Ngày 4 tháng 12 năm 2023 là ngày gì năm 2024

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 1-12-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho khai trương, tạo tác, an táng.

  • Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 3 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?
  • Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 2 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?
  • Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 1 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?

Ngày 4 tháng 12 năm 2023 là ngày gì năm 2024

Thứ 2 ngày 4 tháng 12 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Mười (Đủ)

Tháng Quý Hợi

Ngày Bính Thân

Giờ Mậu Tý

Hành Hỏa – Trực Thu – Sao Tất

Tiểu Tuyết: 22/11/2023 (10/10 âm lịch) lúc 21h03’

Đại Tuyết: 07/12/2023 (25/10 âm lịch) lúc 05h22’

Nha Trang: Nước lớn 23g17’ – nước ròng 09g14’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Khai trương, Tạo tác, An táng.

Cung hoàng đạo: Nhân Mã – Người bắn cung (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này thông minh, hoạt bát, phóng khoáng, thẳng thắn, nhạy cảm dễ nóng nảy, thiếu sự kiên trì.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn là hai điều hạnh phúc nhất của cuộc đời” (Publilius Syrus)

“Yêu tôi hay ghét tôi, cả hai đều có lợi cho tôi. Nếu bạn yêu tôi, tôi sẽ luôn ở trong tim bạn và nếu bạn ghét tôi, tôi sẽ ở trong tâm trí bạn” (Baland Quandeel)

“Thái độ quan trọng hơn quá khứ, hơn giáo dục, hơn tiền bạc, hơn hoàn cảnh, hơn những gì mọi người làm hoặc nói. Nó quan trọng hơn ngoại hình, năng khiếu hay kỹ năng” (Charles. Swindoll)

Hà Nội nỗ lực xanh hóa mạng lưới xe buýt vào năm 2035

Theo lộ trình, đến năm 2035, toàn bộ mạng lưới xe buýt trên địa bàn Thủ đô sẽ chuyển sang buýt xanh (nhiên liệu sạch thân thiện môi trường) và tăng sản lượng khách chuyển từ phương tiện cá nhân sang vận tải công cộng. Để đạt được mục tiêu, Hà Nội đã và sẽ làm gì để lộ trình này có tính khả thi?

Còn gần 1.600 xe buýt chạy diezel cần thay thế

Theo lộ trình về chuyển đổi năng lượng xanh tại Quyết định số 876 ngày 22-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông vận tải, từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới phải là xe sử dụng điện, năng lượng xanh. Giai đoạn đến năm 2050, 100% xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh.

Ngày 4 tháng 12 năm 2023 là ngày gì năm 2024
Tỷ lệ xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG, điện trên địa bàn Hà Nội vẫn còn khiêm tốn

Nhiều rào cản

Vậy Hà Nội đã và sẽ làm gì để hiện thực hóa mục tiêu này? Ông Phạm Đình Tiến, Trưởng phòng Kế hoạch - Vận hành thuộc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội cho biết, thời gian qua, Sở GTVT Hà Nội đã tham mưu UBND TP trình HĐND TP ban hành Nghị quyết 07/2019 về việc ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô… áp dụng công nghệ cao trong công tác quản lý, điều hành GTVT. Trong đó, ưu tiên sử dụng phương tiện sạch trong đấu thầu, đặt hàng, mở các tuyến xe buýt mới, cùng đó là các chính sách ưu đãi về lãi suất vay, đầu tư phương tiện.

Đến nay, Hà Nội đã vận hành 10 tuyến xe buýt CNG, 9 tuyến xe buýt điện đầu tiên trên cả nước. Tỷ lệ sử dụng phương tiện năng lượng xanh của Hà Nội hiện nay khoảng 13,6%. Thống kê cho thấy, với 9 tuyến vận hành xe buýt điện, sản lượng đạt được năm 2023 khoảng 19,6 triệu lượt hành khách, tăng 16,9% so với kế hoạch năm 2023 và tăng 136% so với cùng kỳ.

“Qua hơn 1 năm đưa các phương tiện vào sử dụng, chúng tôi nhận thấy nhân dân và hành khách đi xe buýt đều ủng hộ, đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Xe buýt vận hành êm ái, không dầu mỡ, khí thải, bên trong có hệ thống âm thanh, đèn led, thái độ nhân viên lịch sự, thân thiện”- ông Phạm Đình Tiến cho hay.

Ngày 4 tháng 12 năm 2023 là ngày gì năm 2024
Muốn xanh hóa toàn mạng lưới buýt Hà Nội vào năm 2035, rất cần sự quyết tâm lớn từ thành phố và các doanh nghiệp

Chấp thuận triển khai mô hình cao tốc không barrie với 3 dự án cao tốc Bắc- Nam

Bộ GTVT đã chấp thuận về nguyên tắc đối với 3 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông gồm Diễn Châu-Bãi Vọt, Nha Trang-Cam Lâm và Cam Lâm-Vĩnh Hảo theo mô hình đầu vào không có barrie, đầu ra có barrie, không có làn thu phí hỗn hợp.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, trong 11 tháng của năm 2023, ngành giao thông đã giải ngân khoảng 71.200 tỷ đồng (4.075 tỷ đồng vốn nước ngoài; 67.125 tỷ đồng vốn trong nước), đạt 75,6% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án, Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các chủ đầu tư/Ban QLDA, nhà thầu cập nhật tiến độ triển khai chi tiết để chủ động có phương án, giải pháp quản lý, điều hành hiệu quả cho từng dự án; bổ sung thêm các mũi để thi công ngay công trình cầu, hầm chui dân sinh, cống, gia cố mái ta luy... phù hợp với tiến độ thi công nền đường, trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ GTVT, Bộ đã chấp thuận về nguyên tắc đối với 3 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông gồm Diễn Châu-Bãi Vọt, Nha Trang-Cam Lâm và Cam Lâm-Vĩnh Hảo theo mô hình đầu vào không có barrie, đầu ra có barrie, không có làn thu phí hỗn hợp.

Ngày 4 tháng 12 năm 2023 là ngày gì năm 2024
Cao tốc Nha Trang- Cam Lâm

Mặt khác, Bộ cũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi quy định để tiến tới nâng tốc độ khai thác trên một số tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư lên 90km/h; dự kiến hoàn thành trong quý 1/2024.

Bộ GTVT đã tiếp thu, giải trình, hoàn thiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Ngày 21/11/2023, Ban cán sự đảng Bộ GTVT đã có Tờ trình Ban cán sự đảng Chính phủ về Đề án.

Trong tháng cuối năm 2023, Bộ GTVT sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam sau khi có ý kiến của Ban cán sự đảng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội và các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó, sẽ hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ để đưa vào khai thác vào cuối tháng 12/2023.