Người anh hùng là gì

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA SƯ PHẠMBỘ MÔN NGỮ VĂNMAI THỊ HIẾUHÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG TRUYỆNCÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG MIỀN NAMLuận văn tốt nghiệp đại họcNgành Sư phạm Ngữ VănCán bộ hướng dẫn:Cần Thơ, 4 - 2011TRẦN VĂN MINHA. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTrải qua 4000 năm lịch sử, nhân dân ta đã viết nên nhiều trang vàng chói lọi. ViệtNam, một miền đất nhỏ ở vùng Đông Nam Á, từ xa xưa đã là mục tiêu xâm lược củacác cường quốc trên thế giới. Có thể nói, lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam gắnliền với những năm tháng chiến tranh. Từ buổi sơ khai đến thời kỳ chế độ phong kiếnphát triển và bắt đầu có dấu hiệu chấm dứt, cha ông ta đã trải qua bao cuộc đấu tranhkhông ngừng nghỉ để đánh đuổi quân thù, bảo vệ từng tấc đất, giữ gìn nền văn hóa dântộc. Sang thế kỷ XIX, thực dân Pháp bắt đầu đặt chân vào Việt Nam, ngay từ đầu,chúng đã gặp sự chống cự quyết liệt. Nhân dân ta phải đối phó với kẻ thù mà nền kinhtế lẫn sự phát triển về khoa học kỹ thuật đều vượt trội hơn ta. Bằng ý chí, nghị lực vàtruyền thống yêu nước, dân tộc ta đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chốngPháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộcViệt Nam, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho đất nước. Thế nhưng, niềm vui chiếnthắng chưa được bao lâu, đế quốc Mỹ và tay sai, ngay sau đó, đã có âm mưu thôn tínhViệt Nam. Chúng từng bước can thiệp quân sự, dã tâm biến miền Nam Việt Nam thànhthuộc địa kiểu mới, lần lượt phá hoại miền Bắc và thâm độc hơn khi chúng muốn dùngmiền Nam làm bàn đạp để tấn công các nước trong khu vực lân cận. Tuy nhiên, dã tâmtrên đã không thể thành hiện thực khi chúng gặp sự kháng cự của nhân dân miền Namnói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung. Nhân dân miền Nam, bất chấp sựkhủng bố ngày càng dã man của kẻ chuyên xâm lược, đã quyết tử để giành lại từng tấcđất quê hương. Trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, nhân dân ta đã giành đượcthắng lợi vẻ vang, tuy nhiên những gian lao, mất mát, hi sinh không thể nào kể xiết.Trong chiến đấu, phẩm chất đáng quý của một dân tộc anh hùng, một dân tộc giàutruyền thống yêu nước lại càng hiện lên một cách đậm nét nhất.Chọn đề tài “Hình tượng người anh hùng trong truyện ký Văn học Cách mạng giảiphóng miền Nam” vì chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về một giai đoạn có một khônghai trong lịch sử, một giai đoạn đầy máu và nước mắt nhưng cũng là giai đoạn hàohùng nhất của dân tộc. Từ đó có thể hiểu rõ hơn về phẩm chất của con người Việt Namtrong chiến tranh qua những hình ảnh tiêu biểu nhất, những nhân vật anh hùng.Mặt khác, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ được cung cấp thêm những kiến thứcbổ ích về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Thật ra những kiến thức đó không phảimới lạ, nó được phản ánh khá nhiều trong phim ảnh, phóng sự tài liệu, những bàinghiên cứu lịch sử... Nhưng không phải ai cũng được tiếp xúc một cách tập trung nhất.Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ có dịp tiếp thu một cách có hệ thống và tậptrung những vấn đề trong đời sống chiến đấu, được phản ánh trong các tác phẩm vănhọc chống Mỹ thời kỳ 1954 – 1975.Một lý do nữa khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ được cung cấp kiến thức vềtruyện ký - một thể loại được xem là phát triển nhất trong văn học chống Mỹ, songhành với những sự kiện trong đời sống chiến đấu của dân tộc ta.Tất cả những kiến thức, kỹ năng nghiên cứu có được qua luận văn này sẽ là nhữnghành trang quý báu phục vụ cho công tác giảng dạy của một giáo viên.Vì tất cả những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài:“Hình tượng người anh hùngtrong truyện ký Cách mạng giải phóng miền Nam”2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềVấn đề “Hình tượng người anh hùng trong truyện ký Cách mạng giải phóng miềnNam” thật ra không phải là đề tài mới lạ trong giới nghiên cứu văn học. Tuy chưa cócông trình nghiên cứu nào tập trung khai thác về vấn đề hình tượng người anh hùngcủa các tác phẩm truyện ký viết về chiến tranh, nhưng rải rác trong các công trình vănhọc sử, các nhà nghiên cứu đã có đề cập đến vấn đề này.Đầu tiên, có thể nhắc đến tập tiểu luận: “Ký viết về chiến tranh Cách mạng và xâydựng Chủ nghĩa xã hội” của Hà Minh Đức, một công trình nghiên cứu có giá trị địnhhướng trong việc tìm hiểu các thể loại ký phát triển trong thời kỳ kháng chiến chốngPháp, chống Mỹ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đây là một công trình nghiên cứu cóchiều sâu, thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả về sự phát triển của văn học ViệtNam giai đoạn 1945 – 1975. Bài nghiên cứu có hai phần : Phần một bao gồm nhữngvấn đề lý luận như xác định vị trí và quan niệm về các thể ký văn học và sự phân loạicác thể ký. Trong phần hai, tác giả nghiên cứu các thể ký văn học trong những nămđầu Cách mạng và thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sự phát triển của thể ký trongnhững năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội và ký trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.Trong phần hai này, tác giả đã điểm qua các tác phẩm tiêu biểu nhất và đưa ra nhữngđặc điểm chính về vấn đề miêu tả nhân vật và nhân vật anh hùng trong ký văn học. Tácgiả nhận xét:“ Trên cơ sở chọn lọc được những điển hình xã hội tiêu biểu, người viết không rơivào lối kể thụ động hoặc tình trạng ghi chép tự nhiên chủ nghĩa. Các tác giả chủ độngtrên sườn của sự kiện và cốt truyện đã tái hiện những bức tranh cụ thể và sinh động.Người anh hùng không phải là những điển hình xã hội được khâm phục bằng hàngloạt những thành tích cộng lại theo hướng thống kê số học, mà hiện ra như một tínhcách có