Nghiệp vụ kinh tế tài chính ví dụ

Trong tháng 1 năm 201X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được trình bày theo thứ tự như sau:

Nghiệp vụ 1: Doanh nghiệp mua một số vật liệu chính nhập kho 50.000.000đ, thuế GTGT 5.000.000 chưa trả tiền người bán [M], chi phí vận chuyển bốc vác trá bằng tiền mặt 500.000đ.

Nghiệp vụ 2: Doanh nghiệp mua một số vật liệu phụ nhập kho 10.000.000đ, thuế GTGT 1.000.000 chưa trả tiền người bán [N], chi phí vận chuyển bốc vác trả băng tiền mặt 100.000đ.

Nghiệp vụ 3: Doanh nghiệp mua một số nhiên liệu nhập kho 5.000.000đ thuế GTGT trả bằng tiền mặt chi phí vận chuyển bốc vác trả bằng tiền mặt 100.000đ.

Nghiệp vụ 4: Doanh nghiệp dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ cho người bán [M] và [N], ngân hàng đã gởi giấy báo.

Nghiệp vụ 5: Xuất vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm 40.000.000đ

Nghiệp vụ 6: Xuất vật liệu phụ [1] dùng cho sản xuất sản phẩm 7.000.000 đ. Dùng cho quản lý phân xưởng 500.000 đ 

Nghiệp vụ 7:  Xuất vật liệu phụ [2] dùng cho sản xuất sản phẩm 2.800.000đ. Dùng quản lý phân xưởng 200.000 đ 

Nghiệp vụ 8: Tiền lương phải trả công nhân viên:

  •  CN trực tiếp sản xuất sản phẩm:   10.000.000 đ
  •  Nhân viên quản lý phân xưởng:    1.000.000 đ

Nghiệp vụ 9: Doanh nghiệp rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 11.000.000đ

Nghiệp vụ 10: Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả lương công nhân viên 10.340.000đ.

Nghiệp vụ 11: Doanh nghiệp trích bảo hiểm xã hội vào chi phí [tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội theo quy định là 16%]

Nghiệp vụ 12: Doanh nghiệp trừ vào lương về bảo hiểm xã hội của công nhãn viên phải nộp [tỷ lệ trừ là 6%]

Nghiệp vụ 13: Doanh nghiệp tính bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động là 500.000đ

Nghiệp vụ 14: Doanh nghiệp dùng tiền gởi ngân hàng nộp bảo hiểm xã hội cho tài chính 1.760.000đ, ngân hàng đã gởi giấy báo.

Nghiệp vụ 15: Doanh nghiệp trích bảo hiểm y tế vào chi phí [tỷ lệ trích bảo hiểm y tế theo quy định là 3%]

Nghiệp vụ 16: Doanh nghxiệp trừ vào lương về bảo hiểm y tế của người lao động phải nộp [tỷ lệ trừ là 1,5%]

Nghiệp vụ 17: Doanh nghiệp dùng tiền gởi ngân hàng mua hết bảo hiểm y tế.

Nghiệp vụ 18: Doanh nghiệp trích kinh phí công đoàn vào chi phí [tỷ lộ trích kinh phí công đoàn theo quy định là 2%]

Nghiệp vụ 19: Doanh nghiệp chi kinh phí công đoàn bằng tiền mặt 100.000đ.

Nghiệp vụ 20: Doanh nghiệp trích khâu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất chung 7.000.000đ.

Nghiệp vụ 21: Doanh nghiệp xuất phụ tùng thay thế để sửa chữa thường xuyên máy móc ở sản xuất 300.000 đ.

Nghiệp vụ 22: Doanh nghiệp trả chi phí khác bằng tiền mặt cho việc sửa chữa thường xuyên máy móc ở phân xưởng 100.000đ.

Nghiệp vụ 23: Doanh nghiệp thuê ngoài sửa chữa thường xuyên tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, phải trả cho người sửa chữa là 600.000đ

Nghiệp vụ 24: Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả nợ cho người sửa chữa 600.000đ.

