Ngày 29 tháng 2 là ngày gì

Chúng ta dễ thấy rằng chỉ cần lấy bớt 2 ngày của 2 tháng có 31 ngày nào đó, bù vào là tháng 2 sẽ có 30 ngày và không bị quá chênh lệch với các tháng khác. Mặc dù vậy, người ta vẫn giữ tháng 2 chỉ có 28 ngày. Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Năm [VACA] cho biết nguyên do của việc này là giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia.

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus, vị hoàng đế đầu tiên của thành Rome. Lịch do ông ban hành dựa vào chu kì của mặt trăng, tức là tương tự như âm lịch của người phương Đông, tuy nhiên chỉ có 10 tháng.

Các tháng dương lịch trong năm đều có từ 30 đến 31 ngày, nhưng riêng tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày

HUY HUYNH

Theo đó, 10 tháng của lịch này bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 12 [lưu ý rằng cách đánh số tháng 1, 2, 3... là do cách dịch của người Việt Nam, còn trong nguyên bản của lịch La Mã cũng như cách dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới thì mỗi tháng có tên riêng].

Như vậy một năm chỉ có 10 tháng, tức là có một khoảng thời gian kéo dài 2 chu kỳ trăng không được đưa vào lịch, lý do là Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp nên không cần có quy ước.

“Khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, hoàng đế Numa Pompilius là người quyết định đưa thêm 2 tháng nữa vào lịch cho đủ 12 chu kỳ trăng. Mỗi tháng này có 28 ngày, làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ trăng, tổng cộng là 354 ngày. Tuy vậy, vua Pompilius cho rằng số 28 là con số không may mắn nên sau đó quyết định cho tháng 1 thêm 1 ngày thành 29 ngày, còn tháng 2 không hiểu vì lý do gì vẫn giữ nguyên chỉ có 28 ngày”, nhà nghiên cứu thông tin.

Lịch đặt theo chu kỳ của mặt trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng được chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa nên Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này, giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời.

HUY HUYNH

Từ đây, lịch đặt theo chu kỳ của mặt trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng được chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa, vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Vì lý do đó, người La Mã lại quyết định cứ 2 năm thì đưa vào thêm 1 tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng 2 [những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày].

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, việc thay đổi như trên làm việc tính lịch trở nên rắc rối. Đến khoảng năm 45 TCN, Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này, giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời [chu kỳ vị trí của mặt trời trên bầu trời, chứ không phải chu kỳ trái đất chuyển động quanh mặt trời vì thời đó người ta không biết trái đất có quỹ đạo quanh mặt trời].

“Caesar cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng 2 lại được cộng thêm 1 ngày cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày, điều này về cơ bản khá gần với chu kỳ thật của trái đất quanh mặt trời hiện nay chúng ta biết là 365,2425 ngày”, Chủ tịch VACA cho biết.

Theo nhà nghiên cứu, dương lịch chúng ta sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã đã được hoàn thiện thêm.

THANH NGỮ

Có nguồn tài liệu ghi rằng ban đầu theo cách tính lịch của Caesar, tháng 2 có 29 ngày và mỗi 4 năm nó được thêm 1 ngày thành 30 ngày, tức là không có chênh lệch lớn với các tháng khác. Tuy vậy, sau này khi các tháng được đặt tên lại, ngày thứ 29 của tháng 2 được chuyển sang tháng 8 do tháng 8 [August] được đặt theo tên của Augustus [Hoàng đế sáng lập đế chế La Mã], để cho tháng đó có độ dài tương đương với tháng 7 [July] đặt theo tên của Julius Caesar.

“Dương lịch chúng ta sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã đã được hoàn thiện thêm. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và đó là lí do tháng 2 có ít ngày hơn các tháng khác. Về cơ bản đây chỉ là một quy ước, không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người”, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn đánh giá.

[Dân sinh] - Ngày 29 tháng 2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận của lịch Gregory. Còn 306 ngày trong năm. Theo định nghĩa, năm nào có ngày này là một năm nhuận [tiếng Anh: leap year]. Nó chỉ xuất hiện mỗi bốn năm một lần như 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024...