bản lĩnh độc đáo, có phẩm chất cao đẹp và nhiệt tình tham gia vào cuộc đấutranh xã hội hết sức mình. [6 : tr.217]Trong phần này Hà Minh Đức cũng đã đưa ra những nhận định về những nét tiêubiểu của nhân vật anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ:“Nhân vật anh hùng của thời đại Cách mạng vô sản xuất hiện từ trong quần chúnglao động và chiến đấu cho lý tưởng giải phóng con người khỏi áp bức giai cấp. Nóhiểu rõ quy luật vận động và phát triển của lịch sử, tin tưởng và nắm chắc thắng lợitương lai. Nó mang trong mình ánh sáng và trí tuệ của giai cấp tiên tiến và Cáchmạng nhất của thời đại nên luôn sáng suốt, kiên trì và giàu sức sáng tạo” [6 :tr.216].Nguyễn Văn Long trong bài nghiên cứu “Quan niệm nghệ thuật về con người vànhững đặc điểm về sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 –1975”, đã đưa ra những khái luận chung trong sự thay đổi quan niệm về con người sauCách mạng tháng Tám. Tác giả khẳng định quan niệm nghệ thuật về con người trongvăn học chống Mỹ cứu nước là tiếp tục của quan niệm con người trong văn học thời kỳchống Pháp, nhưng được phát triển tập trung vào một hướng lớn và đi đến đỉnh caocủa nó là quan niệm con người sử thi. Con người trong văn học chống Mỹ cứu nướcvẫn chủ yếu được khai thác và thể hiện trên phương diện con người chính trị, conngười công dân, nhưng mỗi cá nhân được thể hiện như là sự tập trung của ý chí, khátvọng, và sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, thậm chí của thời đại, của nhân loại. Tácgiả viết:“Cùng với tầm cao nhận thức, lý tưởng, con người của văn học chống Mỹ là conngười của ý chí lớn, của Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Lý tưởng và nhận thức đãthể hiện thành ý chí và hành động, mỗi con người được thể hiện như là đại diện trọnvẹn cho sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc, của đất nước. Ý chí ấy đã thấm sâuvào mọi hành động và suy nghĩ của con người.” [17: tr.39].Phan Cự Đệ trong bài viết “Hình tượng người phụ nữ miền Nam trong tiểu thuyếtHòn Đất của Anh Đức” đã chỉ ra những ưu điểm trong cách xây dựng nhân vật củaAnh Đức và khẳng định Hòn Đất là một trong những tác phẩm xuất sắc của nền vănhọc Cách mạng miền Nam, có tác dụng nâng cao phẩm chất đạo đức và tâm hồn ngườiđọc. Nhận xét về người anh hùng trong tác phẩm, ông có nhận xét:“Cái sức hấp dẫn của nhân vật Sứ là sức hấp dẫn của lý tưởng đẹp đẽ, của nhiệttình anh hùng, của ước mơ về tương lai, của chất lãng mạn Cách mạng. Ở cuốn tiểuthuyết “Hòn Đất”, lãng mạn Cách mạng là một nét khá đậm trong phong cách của tácgiả. Nó thể hiện ở chỗ nhà văn hướng về những gì cao cả, đẹp đẽ, hướng về lý tưởng,chất anh hùng trong cuộc sống. Một đôi chỗ trong tác phẩm, Anh Đức nói đến nhữngchuyện “kỳ lạ”, “một không khí linh thiêng kỳ diệu”, gây nên “những nỗi xúc độngthần thánh”, “những giọt lệ lạ lùng nhất”…. Trong tiểu thuyết “Hòn Đất”, nhà vănđặt hình tượng người anh hùng trong những bình diện khác nhau: trong mối quan hệvới chồng, với những đồng chí già dặn kinh nghiệm chiến đấu, chị Sứ là một người emgái dịu hiền, đáng yêu, ở một bình diện khác, chị lại hầu như bé bỏng trong sự vỗ vềâu yếm của bà mẹ. Nhưng đứng trước quân thù thì hình tượng nhân vật này lại hiệnlên cao vòi vọi, với những lý tưởng, chất anh hùng, chất lãng mạn Cách mạng. AnhĐức không chỉ nhìn người anh hùng ở khía cạnh dũng cảm, gan dạ, bất khuất mà nhàvăn còn thấy họ là những đại biểu ưu tú cho những gì tốt đẹp nhất của tâm hồn conngười. [2: tr.82]Về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong “Hòn Đất”, Thành Duy có bài viết đăng trêntạp chí văn học, số 1, năm 1968. Trong bài viết này ông đưa ra ý kiến về cách xâydựng hai nhân vật Sứ và Cà Xợi. Ở phần đầu, Thành Duy khái quát cách mở đầu câuchuyện của Anh Đức và cách xây dựng những hình tượng nữ anh hùng. Qua đánh giácủa Thành Duy, Anh Đức đã sáng tạo được những nhân vật đẹp đẽ, có sức sống mãnhliệt trong lòng độc giả và đã biết lựa chọn những chi tiết để không rơi vào lối kể lể dàidòng cuộc đời của nhân vật chính. Anh Đức tập trung tập trung miêu tả những giâyphút quyết liệt nhất của người anh hùng, qua đó thấy hết phẩm chất của họ. Thành Duynhận xét về cách xây dựng nhân vật trong “Hòn Đất” của Anh Đức như sau:“Một vấn đề khá nổi bật trong nghệ thuật thể hiện con người mới, người anh hùngcủa Anh Đức mà chúng ta dễ nhận thấy trong “Hòn Đất” là trong khi miêu tả Sứ cũngnhư nhiều nhân vật tích cực khác, tác giả không chú ý khai thác những xung đột cótính chất tiêu cực của nhân vật. Ngòi bút của Anh Đức nhằm thẳng vào việc thể hiệnnhững cái mới, cái anh hùng.Điều đó trước hết phản ánh hiện thực của chúng ta mà Anh Đức đã miêu tả đúngđắn, nhưng điều đó cũng thể hiện một quan điểm đáng chú ý trong nghệ thuật miêu tảcon người mới, người anh hùng của Anh Đức” [2: tr.149]Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết “Đặc điểm cơ bản của nền văn học mới ViệtNam” đã nêu lên những nét khái quát nhất về văn học Việt Nam sau Cách mạng thángTám. Theo tác giả, văn học Việt Nam sau Cách mạng gồm 3 đặc điểm chính: phục vụchính trị, cổ vũ chiến đấu; hướng về đại chúng, trước hết là công nông binh; chủ yếusáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Theo Nguyễn Đăng Mạnh,đối với một giai đoạn văn học phục vụ kháng chiến, nhân vật trung tâm của nó phải làngười chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ chiếntrường: bộ đội, giải phóng quân, dân quân du kích, dân công, giao liên, thanh niênxung phong…, những con người đứng ở mũi nhọn nóng bỏng nhất của cuộc chiến đấu.Tác giả khẳng định “đại chúng công nông binh là đối tượng phản ánh, ngợi ca củavăn học” [18 :tr.57]. Trong đặc điểm thứ hai: “ Một giai đoạn văn học hướng về đạichúng, trước hết là công nông binh”, khi đề cập đến vấn đề đường lối của Đảng, giáosư đã điểm qua nhiều tác phẩm trực tiếp ca ngợi quần chúng, và