Nghĩa của từ đồng lúa trù phú là gì năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam. Địa chỉ: Tầng 16 VTCOnline, 18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04-9743410. Fax: 04-9743413.

Liên hệ Tài trợ & Hợp tác nội dung Hotline: 0942 079 358 Email: [email protected]

Người dân xã Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô) gọi thôn Đăk No là làng “người Nùng”, bởi gần 100% dân số là người dân tộc Nùng. Họ đến đây khai hoang vào những năm 80 của thế kỷ trước, thời điểm Đăk No chỉ toàn rừng le, tiếng thú vọng khắp nơi. Ấy vậy mà, với ý chí quyết tâm vực dậy nơi đất khách, đất rừng hoang vu, sỏi đá cằn cỗi, cũng hoá thành cơm, thành những bờ xôi, ruộng mật.

Lửa thử vàng

Những ngày cuối năm, trời xanh trong vắt. Không gian làng Đăk No thoang thoảng hương cà phê. Từ đầu làng, những ngôi nhà có khoảnh sân rộng đều phủ kín cà phê.

Sau nhiều ngày tất bật thu hái cà phê, ông Lê Văn Lai (54 tuổi) mới có thời gian rảnh để tiếp chuyện chúng tôi tại nhà riêng. Mở đầu câu chuyện, ông Lai phấn khởi nói: Năm nay cà phê được mùa, được giá, tôi cùng nhiều bà con ở đây sẽ có cái Tết ấm no.

Dứt lời, ông Lai vào trong góc nhà, mang ấm chè xanh đã chuẩn bị từ trước mời khách, rồi kể lại quá trình “khai thiên lập địa” Đăk No. Năm 1983, khi đấy, ông Lai mới 15, 16 tuổi, theo chân bố mẹ rời Lạng Sơn vào Kon Tum đi kinh tế mới.

Gia đình ông Lai ngày đấy gồm bố mẹ và 6 người con vạ vật trên nhiều chuyến tàu, chuyến xe, mất hơn chục ngày mới đến được thị trấn Đăk Tô.

Ông Lê Văn Lai cùng nhiều bà con thôn Đăk No phấn khởi vì mùa cà phê bội thu, chuẩn bị đón cái Tết ấm. Ảnh: VT

“Gia đình tôi tìm đến đây theo lời giới thiệu của một người quen. Ông ấy nói rằng, nơi đây chưa ai đến ở, lại có nguồn nước, thổ nhưỡng rất tốt, phù hợp để trồng lúa” – ông Lai tâm sự.

Ngoài giấy tờ tùy thân, hành lý mà gia đình ông Lai mang vào ngày ấy là những chiếc rựa, chiếc cuốc đơn sơ, bao lúa giống cùng số tiền ít ỏi để sống qua những tháng ngày gian khó. Một bao gạo cùng ít cá khô được mua ngoài thị trấn Đăk Tô, cả nhà dắt díu nhau đi bộ gần một ngày trời, qua nhiều con đường rừng mới đến được Đăk No hiện tại. Căn nhà tranh vách nứa được dựng tạm sát bìa rừng, làm chỗ che nắng, trú mưa cho 8 con người để chuẩn bị cho một hành trình mới ở Đăk No.

Trong ký ức của ông Lai, Đăk No ngày ấy trùng trùng điệp điệp rừng le. Le phủ kín cả quả đồi, le che đường chắn lối. Để có đất canh tác buộc phải đào toàn bộ gốc le, phơi khô giữa nắng rồi chất đống đốt.

“Bụi le rất khó đào, để có được 3 sào đất trồng lúa, cả gia đình phải mất hơn 2 tháng khai hoang, rồi tiếp tục dùng sức người đào mương dẫn nước về, nước về tận ruộng lúa, lúa xanh mướt vươn lên. Xong mùa lúa đầu tiên, gia đình có thêm niềm tin để tiếp tục mở rộng diện tích canh tác” – ông Lai tâm sự.