Nghiệp vụ 25: Doanh nghiệp xuất phụ tùng thay thế ra tự sửa chữa lớn 20.000.000đ

Nghiệp vụ 26: Doanh nghiệp xuất vật liệu phụ ra tự sửa chữa lớn 1.000.000đ

Nghiệp vụ 27: Tiền lương phải trả cho công nhân sửa chữa lớn máy móc thiết bị 2.000.000đ

Nghiệp vụ 28: Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công doàn 21%: 420.000đ

Nghiệp vụ 29: Chi phí khác dùng sửa chữa lớn máy móc thiết bị trả bằng tiền mặt 500.000đ

Nghiệp vụ 30: Công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán quyết toán chi phí và phân bổ dần trong 12 tháng là 1.994.000đ

Nghiệp vụ 31: Doanh nghiệp mua 1 số công cụ nhập kho chưa trả tiền người bán [R] 5.500.000đ, trong đó thuếGTGT 500.000.

Nghiệp vụ 32: Chi phí vận chuyển, bốc vác công cụ về kho trả bằng tiền mật 100.000 đ.

Nghiệp vụ 33: Dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ người bán [R] 5.500.000đ ngân hàng đă gởi giấy báo.

Nghiệp vụ 34: Doanh nghiệp xuất công cụ cho quản lý phân xưởng trị giá thực tế 50.000đ

Nghiệp vụ 35: Doanh nghiệp xuất cho quản lý phân xưởng một số công cụ trị giá 1.000.000đ, kế toán phân bổ dần trong 5 tháng.

Nghiệp vụ 36: Tiền điện doanh nghiệp dùng sản xuất phải trả người cung cấp 3.300.000đ, trong đó TGTGT 300.000.

Nghiệp vụ 37: Tiền điện thoại doanh nghiệp dùng ở quản lý phân xưởng 330.000đ, trong đó thuế GTGT: 30.000 trả chuyển khoản.

Nghiệp vụ 38: Doanh nghiệp trả chi phí tiếp khách ở phân xưởng bằng tiền mặt 200.000đ.

Nghiệp vụ 39: Doanh nghiệp kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.

Nghiệp vụ 40: Doanh nghiệp kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.

Nghiệp vụ 41: Doanh nghiệp kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm.

Nghiệp vụ 42: Doanh nghiệp nhập kho thành phẩm.

Biết rằng: 

  • SP dở dang đầu kỳ tính theo VLC: 5.000.000đ
  • SP dở dang cuối kỳ tính theo VLC: 2.000.000đ
  • Số lượng TP nhập kho là:                      1.000đ

Nghiệp vụ 43: Doanh nghiệp xuất kho bán 1.000 thành phẩm, giá thành là 80.554đ/1TP, giá bán chưa thuế là 110.000đ/1TP, thuế GTGT: 10%. Người mua [K] nhận hàng tại kho của doanh nghiệp và chưa thanh toán tiền.

Nghiệp vụ 44: Bớt giá cho người mua 2% trên giá bán chưa thuế.

Nghiệp vụ 45: Chi phí bốc vác thành phẩm, doanh nghiệp trả bằng tiền mặt 300.000đ

Nghiệp vụ 46: Doanh nghiệp xuất nhiên liệu cho bộ phận bán hàng 200.000đ. Cho quản lý doanh nghiệp 500.000 đ

Nghiệp vụ 47: Doanh nghiệp xuất công cụ do bộ phận bán hàng 100.000 đ

Nghiệp vụ 48: Doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng 2.000.000đ, ở quản lý doanh nghiệp 3.000.000 đ

Nghiệp vụ 49: Tiền điện doanh nghiệp phải trả cho người cung cấp là 1.100.000đ, trong đó thuế GTGT: 100.000 tính cho bộ phận bán hàng 400.000đ, quản lý doanh nghiệp là 600.000 đ

Nghiệp vụ 50: Doanh nghiệp tính tiền lương phải trả ở bộ phận bán hàng 2.000.000đ, ở quản lý doanh nghiệp 3.000.000đ

Nghiệp vụ 51: Doanh nghiệp trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỉ lệ 21% tiền lương