những tác phẩm thànhcông khi xây dựng các nhân vật anh hùng: “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu” củaNguyên Ngọc, “Người mẹ cầm súng”, “Những đứa con trong gia đình” của NguyễnThi, “Hòn Đất” của Anh Đức, “Sống như Anh” của Trần Đình Vân….Tác giả nhậnđịnh hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này là: “Những nhân vật anh hùngkết tinh những phẩm chất cao đẹp của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc” [18:tr.54].Lê Thành Nghị khi nghiên cứu những vấn đề về văn học chiến tranh đã đưa ra nhiềunhận định bổ ích góp phần định hướng trong việc tìm hiểu những tác phẩm viết vềcuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong bài tiểu luận “Tiểu thuyết về chiến tranh,mấy ý nghĩ góp bàn”, Lê Thành Nghị đã điểm qua một số khó khăn trong việc sáng táccủa các nhà văn thời bấy giờ. Từ đó, ông khẳng định những đóng góp lớn lao, nhữngnổ lực đáng trân trọng của những người cầm bút viết nên những tác phẩm có giá trịcho nền văn học Cách mạng. Ông đề cao những đóng góp về cách xây dựng nhân vậttrong các tác phẩm giai đoạn này: “Nhiều nhân vật tiểu thuyết từng làm say mê độcgiả một thời. Có nhân vật là anh hùng trong đời sống đã bước vào trang tiểu thuyết,trở thành nhân vật tiểu thuyết. Những nhân vật nữ đậm đà như chị Tư Hậu, Mẫn, Sứ,Lành, Xiêm, Quỳ, những cụ già đầy tính cách như ông Tư Trầm, ông Tám Xẻo Đước,ông già U Minh, ông lão vườn chim, những gương mặt chiến sĩ rất gần gũi như TrầnVăn, Sản, Lữ, Khuê, Lê Mã Lương…vẫn còn in đậm trong ký ức độc giả. Đôi khi cónhững tên tuổi tồn tại trong đời sống với hai tư cách là người anh hùng, đồng thời lànhân vật tiểu thuyết như Núp, Kan Lịch…” [18: tr.163]. Tuy nhiên tác giả cũng nhìnnhận rằng tiểu thuyết viết về chiến tranh của ta, nhìn chung vẫn thiếu một số phận điểnhình tiêu biểu, trọn vẹn của một cuộc đời cụ thể. Theo tác giả, giai đoạn văn học này,các tác phẩm quá nặng việc ký họa các hình ảnh, gương mặt, chân dung mà thiếu đàosâu một cách hệ thống số phận, tính cách, lịch sử của nhân vật. Trong bài tiểu luận củamình, Lê Thành Nghị đã nêu lên những quan niệm riêng khi đã xem xét vấn đề từnhiều chiều hướng khác nhau. Những quan niệm này rất có ích trong việc nghiên cứunền văn học Cách mạng giải phóng miền Nam.Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về giai đoạn văn học thời chống Mỹ khi đềcập đến vấn đề xây dựng nhân vật đã ít nhiều đề cập tới những vấn đề có liên quan đếnhình tượng người anh hùng. Mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận riêng và đưa ranhững quan niệm riêng của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng, những quanniệm này ít khi đối lập nhau, mặc dù, xét về mức độ đánh giá của các nhà nghiên cứucòn có đôi chỗ hơi khác nhau. Việc tiếp xúc với các công trình nghiên cứu trên rất bổích trong khi thực hiện đề tài này, vì nó cung cấp những kiến thức tiền đề góp phầnđịnh hướng cho chúng tôi khi tiếp xúc với các tác phẩm truyện ký viết về các nhân vậtanh hùng trong chiến tranh.3. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu đề tài “Hình tượng người anh hùng trong truyện ký Cách mạng giảiphóng miền Nam”, chúng tôi muốn khảo sát những nét khái quát nhất về phẩm chất tốtđẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Và thông qua việc nghiêncứu đề tài này, chúng tôi còn muốn khẳng định lại những đóng góp lớn lao của nhữngcon người biết hi sinh vì một sự nghiệp chung của cả dân tộc. Từ đó tác đông đến tìnhcảm, sự trân trọng của tuổi trẻ hôm nay đối với những cống hiến của thế hệ cha anhchúng ta ngày trước. Ngoài ra, việc thực hiện đề tài nghiên cứu này còn làm cho chúngtôi quen dần với một phương pháp làm việc mới, khám phá vấn đề bằng những phươngpháp khoa học nhất; rèn luyện thêm những kỹ năng cơ bản của một người làm công tácnghiên cứu như: tìm kiếm tài liệu, phân tích, xử lý, tổng hợp, đánh giá tài liệu… Đâylà những bước cơ bản đầu tiên rất có ích trong công tác giảng dạy và nghiên cứu saunày.4. Phạm vi nghiên cứuĐể tìm hiểu về vấn đề “Hình tượng người anh hùng trong truyện ký Cách mạng giảiphóng miền Nam”, chúng tôi sẽ nghiên cứu trong phạm vi các tác phẩm truyện ký viếtvề người anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Trong đó tập trung khảo sát hìnhtượng người anh hùng trong 4 tác phẩm chính: “Người mẹ cầm súng” của NguyễnThi, “Hòn Đất” của Anh Đức, “Mẫn và Tôi” của Phan Tứ, “Sống như Anh” của TrầnĐình Vân và những tác phẩm có liên quan trong cùng đề tài viết về cuộc chiến tranhgiải phóng dân tộc. Từ đó, chúng tôi rút ra những đặc điểm chung và khái quát nhất vềhình tượng người anh hùng trong chiến tranh. Ngoài ra, với mục đích chính là tìm hiểungười anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi còn có sự liên hệ, mở rộngthêm về các vấn đề có liên quan đến hình tượng người anh hùng, bằng việc tìm hiểuquan niệm về người anh hùng qua các thời kỳ văn học. Điều đó với mục đích làm rõthêm vấn đề hình tượng người anh hùng trong thời đại ngày nay.5. Phương pháp nghiên cứuĐể thực hiện đề tài này, công việc đầu tiên là lựa chọn các tài liệu có liên quan vàphục vụ cho vấn đề nghiên cứu văn học Việt Nam 1954 – 1975. Trong đó, tập trungnhất là các tác phẩm truyện ký viết về người anh hùng trong văn học Cách mạng giảiphóng miền Nam. Sau đó, chúng tôi sử dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứukhác nhau. Đầu tiên, có thể kể đến phương pháp xã hội học. Chúng tôi đã nghiên cứusự tác động của hoàn cảnh xã hội Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đếnsáng tác văn học thời kỳ này. Từ đó tìm hiểu sự tương quan giữa các sự kiện lịch sử cóthật đối với các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm truyện ký viết về người anhhùng và sự ảnh hưởng của các tác phẩm đó đó với tâm lý công chúng tiếp nhận thờibấy giờ. Chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh để thấy được sự khác nhau giữahình tượng người anh hùng trong văn học dân gian, văn học trung đại với hình tượngngười anh hùng trong văn học thời kỳ chống Mỹ.PHẦN NỘI DUNGChương 1: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂNHỌC VIỆT NAM1. 