Ví dụ khả năng gần mac

  • Định nghĩa khả năng và hiện thực
  • Ví dụ khả năng và hiện thực
  • Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

Trong phép biện chứng duy vật có các cặp phạm trù đối lập được đưa ra và phân tích, trong đó cặp phạm trù khả năng và hiện thực là một cặp phạm trù quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu và phân tích được cặp phạm trù này. Để có thể dễ dàng hiểu về cặp phạm trù này chúng ta cần phải lấy ví dụ về khả năng và hiện thực.

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến khả năng và hiện thực.

Định nghĩa khả năng và hiện thực

Phạm trù hiện thực dùng để chỉ tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại trong thực tế. Hiện thực bao gồm cả những sự vật, vật chất, hiện tượng đang tồn tại khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại chủ quan trong ý thức. Vì vậy chúng ta có hai khái niệm hiện thực chủ quan và hiện thực khách quan được dùng để phân biệt các hiện tượng vật chất và các hiện tượng tinh thần.

Phạm trù khả năng dùng để chỉ cái mà trong hiện tại mới chỉ thể hiện ở dạng tiềm năng, tiềm thế, xu hướng, chưa trở thành hiện thực và chỉ có thể trở thành hiện thực trong tương lai khi có những điều kiện thích hợp.

Ví dụ khả năng và hiện thực

Ví dụ hiện thực: xét về mặt hiện thực Việt Nam hiện nay đang là một nước đang phát triển. Cái đang phát triển này có dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau như kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ… mà Việt Nam chỉ ở mức đang phát triển.

Ví dụ khả năng: trong tương lai Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển khi mà phát huy được những lợi thế của hiện tại cả ở trong nước và các nguồn lực ở bên ngoài.

Ví dụ hiện thực là sắt, thép, xi- măng, gạch, cát, sỏi, gỗ thì khả năng là ngôi nhà có thể xuất hiện khi có điều kiện thích hợp trong tương lai.

Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

– Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau và luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau. Điều này được thể hiện, phát triển là một quá trình trong đó khả năng và hiện thực thống nhất biện chứng với nhau, khả năng chuyển hóa thành hiện thực còn hiện thực vì những quá trình phát triển nội tại của mình lại sinh ra các khả năng mới, các khả năng mới ấy trong những điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực và cứ tiếp tục như thế mãi mãi, đó là một quá trình vô tận.

Do có mối liên hệ chặt chẽ giữa khả năng và hiện thực nên dễ mắc phải sai lầm nếu tách rời khả năng và hiện thực. Kết quả là trong hoạt động thực tiễn hoặc sẽ không nhìn thấy khả năng tiềm tàng trong sự vật, do đó không xác định được tương lai phát triển của nó; hoặc không thấy được khả năng có thể biến thành hiện thực, do đó không tạo ra những điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự chuyển biến này hoặc ngăn cản nó tùy theo yêu cầu của mình.

Tuy nhiên, nếu quá nhất mạnh mối quan hệ khăng khít giữa khả năng và hiện thực mà quên đi sự khác biệt về chất giữa chúng, lẫn lộn giữa khả năng và hiện thực thì cũng sẽ dẫn tới sai lầm, khuyết điểm. Trong hoạt động thực tiễn, nếu dựa lầm vào cái mới tồn tại khả năng chứ chưa phải hiện thực thì sẽ đưa lại hậu quả hết sức tai hại.

– Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần có không chỉ một điều kiện, mà là một tập hợp điều kiện. Tập hợp điều kiện được gọi là cần và đủ, nếu có nó thì khả năng nhất định sẽ chuyển hóa thành hiện thực.

Ví dụ: Để cách mạng chủ nghĩa có thể nổ ra cần có các điều kiện sau: thứ nhất là giai cấp thống trị không thể giữ nguyên sự thống trị của mình dưới dạng cũ nữa; thứ hai là giai cấp bị trị bị bần cùng hóa quá mức bình thường; thứ ba là tính tích cực của quần chúng tăng lên đáng kể; thứ tư là giai cấp cách mạng có đủ năng lực tiến hành những hành động cách mạng mạnh mẽ đủ sức đập tạn bộ máy chính quyền cũ. Thiếu một trong các điều kiện này, cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra.

– Quá trình biến khả năng thành hiện thực diễn ra ở trong tự nhiên và trong xã hội không giống nhau.

Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là quá trình khách quan. Nói chủ yếu vì không phải trong giới tự nhiên mọi khả năng đều biến thành hiện thực một cách tự phát, mà nó có thể xảy ra ba trường hợp sau:

+ Loại khả năng chỉ có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên, đó là trường hợp của quá trình vũ trụ và địa chất;

+ Loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên nhưng nhờ con người. Ví dụ: bằng cách thay đổi điều kiện sống gây đột biến, con người biến khả năng tạo ra giống mới thành hiện thực.

+ Loại khả năng mà trọng hiện thực hiện nay không có sự tham gia của con người thì không thể biến thành hiện thực. Các khả năng này vốn có ở khách thể nhưng để biến chúng thành hiện thực cần phải có điều kiện do con người tạo ra. Ví dụ: việc chế tạo ra các sợi tổng hợp, tạo ra các con tàu vũ trụ.

Trong lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan muốn biến khả năng thành hiện thực còn cần có cả điều kiện chủ quan là hoạt động thực tiễn của con người. Ở đây, khả năng không khi nào tự nó biến thành hiện thực mà không có sự tham gia của con người.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến ví dụ về khả năng và hiện thực. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Chủ Đề