Nghiệp vụ 52: Doanh nghiệp trừ vào lương về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà công nhân viên phải nộp 7,5%: 375.000 đ

Nghiệp vụ 53: Tiền điện thoại doanh nghiệp trả chuyển khoản là 1.100.000đ, trong đó thuế GTGT là 100.000đ tính cho bộ phận bán hàng 300.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 700.000đ

Nghiệp vụ 54: Chi phí tiếp khách doanh nghiệp trả bằng tiền mặt ở quản lý doanh nghiệp 400.000đ

Nghiệp vụ 55: Doanh nghiệp nhận được giấy báo của ngân hàng về khoản tiền người mua [K] trả nợ là 107.800.000đ

Nghiệp vụ 56: Kết chuyển khoản giảm giá hàng bán.

Nghiệp vụ 57: Doanh nghiệp kết chuyển doanh thu thuần.

Nghiệp vụ 58: Doanh nghiệp kết chuyển giá vốn hàng bán.

Nghiệp vụ 59: Doanh nghiệp kết chuyển chi phí bán hàng.

Nghiệp vụ 60: Doanh nghiệp kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nghiệp vụ 61: Doanh nghiệp kết chuyển lãi [lỗ] cuối kỳ.

Nghiệp vụ 62: Khấu trừ thuế GTGT.

Các yếu tố của báo cáo tài chính về thực chất là các đối tượng kế toán được phản ánh trên các báo cáo tài chính nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin chung cho tất cả các đối tượng sử dụng. Dưới đây xin gửi đến các bạn những ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế tài chính đến các yếu tố báo cáo tài chính 

Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế tài chính đến các yếu tố báo cáo tài chính

Nghiệp vụ kinh tế tài chính thuộc lĩnh vực kế toán bắt buộc phải thỏa mãn 02 điều kiện

  • Những sự kiện đã phát sinh và ảnh hưởng đến sự biến động tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của đơn vị kế toán đó 
  • Phải lượng hóa được sự ảnh hưởng đó theo thước đo tiền tệ một cách đáng tin cậy.

Một nghiệp vụ kinh tế tài chính luôn ảnh hưởng , nhưng nó không làm mất đi tính cân đối của các yếu tố này. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính ảnh hưởng đến các yếu tố báo cáo tài chính được tóm tắt như sau:

STT nghiệp vụ Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính Loại nghiệp vụ ảnh hưởng đến yếu tố báo cáo tài chính
1 Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt Tăng tài sản, giảm tài sản
2 Mua hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp Tăng tài sản, tăng nợ phải trả
3 Phát hành cổ phần thu trực tiếp bằng tiền mặt Tăng tài sản, tăng vốn chủ sở hữu
4 Thu lãi tiền gửi ngân hàng trực tiếp bằng tiền mặt  Tăng tài sản, tăng thu nhập
5 Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán Giảm nợ phải trả, giảm tài sản
6 Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán Giảm nợ phải trả, tăng nợ phải trả
7 Trái phiếu chuyển đổi được chuyển thành cổ phiếu Giảm nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu
8 Thanh toán tiền ứng trước của khách hàng bằng việc cung cấp hàng hóa Giảm nợ phải trả, tăng thu nhập
9 Xuất quỹ tiền mặt trả cổ tức Giảm vốn chủ sở hữu, giảm tài sản
10 Công bố cổ tức bằng tiền mặt nhưng chưa trả  Giảm vốn chủ sở hữu, tăng nợ phải trả
11 Chuyển một phần lợi nhuận chưa phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi Giảm vốn chủ sở hữu, tăng vốn chủ sở hữu
12 Xuất tiền mặt chỉ cho quảng cáo sản phẩm trong kỳ  Chi phí phát sinh, giảm tài sản
13 Tính lương phải trả cho người lao động trong kỳ Chi phí phát sinh, tăng nợ phải trả

Trên đây là những ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế tài chính đến các yếu tố báo cáo tài chính. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc! 

Theo Phân tích tài chính

  • TAGS
  • kế toán
  • Ngân hàng
  • nghiệp vu
  • Tài chính

Nguyễn Thế

Video liên quan

Chủ Đề