1 Khái niệm anh hùngĐể hiểu thế nào là anh hùng, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm “anh hùng” được giảithích như thế nào trong từ điển Tiếng Việt và Từ điển Hán Việt. Sau đó là việc tìmhiểu quan niệm của con người trong đời sống hằng ngày về hai chữ “anh hùng”. Từđó rút ra khái niệm chung và hợp lý nhất.Trong “Tự điển Việt Nam”, do Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1995, khái niệm“anh hùng”, được hiểu theo hai nghĩa sau:1. Người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nước.Ví dụ: Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc.2. Có tính chất của người anh hùng, hành động anh hùng.Như vậy, theo tác giả “anh hùng” là danh từ chỉ người có công lao to lớn với đấtnước, nhân dân, nếu là tính từ, “anh hùng” chỉ những hành động, tính chất đặc biệtcủa một con người.Trong “Đại từ điển Tiếng Việt”, do Nguyễn Như Ý chủ biên, khái niệm “anh hùng”được giải thích đầy đủ hơn theo ba nghĩa:1. Người có tài năng nổi bật và khí phách đặc biệt to lớn, làm nên những việc phithường:“Ở đời muôn sự của chungHơn nhau hai tiếng anh hùng mà thôi”[Ca dao]2. Người có công lao đặc biệt đối với đất nước và nhân dân:Ví dụ: Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc.3. Danh hiệu cao quý của nhà nước tặng cho các đơn vị, cá nhân có thành tích đặcbiệt với đất nước: đơn vị anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang.Trong “Hán – Việt từ điển” của Thiều Chửu, tác giả không nêu lên khái niệmchung về hai chữ “anh hùng”. Tác giả giải thích “anh hùng” theo cách chiết tự:- Anh [ 英 ] : Hoa của các loài cây cỏ. Vì thế hiểu rộng ra vật gì đẹp khác thườngđều được gọi là “anh”.- Hùng [ 熊 ] : Con gấu.- Hùng [ 雄 ] : 1. Con đực.2. Mạnh.Như vậy theo “Hán – Việt từ điển” của Thiều Chửu, “anh hùng” là danh từ đểchỉ những người tài hoa xuất chúng, có sức mạnh phi thường.Bùi Văn Nguyên cũng có cách hiểu tương tự như trên. Theo ông hai chữ “anhhùng” có nghĩa gốc ở Hán văn:- Anh [ 英 ]:là tên chung của các loài hoa, theo nghĩa hẹp là thứ hoa tốt nhất, đẹpnhất, theo nghĩa bóng là người có tài năng xuất chúng.- Hùng [ 雄 ]: Con chim trống, sóng đôi với Thư [ 雌 ] là con chim mái; theonghĩa rộng là đực cái âm dương.Theo cách hiểu trên, “anh hùng” là từ để chỉ người đàn ông xuất chúng, “anhthư” là để chỉ người đàn bà xuất chúng.Trong đời sống hằng ngày, chúng ta hay nghe những cụm từ như: “hành độnganh hùng”, “nghĩa cử anh hùng”, thường chỉ những việc làm của những ngườikhông nghĩ đến nguy hiểm hay lợi ích của bản thân mà làm một việc có ý nghĩađặc biệt. Người anh hùng đươc nhân dân ta ngày nay quan niệm là người có nhữngviệc làm, hành động mang tính chất tốt đẹp, mà không nhấn mạnh yếu tố phithường, siêu phàm. Ta thấy rằng, ở mỗi thời đại khác nhau, ở mỗi dân tộc khácnhau, và mỗi cá nhân con người có quan niệm riêng về người anh hùng. Nhưng cómột đặc điểm chung mà mọi người đều công nhận là người anh hùng trước hết phảicó phẩm chất đạo đức và có những hành động, việc làm mang lại lợi ích cho cộngđồng, dân tộc. Từ những khảo sát trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm “anh hùng”như sau:“Anh hùng là người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có tài năng và khí phách nổitrội hơn những người bình thường. Họ là người có hành động, việc làm, đóng gópđặc biệt trong chiến đấu cũng như trong đời sống hằng ngày, mang lại lợi ích chocộng đồng hoặc nhân dân, đất nước”.1. 2. Quan niệm về người anh hùng qua các thời kỳ văn học1. 2. 1 Người anh hùng trong văn học dân gianHình tượng người anh hùng xuất hiện từ thời rất xa xưa, gắn liền với quá trìnhhình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Ở thời cổ, nhân vật anh hùng đượcquan niệm là người có tài năng phi thường, làm những việc lớn lao mang tầm vóc vũtrụ. Khi nói đến nhân vật anh hùng, người ta thường nói đến những đặc điểm phithường, siêu phàm mà những người bình thường không có được. Những nhân vật anhhùng trong trong dân gian thường được người xưa khoác cho chiếc áo “hoang đường”kỳ lạ, từ nguồn gốc xuất hiện, quá trình lớn lên, quá trình lập công và kết thúc.Trong thần thoại, các vị anh hùng đều có đặc điểm khác thường, được dân gian nhàonặng theo trí tượng, đúng với khát vọng, ước mơ của chính mình. Một mặt thể hiện tưtưởng quan niệm của người xưa về người anh hùng, mặt khác thể hiện tình cảm của họdành cho những người có kì tích, công trạng đối với cộng đồng hay cụ thể hơn là thịtộc, bộ lạc. Các tác giả dân gian xây dựng nên hình tượng người anh hùng để thể hiệnước mơ nào đó của mình. Đó có thể là ước mơ chinh phục thiên nhiên hay ước mơ diệttrừ tai họa, mang lại cuộc sống bình yên cho con người. Phản ánh quá trình, thể hiệnkhát vọng chinh phục tự nhiên theo ý muốn con người được gởi gắm qua các nhân vậtanh hùng. Các câu chuyện dân gian từ cốt truyện đến nhân vật đều mang yếu tố thầnkỳ. Nên các nhân vật trong các câu chuyện này nói chung và những nhân vật anh hùngnói riêng đều mang tính chất thần bí.Từ những hiện tượng tự nhiên, con người muốn tìm ra nguyên nhân để giải thích.Các tác giả dân gian đã xây dựng nên một câu chuyện, đồng thời bằng trí tưởng tượngvà quan niệm của mình họ cũng xây dựng nên một vị anh hùng. Trong thần thoại “SơnTinh – Thủy Tinh” hay còn gọi là “Thần núi Tản Viên” các tác giả dân gian đã xâydựng nên hình ảnh người anh hùng có công giúp dân chống lụt. Chuyện xảy ra từ việcvua hùng kén rễ cho con gái là Mỵ Nương. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chínhlà Sơn Tinh và Thủy Tinh với sự kiện là những cuộc giao tranh quyết liệt. Từ đó nổibật lên tài năng, trí tuệ và phẩm chất của nhân vật Sơn Tinh.Xây dựng hình tượng nhân vật Sơn Tinh, một người có tài năng siêu thường, các tácgiả dân gian làm cho câu chuyện trở nên hoang đường, kỳ lạ và đây là một đặc điểmkhông thể thiếu của một câu chuyện thần thoại. Không lấy được Mỵ Nương, ThủyTinh nổi trận lôi đình, hô mưa gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời,dâng nước sông lên cuồn cuộn tìm đánh Sơn Tinh. Để đối phó với Thủy Tinh, SơnTinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặnđứng dòng nước lại. Nước dâng lên bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi bốc caobấy nhiêu.Đó là hình tượng người anh hùng chinh phục thiên nhiên, được dân gian xây dựngthành một nhân vật có tài năng phi thường. Người anh hùng được xây dựng nên bằngtrí tưởng tượng và qua đó thể hiện tinh thần chiến đấu của người xưa. Cũng giống nhưSơn Tinh, Lạc Long Quân là hình tượng nhân vật anh hùng được dân gian sùng bái,suy tôn, mang tính chất thần linh và đại diện cho thế lực siêu nhiên, có công diệt trừyêu quái đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Lạc Long Quân diệt Ngư Tinh: concá đã sống từ lâu đời, mình daì hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng cóthể nuốt chửng mười người một lúc. Trừ xong Ngư Tinh, Lạc Long Quân lại giúp dângiết chết con cáo chín đuôi, sống hơn nghìn năm đã thành tinh, được gọi là Hồ Tinh,thường quấy nhiễu dân làng. Sau đó Lạc Long Quân giao chiến với Mộc Tinh cả trămngày trăm đêm, long trời lở đất. Cuối cùng đã diệt trừ được loài yêu quái, đem lại bìnhyên cho dân làng. Lạc Long Quân còn được xem như một vị thần có công giúp dân mởmang nền văn hóa, dạy dân trồng lúa, nấu cơm, xây dựng nhà cửa. Lạc Long Quân cònđược đề cập đến như một vị thần bảo hộ luôn có mặt để giúp đỡ con người khi họ gặpnhững khó khăn. Nên dân chúng lúc khi gặp điều nguy kịch chỉ cần gọi “Bố ơi về cứuchúng con!”, Lạc Long Quân sẽ hiện ra ngay để giúp. Từ những chi tiết trên, ta thấynhân vật anh hùng trong các thần thoại vừa đề cập thật ra là sản phẩm của ước mơ vàtrí tưởng tương của người xưa.Qua chiều dài thời gian, tầm nhận thức của con người càng được nâng cao. Để bảovệ địa bàn sinh sống, ngoài công cuộc chinh phục thiên nhiên, chống những loài thúdữ, con người còn phải đối mặt với kẻ thù xâm lược. Hình tượng người anh hùng trongthần thoại Việt không những là các vị thần chinh phục thiên nhiên, giúp dân trừ họa,mà còn là các nhân vật tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, giữ nước ở buổi đầu sơkhai. Đó là các vị anh hùng bộ tộc, bộ lạc chống kẻ thù xâm lược. Tiêu biểu là nhânvật Thánh Gióng, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ địa bàn cư ngụ. Nếunhư giai đoạn đầu những nhân vật anh hùng mà dân gian sùng bái, suy tôn là những vịthần, đại diện cho các thế lực siêu nhiên, thì càng về sau, bóng dáng con người xuấthiện một cách rõ nét hơn. So với giai đoạn trước, người anh hùng có vẻ gần gũi hơn,nhưng vẫn mang yếu tố hoang đường, kỳ lạ. Xuất phát từ lòng yêu kính, ghi nhớ côngơn những vị anh hùng có công giữ nước, người xưa đã thêu dệt thành những yếu tốthần kì, nhưng khá độc đáo, ấn tượng. Người mẹ có mang mười hai tháng sinh raGióng đã ba tuổi mà chưa biết nói, chưa biết cười và đặt đâu nằm đấy. Khi giặc Ânvào, nghe tiếng rao cầu hiền tài, đứa trẻ lên ba cất tiếng nói đầu tiên là xin đi đánhgiặc. Gióng ăn uống rất khỏe và trở nên to lớn kì lạ. Vè cổ có câu thể hiện sức ăn khácthường của Gióng:“Bảy nông cơm, ba nông càUống một hơi nước cạn đà khúc sông”[Vè cổ]Gióng lớn nhanh như thổi và trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Khi ra trận,Gióng có sức khỏe và nhanh nhẹn khác thường: Gióng thúc chân ngựa phi như bay, sảitừng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất, Gióng càng đánh càng khỏe,thây giặc nằm ngổn ngang đầy rừng. Khi gươm gãy, Gióng thuận tay nhổ những bụitre hai bên đường quạt tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng nhào tới theo chủ tướng.Trong quá trình giao tranh với giặc Ân, Gióng cùng nhân dân thắng lợi lẫy lừng. Saukhi thực hiện xong nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả là giết giặc mang lại cuộc sống bìnhyên cho nhân dân, Gióng “tiến đến chân núi Sóc Sơn”, “cởi áo giáp, bỏ nón lại”, rồi“cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời”.Nhìn chung khi khảo sát hình tượng người anh hùng trong thần thoại Việt, tathường bắt gặp những yếu tố hoang đường mà các tác giả dân gian đã cố tình gắn chonhân vật của mình. Người xưa đã phóng đại nhân vật anh hùng thành những hìnhtượng mang tầm vóc vũ trụ, có tài năng phi thường, công lao vĩ đại. Họ xây dựng hìnhtượng nhân vật theo quan điểm riêng, dựa vào trí tưởng tưởng tượng của mình nênnhững hình tượng này có vẻ xa lạ với hiện thực cuộc sống .Trong truyền thuyết, cũng có khá nhiều hình tượng nhân vật anh hùng để lại ấntượng sâu sắc. Truyền thuyết nói chung được xây dựng dựa vào cốt lõi của sự thật lịchsử. Mỗi nhân vật gắn liền với một giai đoạn, một sự kiện lịch sử nhất định. Nhưngtrong truyền thuyết, các tác giả dân gian đã thêm nhiều chi tiết hư cấu, làm cho nhânvật mang nhiều tính chất hoang đường, kỳ lạ. Trong truyền thuyết, Hai Bà Trưng xuấtthân trong một gia đình Lạc tướng ở Mê Linh, thuộc dòng dõi họ Hùng Vương, mẹ làbà Man Thiện, nuôi hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị khi chồng mất. Lúc lớn lên, cảhai chị em đều tài đức song toàn, có tiết nghĩa, tính khí hùng dũng, quyết tâm vì dâncứu nước. Sau khi đánh tan giặc nhà Hán, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua. TrưngNhị được phong tước, cai quản vùng xung yếu. Về cái chết của hai vị nữ anh hùng nàycó nhiều dị bản. Có nơi cho rằng, để giữ vững khí tiết, không muốn rơi vào tay giặc,Hai Bà Trưng đã nhảy xuống sông Hát tự vẫn. Ở chỗ khác nói rằng bà lên núi Hy Sơnrồi không biết đi đâu mất. Sau khi chết hai bà còn linh