Ngô quốc anh viện hóa học sinh năm bao nhiêu năm 2024

Năm nay, Giải thưởng được trao cho 10 nhà khoa học trẻ thuộc các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa; công nghệ y - dược; công nghệ môi trường; công nghệ vật liệu mới (lĩnh vực công nghệ sinh học không có cá nhân được trao giải). Đây là những gương mặt thanh niên tiêu biểu có đóng góp tích cực cho hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ của Việt Nam, với những kết quả mới được công nhận hoặc ứng dụng trong thực tiễn, qua đó góp phần phát triển đội ngũ trí thức, nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa năm nay có ba gương mặt được vinh danh, trong đó có Tiến sĩ Trịnh Văn Chiến (sinh năm 1989), giảng viên, Trưởng Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Mạng máy tính và Công nghệ truyền thông thế hệ mới, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh đã nghiên cứu xem xét việc tích hợp công nghệ cực nhiều anten trong mạng phi tế bào và bề mặt phản xạ thông minh dưới ảnh hưởng của tương quan không gian giữa các phần tử tán xạ, một phương pháp ước lượng kênh truyền mới tổng hợp các đường tán xạ nhằm cung cấp đủ thông tin để xử lý dữ liệu với lợi ích giảm chi phí cho hệ thống. Chất lượng hệ thống truyền thông 6G được nghiên cứu bằng cách sử dụng phân tích tiệm cận toán học cho phép số lượng điểm truy nhập và số phần tử tán xạ tiến tới vô cực. Giới hạn dưới của tốc đốc độ dữ liệu với một số lượng hữu hạn các điểm truy cập và các phần tử tán xạ cũng được xem xét. Kết quả thu được chỉ ra tiềm năng ứng dụng của mạng phi tế bào và bề mặt phản xạ thông minh cho mạng truyền thông 6G.

Là giảng viên Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois, Trường Đại học VinUni, Tiến sĩ Phạm Huy Hiệu (sinh năm 1992) là chủ nhân của nghiên cứu “Hệ thống VAIPE theo dõi và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thông minh cho người Việt”. Đây là một giải pháp y tế thông minh, tích hợp những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu. Giải pháp này cho phép thu thập, quản lý, phân tích dữ liệu sức khỏe cá nhân giúp theo dõi tình trạng sức khỏe, hỗ trợ chẩn đoán sớm các bệnh lý, từ đó nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Sinh năm 1990, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa đang là giảng viên Đại học Adelaide, Nam Australia. Anh đã nghiên cứu phát triển một loại anten có thể đồng thời tái cấu hình với các tham số khác nhau, có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại anten đa chức năng cần tự điều chỉnh một cách linh hoạt tần số và độ phân cực. Kết quả của nghiên cứu này đặt nền móng cho một loại các nghiên cứu có giá trị sau này trong lĩnh vực anten tự tái cấu trúc.

Là nhà khoa học được trao Giải thưởng năm 2023 trong lĩnh vực công nghệ y - dược, Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quốc Duy (sinh năm 1989), Phó Trưởng Khoa Ngoại Đầu cổ (Bệnh viện K) đã nghiên cứu phát triển kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp qua tiền đình miệng thông qua ứng dụng kỹ thuật trong nạo vét hạch cổ bên điều trị ung thư tuyến giáp.

Cùng nhận Giải thưởng trong lĩnh vực công nghệ y - dược có Tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương (sinh năm 1989), Trưởng Bộ môn Kỹ thuật mô và Y học tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Chị đã nghiên cứu phần mềm Brain Analytics, phân tích hình ảnh MRI sọ não người bệnh và chẩn đoán bệnh Alzheimer một cách chính xác, tự động, nhanh, đã được huấn luyện và kiểm tra trên cơ sở dữ liệu ADNI (Mỹ) với độ chính xác khoảng 96%. Phần mềm đã được các bác sĩ và sinh viên y khoa thuộc 8 bệnh viện khác nhau trên toàn quốc trải nghiệm, đánh giá, 80% hài lòng với những tính năng mà phần mềm mang lại.

