân là người nắm giữ, quản lý và vận hành.

Thứ ba, giai cấp công nhân Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với giai cấp nông dân và ngày càng củng cố, tăng cường mối liên hệ ấy để làm cơ sở xã hội vững chắc hơn, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân đã dày dạn kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng và không ngừng trưởng thành.

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm giai cấp công nhân là gì cũng như đặc điểm, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nói chung, giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích dành cho bạn trong học tập và thực hiện tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu như bạn gặp bất kỳ khó khăn nào nhé! 

Video liên quan

Chủ Đề