ứng, giúp dân khi có họa, vàgiúp Lý Anh Tông làm mưa khi gặp đại hạn.Ta thấy nhân vật anh hùng trong truyền thuyết thường có lai lịch xuất thân khôngbình thường và luôn có tài năng đặc biệt. Họ là những người có tài trí hơn người, sứcmạnh phi thường và lập nên những chiến công hiển hách. Những nhân vật này thườngcó cái chết thần kì, hóa thân vào sông núi, đất trời. Khi dân chúng gặp họa thì linh ứnggiúp đỡ. Xây dựng các nhân vật lịch sử có thật, nhưng do sự lý tưởng hóa, các tác giảdân gian đã thêm nhiều chi tiết kỳ vĩ đến hoang đường. Và chính những tính chất đóđã tạo nên một khoảng cách rất xa giữa cuộc sống thực và các nhân vật anh hùng. Thếgiới của các anh hùng không gần gũi đối với đời thường. Khoảng cách này được hìnhthành một phần do sự ngưỡng mộ của nhân dân, họ đã thể hiện sự tôn thờ, ngưỡng mộhết mực với những công đức mà các vị anh hùng đã làm nên.Văn học dân gian hay văn học truyền miệng phát triển qua nhiều thời kì. Trải quatừng thời kỳ nhất định, hình tượng các nhân vật anh hùng cũng có nhiều biến đổi.Thêm vào đó, ở các thể loại văn học dân gian với các đặt trưng riêng của nó đã tạo nêncác hình tương nhân vật anh hùng có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, “văn học dângian” trong phần khảo sát trên đây được xem là nền văn học xuất hiện sớm nhất, khicon người chưa có chữ viết, và chủ yếu lưu truyền các câu chuyện bằng cách truyềnmiệng. Khảo sát hình tượng nhân vật anh hùng trong các tác phấm văn học dân gian, ởphần này xin đưa ra một vài ví dụ cụ thể trong thần thoại và truyền thuyết người Việt,để có thể thấy được những đặc điểm chung nhất về quan niệm người anh hùng trongthời kì đất nước mới hình thành và còn sơ khai. Điều đó nhằm sáng rõ thêm sự chuyểnbiến về quan niệm người anh hùng qua các thời kì và sự chuyến biến đó được thể hiệntrong văn học như thế nào. Chính vì thế, trong phạm vi phần này sẽ không không điquá sâu vào các thể loại văn học dân gian với các giai đoạn của nó.1. 2. 2. Người anh hùng trong văn học trung đạiỞ Việt Nam, hình tượng người anh hùng đã xuất hiện từ thời xa xưa và được nhândân phản ánh trong các tác phẩm văn học dân gian. Đến thời kỳ trung đại, với nhữngcuộc chiến đấu trường kỳ chống thù trong giặc ngoài qua các thời đại với những têntuổi của những người anh hùng như: Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Ngô Quyền, ĐinhBộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ... Chúng tacó thể nhìn khái quát hơn về những người anh hùng này qua đoạn thơ sau:“Bạch Đằng một cõi chiến tràng.Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông.Trần Hưng Đạo đã anh hùng.Mà Trần Nhật Duật kể công cũng nhiều.Hoài Văn tuổi trẻ chí cao.Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.Trần Bình Trọng cũng là trung.Đành làm Nam quỷ, không làm Bắc Vương.”[Đại Nam quốc sử diễn ca]Những nhân vật anh hùng này ít nhiều được phản ánh trong văn học, nền văn họctrung đại. Ở mỗi thời kỳ có sự khác nhau về cách thể hiện hình tượng người anh hùngvà quan niệm về người anh hùng có sự chuyển biến qua chiều dài thời gian. Nhưngnhìn chung tất cả đều công nhận người anh hùng là những người có tài năng xuấtchúng, nổi bật hơn người khác và có đóng góp lớn lao đối với đất nước.Ở thời Trần, trong ba lần kháng chiến chống Nguyên – Mông, hình tượng người anhhùng Trần Quốc Tuấn hiện lên tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu giết giặc bất khuất:“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa,chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”.[Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn]Và ý chí quyết tử, sẵn sàng đánh đổi mạng sống để quét sạch bóng quân thù:“Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, tacũng vui lòng”[Hịch tướng sĩ – Tần Quốc Tuấn]Lời kêu gọi trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn như một lời chuyện trò thânmật của một vị chủ soái với các tướng sĩ của mình. Qua đó, ta thấy được tấm lòng vànét đẹp trong tâm hồn của một của một vị tướng hào kiệt. Người anh hùng này rất locho đất nước, dám xả thân vì đất nước. Nhưng ở đây trong lời kêu gọi vẫn mang mộtchút gì lo lắng cho bản thân mình, sợ rằng khi giặc xâm lược thì:“Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các người cũng mất,chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con cua các người cũng khốn; chẳngnhững xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các người cũng bị quật lên;chẳng những thân ta kiếp này chịu nhuc, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ không rửa,tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng mang tiếng là tướng bại trận.[Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn]Trong tất cả các lý do kêu gọi chiến đấu ấy, người anh hùng Trần Quốc Tuấn chưađề cập đến quyền lợi nhân dân. Trần Quốc Tuấn, qua “Hịch tướng sĩ” đã thức tỉnh cáctướng lĩnh, nhưng qua đó cũng thấy được phần nào quan điểm của Trần Quốc Tuấn vềnghĩa vụ của một người anh hùng khi đất nước đang lâm nguy. Trong tình thế đất nướcđang gặp lúc khó khăn, người anh hùng phải biết đứng ra gánh vác những gian lao,đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhưng trong lời kêu goi của Trần Quốc Tuấn có phần hạnchế là chưa nhắc đến mục đích chính của cuộc chiến đấu là nhân dân.Sang thế kỷ XV, bằng thơ văn, Nguyễn Trãi đã đưa ra quan niệm về một ngườiđược gọi là “anh hùng”. Phẩm chất ấy trước hết gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ vàý thức của người anh hùng đối với nhân dân, đất nước:“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,Có nhân, có trí, có anh hùng”.