Biết tin ông Lai vào Kon Tum khai hoang và có ruộng lúa để sinh nhai, nhiều gia đình ngoài quê cũng đi theo tiếng gọi “thoát đói, thoát nghèo” đến với Đăk No để khai hoang, lập nghiệp. Rồi từ đó, những thửa ruộng dần thay thế đám rừng le trùng trùng điệp điệp kia.

Cuộc sống thiếu thốn, cái Tết ngày ấy cũng thật giản dị chỉ vỏn vẹn chiếc bánh chưng gù “không nhân” cùng chum rượu mì cất kỹ trong góc nhà. Ấy thế mà bà con vẫn đoàn kết, hồn hậu đón Tết trong cái nghèo.

Từ sáng sớm, bếp lửa đỏ rực giữa nhà. Cả nhà quây quần bên nồi cơm độn củ mì cùng ít thịt heo mà cả làng cùng nhau “đụng”, chia trước đó. Sau bữa sáng, những đứa trẻ trong những bộ đồ cũ được giặt phơi sạch sẽ theo chân bố mẹ sang hàng xóm chúc Tết. Ngày Tết năm ấy chỉ đơn giản là những lời chúc, tiếng cười, chỉ những nhà có chút điều kiện mới có chiếc bánh, viên kẹo cho bọn trẻ vui Tết.

Tối đến, trong ánh đèn dầu, người lớn say sưa nói chuyện bên mâm cơm, chén rượu. Bọn trẻ con thì nô đùa, những chiếc bóng của chúng nhảy múa trên vách nhà tranh. Cái Tết thiếu thốn mà ấm cúng đến lạ thường.

Ông Lai nhớ lại: Đặc trưng Tết của người Nùng không thể thiếu món “khâu nhục”. “Khâu” có nghĩa là mềm rục, còn từ “nhục” là thịt, đây là món thịt heo kho rục truyền thống trong Tết người Nùng, được chế biến khá cầu kỳ bằng cách tẩm ướp kỹ với nhiều loại gia vị và chưng cách thuỷ trong một thời gian dài. Mà ngày đấy, vì cuộc sống còn thiếu thốn trăm bề nên món “khâu nhục” đành hẹn lại vào dịp Tết đủ đầy về sau.

Đăk No khởi sắc

Không ai tin vào phép lạ nhưng ai cũng tin rằng, sức lực, ý chí con người có thể khiến “sỏi đá thành cơm”. Sau 3 năm ròng rã phơi mình giữa đất trời Tây Nguyên, năm 1986, gia đình ông Lai đã dành dụm được chút vốn để mua bò, heo, nuôi thêm con gà để cải thiện bữa ăn.

Không riêng gia đình ông Lai, mà tất cả người dân đến Đăk No ngày đấy đều cần cù, tiết kiệm. Hầu hết thời gian người dân đều dành để lao động, họ hăng say làm việc mong có cuộc sống đủ đầy.

Khi cuộc sống không còn sợ thiếu đói, những người trẻ bắt đầu lập gia đình. Năm 1987, ông Lai gặp gỡ và bén duyên với một cô gái cũng cùng gia đình rời Lạng Sơn đến Đăk No lập nghiệp. Những tâm hồn đồng điệu đã hòa quyện vào nhau, họ có sức trẻ, cùng chung một ý chí vươn lên.

Cũng như nhiều gia đình khác tại thôn Đăk No, gia đình ông Lê Văn Lai gói bánh chưng gù, nấu món khâu nhục để đón Tết. Ảnh: VT

Và cứ thế, thêm nhiều ngôi nhà lá lụp xụp mọc lên bên rừng le, những đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời trên quê hương Đăk No gian khó. Gia đình ông Lai lần lượt sinh 4 người con. Vì sợ con mình cùng nhiều đứa trẻ khác trong thôn không biết chữ nên người dân Đăk No đã chung tay xây dựng một ngôi trường mái tranh vách nứa đắp bùn.

