Nghị luận về tác phẩm văn học là gì

Đối tượng nghị luận về một tác phẩm, một đoan trích văn xuôi rất đa dạng, có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật nói chung, có thể chỉ là một phương tiện của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.

CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH, TÁC PHẨM TRUYỆN [edit]

1. Kiểu bài nghị luận về nhân vật

  • Kiểu bài này có nội dung xoay quanh các biểu hiện về phẩm chất, lối sống, tư tưởng của nhân vật; trên cơ sở đó có những đánh giá về vai trò, ý nghĩa của nhân vật và các nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm, thành công trong xây dựng nhân vật của tác giả.
  • Kiểu bài về nhân vật được phân làm các dạng:

- Dạng 1: Phân tích về nhân vật

- Dạng 2: Cảm nhận/suy nghĩ về nhân vật trong tác phẩm

- Dạng 3: Cảm nhận nhân vật qua một chi tiết truyện

- Dạng 4:  Diễn biến tâm trạng nhân vật

Ví dụ:

   + Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

   + Diễn biến tâm trạng nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

   + Cảm nhận về ánh mắt người cha trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

2. Kiểu bài nghị luận về giá trị nội dung tác phẩm truyện/đoạn trích

Nghị luận về giá trị nội dung thường xoay quanh hai giá trị cơ bản là giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực. Học sinh cần bám vào các biểu hiện của giá trị nhân đạo [trân trọng đề cao, ngợi ca, bênh vực phẩm chất tốt đẹp, cảm thông, chia sẻ với nỗi đau khổ bất hạnh của con người, lên án tố cáo các thế lực áp bức trong xã hội...] và các biểu hiện của giá trị hiện thực [tính chân thật, sâu sắc, mức độ điển hình trong miêu tả và phản ánh hiện thực cuộc sống...] để lập ý cho bài viết.

Ví dụ:

   + Giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

   + Số phận người nông dân trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

3. Kiểu bài nghị luận về giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện/đoạn trích

Dạng này thường bàn về các đặc điểm thể loại văn xuôi và giá trị của chúng như: Cách xây dựng cốt truyện, tình huống, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu trần thuật, chi tiết nghệ thuật...

Ví dụ:

   + Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

   + Nghệ thuật tả người trong trích đoạn Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du.

CẤU TRÚC BÀI LÀM [edit]

1. Kiểu bài về nhân vật

Dạng 1. Phân tích nhân vật

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nêu và cảm nhận chung về nhân vật.

B. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả: vài nét chính về cuộc đời và phong cách nghệ thuật [nét đặc sắc về ngòi bút nghệ thuật].

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, tình huống…

  • Giới thiệu về nhân vật [nhân vật là ai, sống trong hoàn cảnh nào, tình huống...]

  • Phân tích vẻ đẹp của nhân vật [ngoại hình, tính cách, phẩm chất, tâm hồn tình cảm...] qua tình huống, ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, suy nghĩ, thế giới nội tâm, mối quan hệ với những nhân vật khác...

  • Tổng hợp, đánh giá vấn đề nghị luận [về nội dung, nghệ thuật…]

- Độc đáo, đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật.

- Thông qua nhân vật, rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

- Đánh giá về vị trí, giá trị của nhân vật đối với tác phẩm.

C. Kết bài: Khẳng định giá trị và sức sống của nhân vật trong tác phẩm.

Dạng 2. Cảm nhận/suy nghĩ về nhân vật trong tác phẩm

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nêu và cảm nhận chung về vấn đề nghị luận.

B. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả: vài nét chính về cuộc đời và phong cách nghệ thuật [nét đặc sắc về ngòi bút nghệ thuật].

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm [hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, tình huống…]

  • Giới thiệu về nhân vật [nhân vật là ai, sống trong hoàn cảnh nào, tình huống...]

  • Gọi tên vẻ đẹp của nhân vật ở từng phương diện

- Đưa ra các chi tiết, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật để phân tích

- Chú ý: phân tích đến đâu, cảm nhận đánh giá vẻ đẹp đến đó

  • Tổng hợp, đánh giá vấn đề nghị luận [về nội dung, nghệ thuật…]

- Độc đáo, đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Đánh giá về vẻ đẹp mà nhân vật đem lại [đại diện cho ai, vẻ đẹp nào trong xã hội, có sức khơi gợi và lan    tỏa như thế nào trong việc làm giàu cho tình cảm, thái độ sống của người đọc...]

- Những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật

- Thông qua nhân vật, rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

C. Kết bài: Khẳng định giá trị và sức sống của nhân vật trong tác phẩm.

Dạng 3. Cảm nhận nhân vật qua một chi tiết truyện

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nêu và cảm nhận chung về nhân vật, gọi tên chi tiết truyện.

B. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả: vài nét chính về cuộc đời và phong cách nghệ thuật [nét đặc sắc về ngòi bút nghệ thuật].

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, tình huống…

  • Giới thiệu về nhân vật [nhân vật là ai, sống trong hoàn cảnh nào,...]

  • Nêu tình huống dẫn đến chi tiết.

  • Phân tích chi tiết để thấy được vẻ đẹp nhân vật.

- Phân tích từ ngữ, câu chữ trong lời nói của nhân vật; cử chỉ, nét mặt, lời nói của nhân vật.

- Từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, thái độ sống, tính cách của nhân vật.

  • Tổng hợp, đánh giá vấn đề nghị luận [về nội dung, nghệ thuật…]

- Nghệ thuật xây dựng chi tiết

- Giá trị của chi tiết trong việc khắc họa nhân vật

- Thông qua nhân vật, rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

- Đánh giá về vị trí, giá trị của nhân vật đối với tác phẩm.

- Tình cảm, thái độ của nhà văn

C. Kết bài: Khẳng định giá trị, sức sống của nhân vật trong tác phẩm.

Dạng 4. Diễn biến tâm trạng nhân vật

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nêu và cảm nhận chung về nhân vật.

B. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả: vài nét chính về cuộc đời và phong cách nghệ thuật [nét đặc sắc về ngòi bút nghệ thuật].

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, tình huống…

  • Giới thiệu về nhân vật [nhân vật là ai, sống trong hoàn cảnh nào, tình huống...]

  • Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật

- Mạch của diễn biến tâm trạng: đi từ đầu đến cuối

- Nguyên tắc: Nêu sự việc \[ \rightarrow \] Hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của nhân vật [lấy dẫn chứng tonrg truyện] \[ \rightarrow \] Tâm trạng, tình cảm, thái độ nào của nhân vật được thể hiện \[ \rightarrow \] Nhân vật hiện lên là người như thế nào?

  • Tổng hợp, đánh giá vấn đề nghị luận [về nội dung, nghệ thuật…]

- Nghệ thuật xây dựng tình huống

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật:

  + Miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn nhân vật

  + Nhân vật đại diện cho ai, tầng lớp nào.

C. Kết bài: Khẳng định giá trị, sức sống của nhân vật trong tác phẩm.

2. Kiểu bài nghị luận về giá trị nội dung/nghệ thuật của tác phẩm truyện/đoạn trích

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nêu và cảm nhận chung về vấn đề nghị luận.

B. Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả: vài nét chính về cuộc đời và phong cách nghệ thuật [nét đặc sắc về ngòi bút nghệ thuật].

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm [hoàn cảnh sáng tác, đề tài, chủ đề, tình huống…]

  • Giải thích vấn đề nghị luận

  • Phân tích các biểu hiện/phương diện của của vấn đề nghị luận được đề cập đến trong tác phẩm.

  • Tổng hợp, đánh giá vấn đề nghị luận [về nội dung, nghệ thuật…]

- Vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghị luận đối với tác phẩm

- Tình cảm, thái độ của nhà văn

C. Kết bài: Khẳng định giá trị và sức sống của vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.


Page 2

Bạn đang quan tâm đến Nghị luận văn học là gì phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Ngoài thể loại văn biểu cảm thì văn nghị luận là kiến thức quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 7. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta tìm hiểu thể loại này với các nội dung như văn nghị luận là gì, đặc điểm và phương pháp làm bài văn nghị luận. Kiến thức ngữ văn 7 quan trọng.

Bạn đang xem:

Bài học văn nghị luận

Văn nghị luận là gì?

Bàn về một vấn đề, một hiện tượng đời sống, các tư tưởng hay một tác phẩm văn học bằng việc đưa ra các luận điểm, luận chứng, luận cứ để lập luận và chứng minh cho vấn đề nêu ra được sáng tỏ người ta gọi đó là văn nghị luận.

Một bài văn nghị luận có tính thuyết phục phải đưa ra đầy đủ các luận điểm, luận cứ và có ví dụ minh chứng cho luận điểm đã nêu.

Đặc điểm văn nghị luận

Khi nhắc tới một bài văn nghị luận là ta nhắc tới tính thuyết phục và chặt chẽ trong hệ thống các luận điểm, luận cứ và cách lập luận hay các ví dụ để chứng minh cho luận điểm đã nêu ra.

– Luận điểm là những quan điểm được nêu ra để bảo vệ cho vấn đề cần chứng minh. Luận điểm bao gồm ý kiến, tư tưởng của người viết, người nói nhưng vẫn phải đảm bảo tính khách quan, chân thực. Luận cứ thường trả lời cho câu hỏi Tại sao? Như thế nào? cộng với luận điểm đã nêu.