Theo dương lịch [lịch Gregorius] - loại lịch tiêu chuẩn được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng hiện nay thì năm bình thường là những năm không chia hết cho 4. Năm nhuận là những năm chia hết được cho 4 và không chia hết được cho 100.

Các nhà khoa học tính toán rằng trái đất quay trên quỹ đạo quanh mặt trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày mặt trời trung bình, tức là khoảng 365 ngày và 6 giờ. Do đó, cứ 4 năm con người lại phải thêm 1 ngày vào năm nhuận trong lịch Gregorious để cân bằng lại các tháng trong năm dương lịch.

Với những năm chia hết cho 100 thì chúng chỉ được coi là năm nhuận nếu chúng chia hết cho 400. Ví dụ những năm 1600 và 2000 là năm nhuận nhưng các năm 1700, 1800, 1900 không phải năm nhuận. Năm 2100, 2200, 2300 không phải là năm nhuận nhưng năm 2400 lại là năm nhuận.

Ngày 29/2 là ngày thứ 60 của một năm nhuận và nó chỉ xuất hiện 4 năm một lần vào các năm như 2004, 2008, 2012, 2016, 2020... Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì năm 2100 sẽ không phải năm nhuận bởi năm này chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400.

29/2 là một ngày khá đặc biệt bởi những người sinh vào ngày này thì cứ 4 năm mới được tổ chức sinh nhật một lần. Ngoài ra, tại một số nước châu Âu thì đây được coi là 'Ngày phụ nữ tỏ tình'. Ở đó, phụ nữ được tỏ tình với những người đàn ông họ yêu thương mà không chịu bất kỳ rào cản nào.

Ngày 29/2 cũng là ngày kỷ niệm bệnh hiếm gặp. Ngày này được giới thiệu lần đầu tiên vào 2008 khi một nhóm bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh hiếm gặp đến từ nhiều nước khác nhau tụ hội lại và tổ chức một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Nếu sinh ra vào ngày 29/2, bạn sẽ cùng ngày sinh với một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới như Giáo hoàng Paul III [1468], nhà thơ John Byrom [1692], nhà soạn nhạc người Ý Gioachino Rossini và diễn giả người Mỹ Tony Robbins [1960]...

Ngày 29 tháng 2 có gì đặc biệt?

Những điều đặc biệt Ngày 29/2 còn là ngày nữ giới cầu hôn. Truyền thống này có từ thế kỷ thứ 5 tại Ireland. Nữ thánh Kildare than phiền với thánh Patrick về việc chờ đợi lâu mới được đàn ông cầu hôn. Thánh Patrick đã đồng ý cho phụ nữ được cầu hôn đàn ông trong ngày 29/2 của năm nhuận.

Tại sao tháng 2 chỉ có 29 ngày?

Đến khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, Vua La Mã Numa Pompilius đã quyết định bổ sung thêm 2 tháng mới vào lịch là tháng 1 và tháng 2 để đủ 12 chu kỳ trăng của một năm. Người La Mã lúc bấy giờ lại xem số chẵn là những con số không may mắn, chính vì thế mà một tháng của họ chỉ có 29 hoặc 31 ngày thay vì 30.

tháng 2 dương lịch có ngày nào 29 ngày không?

Mỗi tháng dương lịch đều có từ 30 đến 31 ngày, nhưng riêng tháng 2 chỉ có 28 ngày [hoặc 29 ngày nếu là năm nhuận].

Có ai sinh vào ngày 29 2 không?

Tỉ lệ được sinh ra vào ngày nhuận là 1/1461. Hiện có khoảng 5 triệu người sinh ra vào ngày này trên toàn thế giới. Nhiều thế kỷ nay, các nhà chiêm tinh cho rằng trẻ em sinh ra vào ngày nhuận có tài năng khác thường, cá tính độc đáo và thậm chí quyền lực đặc biệt.

Chủ Đề