Tiến sĩ, bác sĩ Trịnh Hoàng Kim Tú hiện là nghiên cứu viên Trung tâm Y Sinh học phân tử (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh). Nghiên cứu “Khảo sát kỹ thuật tế bào trong chẩn đoán dị ứng hải sản” của Tiến sĩ Trịnh Hoàng Kim Tú đã giúp phân lập và sản xuất được các dị ứng nguyên phù hợp, đặc trưng cho bệnh nhân Việt Nam và phát triển các kỹ thuật xét nghiệm in vitro giúp tăng độ chính xác trong chẩn đoán, tiên lượng dị ứng thức ăn, nguy cơ phản ứng của bệnh nhân với từng loại thức ăn tiêu thụ, nhờ đó có thể hỗ trợ giảm phản ứng dị ứng nặng cho người bệnh. Đề tài nghiên cứu đã thiết lập quy trình chiết xuất dị ứng nguyên từ thức ăn, phát triển kỹ thuật kích hoạt bạch cầu ưa kiềm với độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 75% trong chẩn đoán dị ứng hải sản.

Là giảng viên Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ (Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội), Tiến sĩ Lê Đình Anh đã nghiên cứu biên dạng cánh cải tiến giúp tăng momen và công suất khí động cho turbine gió Savonius 5,5% ở tỉ tốc gió thấp và tới 185% ở dải tỉ tốc cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng thực tế của turbine Savonius với biên dạng cánh mới trong môi trường đô thị Việt Nam với đặc điểm gió phức tạp, nhiều nhiễu động.

Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới các loài động vật nói chung và nhóm các loài bò sát nói riêng, dựa trên các mô hình thuật toán dự đoán; phân tích đánh giá về mối quan hệ di truyền, nghiên cứu giải thích được nguồn gốc tiến hóa về địa lý, sinh thái và khí hậu của các loài Thạch sùng mí nguy cấp, Tiến sĩ Ngô Ngọc Hải, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu hệ Gen (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã góp phần đề xuất các biện pháp và vùng ưu tiên bảo tồn tại Việt Nam, xác định các nhóm loài có nguy cơ tuyệt chủng cao dưới tác động của biến đổi khí hậu. Cũng như Tiến sĩ Lê Đình Anh, Tiến sĩ Ngô Ngọc Hải nhận Giải thưởng ở lĩnh vực công nghệ môi trường.

Lĩnh vực công nghệ vật liệu mới năm nay có hai cá nhân được vinh danh, trong đó có Thạc sĩ Nguyễn Hồ Thùy Linh (sinh năm 1990), Trưởng nhóm Nghiên cứu Vật liệu Hóa, Sinh và Môi trường (Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), với công trình nghiên cứu có ý nghĩa trong lĩnh vực khoa học vật liệu mới. Thạc sĩ Linh đã nghiên cứu khả năng xúc tác của Zr và Hf-MOF trong phản ứng tổng hợp 2-arylbenzoxazole, lần đầu tiên chứng minh được khả năng cắt nối C-N của vật liệu bằng thực nghiệm và tính toán theo lý thuyết phiếm hàm mật độ. Công trình đã sử dụng năng lượng vi sóng kích hoạt phản ứng hướng đến tổng hợp theo quy tắc hóa học xanh và điều chế được hơn 10 hợp chất có hoạt tính sinh học.

Cũng trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới, PGS,TS Huỳnh Trọng Phước (sinh năm 1988), giảng viên cao cấp Khoa Kỹ thuật Xây dựng, (Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ) đã nghiên cứu, đưa ra giải pháp tận dụng hiệu quả lượng lớn bùn lắng từ các nhà máy xử lý nước và tro bay nhiệt điện để sản xuất vật liệu cường độ thấp có kiểm soát (CLSM) với định hướng ứng dụng trong san lấp mặt bằng nhằm thay thế nguồn cát san lấp đang rất khan hiếm hiện nay. Nghiên cứu đã xác định các thông số thiết kế tối ưu và xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu thực nghiệm phong phú phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau của người dùng.