– Luận cứ: để làm sáng tỏ cho luận điểm được nêu ra thì hệ thống các luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể để bảo vệ cho luận điểm đó. Lý lẽ phải rõ ràng, dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu để thuyết phục được dễ dàng hơn.

– Cách lập luận là trình tự lập luận của người viết bằng hệ thống luận điểm, luận cứ và các dẫn chứng cụ thể tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Cách lập luận phải chặt chẽ, xuyên suốt một vấn đề, không được lập luận hời hợt làm tăng tính mâu thuẫn trong hệ thống các luận điểm.

Cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài: Đặt vấn đề cần chứng minh bằng cách giới thiệu về tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề

Thân bài: Chứng minh vấn đề nêu ra bằng hệ thống các luận điểm và luận cứ khách quan, chính xác.

+ Luận điểm 1: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 1

+ Luận điểm 2: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 2

+ Luận điểm 3: Các luận cứ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm 3

…Luận điểm n

Kết bài:

– Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hay tầm quan trọng của vấn đề

– Mở rộng: Nêu ra bài học và đánh giá [Nếu có]

Các phương pháp luận:

Một bài văn nghị luận đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ các phương pháp luận để tăng tính thuyết phục cho vấn đề cần chứng minh. Thường thì người ta sẽ sử dụng các phương pháp luận sau đây:

– Phương pháp giới thiệu: Đây là phương pháp hay sử dụng để giới thiệu khái quát về vấn đề được nêu ra hay các luận điểm để chứng minh cho vấn đề.

– Phương pháp giải thích: Giải thích các từ, câu, nghĩa đen, nghĩa bóng [đối với bài nghị luận về nhận định]; nêu ra các nguyên nhân, lý do dẫn đến vấn đề cấp thiết [đối với bài nghị luận về hiện tượng đời sống]

– Phương pháp phân tích: tiến hành phân tích các mặt của vấn đề bằng cách đưa ra luận điểm và các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm. Đây là phương pháp chủ yếu trong một bài văn nghị luận.

XEM THÊM:  Văn học và tuổi trẻ số mới nhất

– Phương pháp chứng minh: Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề bằng các luận điểm và luận cứ. Đặc biệt là phải nêu ra được các dẫn chứng cụ thể. Phương pháp này hay sử dụng trong các bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý.

– Phương pháp so sánh: so sánh các hiện tượng tương ứng hoặc cùng hiện tượng nhưng ở các quốc gia khác nhau [NL về hiện tượng, đời sống], so sánh với các tác phẩm cùng đề tài [NL về tác phẩm văn học] để thấy rõ tính đúng đắn và hợp lý của vấn đề.

– Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại tất cả các lý lẽ đã nêu ra hay nói cách khác từ từ cái riêng đã phân tích đi đến cái chung. Phương pháp sử dụng đế kết đoạn, kết thúc vấn đề trong bài.

Các dạng văn nghị luận

Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống

Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng được đặt ra, có thể là hiện tượng tốt, có thể là hiện tượng xấu. Điều cốt lõi mà một bài văn nghị luận là đưa ra được những ý kiến bàn về các hiện tượng đó. Từ đó đưa ra các đánh giá hay giải pháp cho vấn đề.

Xem thêm:

Nghị luận về một hiện tượng đời sống có thể là các hiện tượng mới nổi dang rất nóng hiện nay hoặc là hiện tượng từ lâu chưa thể giải quyết. Vì vậy tính khách quan và chặt chẽ trong các luận điểm là điều rất cần thiết. Nội dung phải đầy đủ biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết vấn đề.

Cách làm:

NL về hiện tượng đời sống tốt:

MB: Nêu hiện tượng đời sống tốt, khẳng định tính đúng đắn của hiện tượng

TB: – Giải thích hiện tượng [nếu có], trả lời câu hỏi: Hiện tượng đó là gì?

– Nêu biểu hiện, nguyên nhân của hiện tượng đời sống tốt, trả lời câu hỏi: Gồm những gì? Tại sao? Như thế nào?

– Chứng minh tính đúng đắn của hiện tượng đó.

– Dẫn chứng

KB: – Khẳng định lại

– Mở rộng: đánh giá và nêu bài học [nếu có]

NL về hiện tượng đời sống xấu:

MB: Giới thiệu tính cấp thiết của vấn đề

TB: – Giải thích [nếu có]

– Nêu biểu hiện, thực trạng của hiện tượng

– Nêu nguyên nhân, trả lời câu hỏi Tại sao có hiện tượng đó?

– Nêu hậu quả, trả lời câu hỏi Hiện tượng đó gây ra tác hại gì?