Gọi là trường cho sang chứ thực chất chỉ là căn phòng nhỏ vài mét vuông, rồi thuê một người trong làng có học vấn cao nhất để dạy chữ cho các cháu. Cả làng góp tiền trả cho “thầy”. Nhiều em lớp 1, lớp 2 cũng học ghép với với các cháu mầm non để tránh tình trạng mù chữ. Xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ là mục tiêu mà dân làng Đăk No nỗ lực để đạt được.

Sau đó không lâu, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những cung đường liên xã được nối thông, điện kéo về tận làng, điểm trường được đầu tư kiên cố với giáo viên được phân công về giảng dạy. Đăk No bắt đầu chuyển mình.

Ông Lai nhớ lại, có điện, có đường, có trường, ai cũng phấn khởi vì chẳng ai dám mơ Đăk No cũng có một ngày được lột xác. Những ngôi nhà 3 cứng ven đường dần thay thế những ngôi nhà lá ven bìa rừng, bìa rẫy. Người dân Đăk No bắt đầu tiếp cận nền văn minh, tìm hiểu thông tin qua báo, đài để áp dụng trồng các giống cây hiệu quả, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Những vườn mì đầu tiên mọc lên, rồi đến bạt ngàn cà phê, cao su, phủ xanh nhiều quả đồi Đăk No. Người dân Đăk No không còn chăm chú vào việc trồng lúa để xoá đói, đủ ăn, mà họ nghĩ trồng gì, nuôi gì để có thể vươn lên làm giàu.

Đến nay toàn thôn Đăk No có 62 hộ với 286 khẩu, trong đó chỉ còn 5 hộ nghèo, chiếm 8,2%. Hiện tại, đem lại thu nhập cao cho bà con là cao su (55,8ha), cà phê (43ha), mì (27ha), lúa nước (21ha). Bên cạnh đó, người dân Đăk No còn trồng thêm cây mắc ca, cây ăn quả, điều, bời lời để tăng thu nhập. Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc trên địa bàn thôn Đăk No gần 350 con (trâu, bò, heo) và 1.400 con gia cầm. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người tại thôn Đăk No đạt 30 triệu đồng/năm.

Ngày nay, cuộc sống bà con thôn Đăk No đã đủ đầy, điện - đường - trường - trạm đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư.

Ông Phạm Ngọc Thuận – Chủ tịch UBND xã Ngọc Tụ cho biết: Dù không phải là người dân tại chỗ, nhưng sau nhiều năm nỗ lực phát triển kinh tế, đến nay đời sống người Nùng ở thôn Đăk No đã ổn định, có của ăn, của để. Họ rất cần cù, chịu khó, cần mẫn lao động, tiết kiệm để xây dựng cuộc sống. Thôn Đăk No được xã lựa chọn xây dựng là thôn nông thôn mới, bởi tỷ lệ hộ nghèo ở đây thấp nhất trong các thôn, thu nhập bình quân đầu người tại thôn cao nhất trong xã.

Cái Tết nghèo khó, thiếu thốn chỉ còn trong quá khứ. Tết này, các gia đình người Nùng Đăk No sẽ tự tay làm món truyền thống “khâu nhục”, gói những chiếc bánh chưng gù “đầy nhân” để thưởng thức và đãi khách. Những đứa trẻ, phụ nữ cùng xúng xính trong những bộ đồ mới. Hoa mai, hoa đào khoe sắc trước sân nhà. Ô tô, xe máy bon bon trên con đường nhựa, đường bê tông phẳng phiu đến cuối làng.

Trù phú có nghĩa là gì?

Thường thì, người ta nói đến cụm từ "trù phú" là để nhận định về sự sung túc, giàu có của một địa phương, một vùng miền nào đó.

Người trù phú nghĩa là gì?

Đông người hoặc giàu có.

Thiên nhiên trù phú là gì?

Được biết đến với sinh vật học trù phú, vùng đất này là quê hương của rừng mưa nhiệt đới lớn nhất Trung Mỹ và là vùng đất hoang dã nhất trên lãnh thổ Costa Rica. Mời quý vị và các bạn cùng tham quan hệ sinh thái trù phú ở đất nước Costa Rica trong chương trình Khám phá thế giới qua video bên dưới!