– Đưa ra giải pháp: gồm giải pháp từ phía chủ quan [bản thân con người] và giải pháp khách quan [Phía cơ quan chức năng]. Thường thì có bao nhiêu nguyên nhân sẽ có bấy nhiêu giải pháp.

KB: Nêu lại tính cấp thiết cần giải quyết vấn đề.

– Mở rộng: kêu gọi hướng tới hành động.

Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

Là bàn luận về các tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống bao gồm cả tư tưởng, đạo lý tốt hoặc xấu.

Cách làm:

NL về tư tưởng đạo lý tốt:

MB: Giới thiệu về tư tưởng tốt và khẳng định tính đúng đắn của vấn đề

TB: – Giải thích [nếu có]

– Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: Nêu lên các luận điểm và luận cứ,

+ Trả lời câu hỏi: tại sao + luận điểm

+ Dẫn chứng cho mỗi luận cứ

– Phê phán một số bộ phận đi ngược lại đạo lý và đưa ra lời khuyên.

XEM THÊM:  Khái quát văn học hiện đại việt nam

– Mở rộng: nêu mặt trái của vấn đề để nhìn nhận một cách toàn diện hơn

KB: – Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề

– Đánh giá và nêu bài học [nếu có]

NL về tư tưởng, đạo lý xấu

MB: Giới thiệu tư tưởng đạo lý xấu, đưa ra quan điểm phản bác tư tưởng

TB: – Giải thích [nếu có]

– Phân tích mặt hại của tư tưởng: đưa ra các luận điểm , luận cứ và dẫn chứng

– Phê phán những người đang theo tu tưởng này và đưa ra lời khuyên

– Mở rộng: Đặt ở khía cạnh khác tư tưởng có xấu hay không?

KB: – Khẳng định lại quan điểm sai lệch của vấn đề

– Đánh giá và đưa ra bài học [nếu có]

Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hay tác phẩm truyện hay một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học.

NL về một đoạn thơ, bài thơ

MB: Giới thiệu cái hay của đoạn thơ, bài thơ đó

TB: – Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của bài thơ; vị trí đoạn trích nằm đâu trong bài thơ [khổ mấy, nói về nội dung gì?]

– Phân tích cái hay của đoạn thơ, bài thơ: phân tích từ nghệ thuật đến nội dung

– Mở rộng:

+ Đánh giá về mặt nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ, bài thơ

+ So sánh với các bài thơ cùng đề tài để thấy cái hay của đoạn thơ, bài thơ đó

KB:

– Khẳng định lại cái hay của đoạn thơ, bài thơ

– Đánh giá và nêu cảm nhận: Đoạn thơ, bài thơ mang lại cảm xúc như thế nào?

NL về một tác phẩm truyện:

MB: Giới thiệu tác phẩm truyện

TB: – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

– Chứng minh các vấn đề về tác phẩm truyện đó:

+ Nhan đề truyện

+ Số phận các nhân vật

+ Cốt truyện

– Mở rộng: đánh giá về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng [nếu có]

KB:

– Khẳng định lại cái hay của tác phẩm truyện

– Đánh giá và nêu cảm nhận: suy nghĩ và bài học rút ra [nếu có]

Sử dụng các phương thức biểu đạt khác

Văn nghị luận vốn rất khô khan và cứng nhắc bởi hệ thống các luận điểm và luận cứ. Vì vậy điều cần thiết là cần đan xen các yếu tố biểu đạt khác như biểu cảm, tự sự… để mạch văn được tự nhiên và thuyết phục hơn.

– Yếu tố biểu cảm: giúp tăng tính mềm mại cho vấn đề nghị luận, sử dụng ngôn ngữ và lời nói mang tính biểu cảm cao dễ đánh vào cảm xúc, tâm lý của người đọc, người nghe gây ấn tượng mạnh, tăng tính thuyết phục.

– Yếu tố tự sự, miêu tả: Làm bài văn nghị luận có mạch liên tưởng, dễ hình dung nhất là yếu tố miêu tả. Khi có cách kể chuyện cuốn hút người đọc không có cảm giác nhàm chán và dễ thuyết phục hơn.

Tuy nhiên cần phải sử dụng một cách phù hợp, cho đúng chỗ, đúng lúc và phải thật tự nhiên, tránh lạm dụng, phá vỡ mạch nghị luận.

Xem thêm:

Giải thích khái niệm văn nghị luận là gì cùng với đặc điểm, các dạng văn nghị luận thường gặp. Hi vọng sau bài viết, các bạn sẽ hiểu hơn về thể loại này, từ đó nghiên cứu cách làm văn phù hợp.

Chuyên mục:

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Nghị luận văn học là gì. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây và kính chúc quý độc giả năm mới 2022 an khang thịnh vượng !

Video liên quan

Chủ Đề