[Bảo kính cảnh giới 5]Người anh hùng được quan niệm là người có trách nhiệm “Trừ độc, trừ tham, trừbạo ngược”. Điều đó phù hợp với quan niệm: người anh hùng phải là người có đónggóp cho đất nước, cho nhân dân. Phẩm chất của người anh hùng có thể khái quát trongcâu: “Có nhân, có trí, có anh hùng”. Người anh hùng phải có “nhân”, tức là lòngthương người, đó là một phẩm chất đáng quý đối với con người nói chung nhưng đốivới người anh hùng phẩm chất này càng phải được phát huy vì đó là nhân tố chi phốiđến sự suy nghĩ và quyết định đến hành động của một con người. Ngoài lòng thươngngười, người anh hùng phải có tài trí, và lấy tài trí đó giúp ích cho đời. Sự dung hòagiữa “nhân” và “trí” sẽ hình thành nên nhân cách và tài năng của một người anhhùng. Trong “nhân” và “trí”, Nguyễn Trãi lại khẳng định vị trí của “nhân” lên hàngđầu:“Tài đức thì cho lại có nhânTài thì kém đức một hai phần”.[Bảo kính cảnh giới 57]Ở thời trung đại, khi nhắc đến người anh hùng, người ta thường nhắc đến ngườiđứng đầu, những người lãnh đạo chiến đấu. Nhờ sự chỉ huy của Ngô Quyền mà tađánh thắng quân Nam Hán oanh liệt trên sông Bạch Đằng vào năm 938, cuộc chiếnđấu chống quân Nguyên – Mông xâm lược thành công là nhờ những nhà quân sự thiêntài như Trần Hưng Đạo. Và đến thế kỷ thứ XV, Nguyễn Trãi đã đề cập đến vai trò củaLê Lợi, người chỉ huy và trực tiếp lãnh đạo công cuộc khởi nghĩa:“Lam Sơn sự tích ngọa thần longThế sự huyền tri tại chưởng trungĐại nhiệm hữu quy thiên khải thánhXương kỳ nhất ngộ hổ sinh phong”.[Đề kiếm – Nguyễn Trãi]Nguyễn Trãi nhấn mạnh sứ mệnh lịch sử của Lê Lợi là do trời giao phó và đặc biệtđề cao vai trò của Lê Lợi. Chính vì thế, ở đây ta thấy sứ mệnh người anh hùng mangmột chút màu sắc của thiên mệnh. Người anh hùng dẹp giặc đã được một đấng linhthiêng sắp đặt trước nên mang tính chất suy tưởng. Tuy nhiên quan niệm về người anhhùng của của Nguyễn Trãi có tiến bộ hơn khi ông thấy được tài năng của người anhhùng phải cộng thêm phần đóng góp của nhân dân thì mới làm nên nghiệp lớn:“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.”[Bình Ngô đại cáo]Đây là một trong những hình ảnh đẹp đẽ nhất về tình quân dân, thể hiện tình quândân trên dưới một lòng, chia ngọt, sẻ bùi trong kháng chiến gian khổ. Ta thấy, trong sựnghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi, ông đã dùng một bộ phận lớn để nói về người anhhùng Lê Lợi. Dành nhiều thiện cảm cho nhân vật này, Nguyễn Trãi đã nói lên hànhđộng chính nghĩa, chính vì yêu thương nhân dân, đau đớn khi chứng kiến nhân dântrong cảnh lầm than mà Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:“Ức tích Lam Sơn ngoạn võ kinhĐương thời chí dĩ tại thương sinh”.[Hạ quy Lam Sơn 2]Hình tượng người anh hùng ở đây gần gũi hơn khi đã nghĩ đến lợi ích của nhân dân:“chí dĩ tại thương sinh”. Người anh hùng trong thơ Nguyễn Trãi hội tụ nhiều phẩmchất tốt đẹp, luôn đặt nhân nghĩa lên hàng đầu, và xem lòng nhân là tiêu chí cho mọihoạt động. Đặc biệt người anh hùng Lê Lợi hiện lên như một người tài đức song toàn.Nhưng đây vẫn mang dáng dấp của một người anh hùng cá nhân, một người lãnh đạothiên tài, và trở thành đối tượng phản ánh trong văn học. Hình ảnh Lê Lợi có gần gũihơn so với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn nhưng vẫn mang vẻ đẹp đặc trưng củangười anh hùng trung đại.Trong thời kỳ trung đại, nhiều hình tượng anh hùng có thật trong đời sống hiện thựcxã hội được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷXVIII, nửa đầu thế kỷ XIX là một giai đoạn phát triển rực rỡ khi chế độ phong kiếnđang khủng hoảng một cách trầm trọng. Giai cấp thống trị phong kiến giai đoạn này tỏra không còn năng lực quản lý và lãnh đạo nhà nước, mà lao vào cảnh ăn chơi trụy lạcvà tranh giành quyền lợi, sinh ra đâm chém lẫn nhau. Nông nghiệp đình đốn, kinh tếhàng hóa manh nha từ sớm không có điều kiện phát triển, công thương nghiệp giẫmchân tại chỗ, đời sống nhân dân đói kém…Tất cả tình hình ấy đưa đến cuộc đấu tranhgiai cấp diễn ra gay gắt chưa từng có, mà biểu hiện cụ thể là phong trào nông dân khởinghĩa bùng nổ liên tiếp trong suốt giai đoạn này, từ Nam chí Bắc, với đỉnh cao của nólà cuộc Cách mạng Tây Sơn. Thể hiện rõ các diễn biến lịch sử đó, tác phẩm “HoàngLê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái là một tập ký sự ghi lại tất cả các sự kiệntrên. Các tác giả của “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” trong khi phản ánh phong trào TâySơn, đặc biệt đã ghi lại được những hình ảnh đẹp của Nguyễn Huệ, người thủ lĩnhnghĩa quân, người anh hùng dân tộc.Nguyễn Huệ là một người anh hùng đã có công dẹp loạn trong nước, đánh đuổiquân Thanh, bảo vệ nền tự chủ cho dân tộc. Viết “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, các tácgiả không chú ý tập trung miêu tả hình tượng nhân vật Nguyễn Huệ, mà trong các sựkiện lịch sử thể hiện bức tranh rộng lớn, phức tạp và chân thật của xã hội nước takhoảng trên ba mươi năm đầu thế kỷ XIX, hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệhiện ra một cách sinh động. Qua “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” Nguyễn Huệ hiện lên làmột người cẩn trọng, cơ mưu, trí dũng song toàn. Ông là người có thiên chất làm lãnhđạo. Ông có tài dụng người, gần gũi với các tướng lĩnh. Khi nhà Thanh kéo sang nướcta với danh nghĩa giúp vua Lê, ông đã hiểu rõ bản chất của chúng là “muốn lấy nướcNam ta làm quận huyện”. Người anh hùng của dân tộc này còn là một người sâu sắc,có tầm nhìn xa trông rộng. Đây là lời nói của Bắc Bình Vương – Nguyễn Huệ:“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳngqua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước gấp mườinước mình, sau khi bị thua một trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thìviệc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy[9: tr.357]. Cho nên sau khi đánh thắng quân Thanh, một mặt Nguyễn Huệ sai cấplương thực cho bọn tàn quân, đưa lên ải trả về nước, một mặt sai Ngô Thì Nhậm viếtthư sang nhà Thanh trần tình là mình không có ý định trừng phạt thiên triều. Chẳngqua kéo quân trong Nam ra là để “biện bạch lòng thành thật với ngài tổng đốc họ Tôn,nhưng không ngờ đường sá dài đồn nhảm, làm to thanh thế khiến cho mọi người nghingờ, sợ hãi, bỏ đội ngũ mà chạy trước, để đến nỗi cầu phao bị đứt, quân lính thiêntriều phải chết đuối, những kẻ tranh đường chạy trốn giày xéo lẫn nhau, nhiều ngườibị thương chết. Đó thật là do ngài Tổng đốc họ Tôn gây nên, không phải là tội củanước nhỏ dám giao chiến” [9: tr.367]. Đó là lời nói khôn khéo của một người lãnhđạo nắm rõ thời thế và rất giỏi ngoại giao.Nguyễn Huệ còn là người anh hùng rất được lòng binh lính, ông luôn lấy lời lẽ chântình để động viên lòng quân, làm cho họ thấy rõ bản chất của cuộc đấu tranh chínhnghĩa mà họ đang thực hiện:“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa?Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phươngBắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, ắt giết hại nhândân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi” [9:tr.356].Vị lãnh đạo phong trào Tây Sơn là người có tài mưu lược, quân đội nhà Thanh đôngđảo, hùng hổ vậy mà Nguyễn Huệ đã đánh một trận không còn mảnh giáp, quân Thanhkhông chống cự nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú SầmNghi Đống phải thắt cổ tự tử. Phong trào Tây Sơn không những lật đổ được tập đoànphong kiến thống trị thối nát, và phản động lúc bấy giờ mà còn đánh bại một đội quânhùng mạnh của nước ngoài, giữ vững nền độc lập cho tổ quốc. Mà người có công lớnnhất là người anh hùng Nguyễn Huệ.Các tác giả Ngô gia Văn phái có người từng quan cho nhà Lê, có tình cảm đặc biệtvới nhà Lê. Mặc dù vậy, tình cảm và những thiên kiến giai cấp không hề che lấp cáinhìn hiện thực tỉnh táo của họ. Nhất là trước những vấn đề sống còn của dân tộc, nhưtrước nạn ngoại xâm thì lập trường dân tộc lại làm cho cái nhìn của họ thêm đúng đắn,sắc sảo. Tác giả đã phản ánh lại những mặt tiến bộ của phong trào Tây Sơn. Và khiphong trào Tây Sơn vốn là một cuộc khởi nghĩa của nông dân chống triều đình phongkiến thối nát, chuyển thành một phong trào giải phóng dân tộc thì hình ảnh người anhhùng Nguyễn Huệ lại nổi lên với vẻ đẹp rực rỡ. Qua “Hoàn Lê Nhất Thống Chí”,Nguyễn Huệ hiện lên là một người có ý thức sâu sắc về bản chất của kẻ thù và làngười đề ra những chiến lược, sách lược thông minh khôn khéo để đảm bảo thắng lợi.Trong tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, Nguyễn Huệ được xây dựng khá sinhđộng, nhưng dù sao các tác giả còn chịu ảnh hưởng của một thứ tư tưởng duy tâm vềlịch sử, cho nên trong tác phẩm chưa miêu tả đậm nét phong trào, do đó mà hình tượnganh hùng của Nguyễn Huệ mặc dù tiêu biểu cho ý chí của dân tộc, nhưng vẫn mang xuhướng anh hùng cá nhân.Nếu như hình ảnh của Nguyễn Huệ là hình ảnh người anh hùng có thật trong lịch sử,được các tác gia họ Ngô đưa vào tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, một tác phẩmít nhiều mang tính chất ký sự thì Từ Hải trong Truyện Kiều là một người anh hùngđược xây dựng chủ yếu bằng sự ước mơ và thể hiện cho ước mơ của chính tác giả. Tuydựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng về nội dung tư tưởng, Nguyễn Duđã xuất phát từ hiện thực xã hội Việt Nam đương thời mà sáng tạo nên tác phẩm bất hủcủa mình. Đặc biệt là nhân vật Từ Hải, từ một tướng cướp, là loại giặc cỏ trong tácphẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du trong tác phẩm của mình đã thể hiện nênmột bậc anh hùng “đội trời đạp đất”, cầm quân khởi nghĩa chống triều đình.Từ Hải là hiện thân của một con người yêu tự do, không có một sức mạnh nào ràngbuộc nổi:“Đội trời đạp đất ở đờiHọ Từ tên Hải vốn người Việt ĐôngGiang hồ quen thói vẫy vùngGươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”[Truyện Kiều]Từ Hải có bề ngoài phi thường, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ về một người quântử:“Râu hùm, hàm én, mày ngàiVai năm tấc rộng, thân mười thước cao”.[Truyện Kiều]Là một người tài hoa, có bản lĩnh của một người anh hùng:“Đường đường một đấng anh hào,Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”.[Truyện Kiều]Phi thường là nét đặc trưng trong tính cách của Từ Hải. Qua một số nét giới thiệuđầu tiên, rõ ràng Nguyễn Du muốn xây dựng Từ Hải không phải như một con ngườicủa cuộc sống thực, không phải là người anh hùng trong hiện thực, mà là hình tượngngười anh hùng mang rõ dấu ấn quan niệm của tác giả.Từ Hải ban đầu là một con người rất yêu tự do, không muốn bó buộc vào vòng danhlợi:“Một tay gây dựng cơ đồBấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành!”Bó thân về với triều đìnhHàng thần lơ láo, phận mình ra đâu?”.[Truyện Kiều]Đặc biệt, Từ Hải ý thức một cách rõ rệt tất cả các việc làm của chàng trước hếtkhông phải xuất phát từ những tình cảm riêng tư mà là xuất phát từ việc nghĩa lớn ởđời.“Anh hùng tiếng đã gọi rằng,Giữa đường dẫu thấy bất bằng chẳng tha”.[Truyện Kiều]Từ Hải nổi bật lên như một hình tượng của lòng khát khao cuộc sống tự do. Thựcchất tự do của Từ Hải mang ý nghĩa chống đối trật tự phong kiến và cũng mang màusắc chính trị xã hội, là tư tưởng vô quân thật sự. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phongkiến, một xã hội không thừa nhận sự tồn tại của cá nhân và do đó không thừa nhận sựtự do của con người thì sự tự do của Từ Hải có một ý nghĩa tiến bộ:“Áo xiêm ràng buộc lấy nhauVào luồn ra cúi công hầu mà chi?Sao bằng riêng một biên thùySức này đã dễ làm gì được nhau?Chọc trời, quấy nước, mặc dầuDọc ngang nào biết trên đầu có ai?”[Truyện Kiều]Bằng những lời nói và hành động như thế, chúng ta chỉ có thể hiểu rằng Từ Hải làmột con người một mặt vì khát khao tự do và công lý mà nổi lên chống lại triều đìnhphong kiến, nhưng mặt khác Từ Hải không khỏi mang trong mình thứ chủ nghĩa anhhùng cá nhân. Chàng muốn: “Làm cho rõ mặt phi thường”. Chính vì tư tưởng như thếnên:“Nửa năm hương đương nồngTrượng phu thoắt đã động lòng bốn phươngVà Từ Hải đã ra đi:Trông vời trời bể mênh mang,Thanh gươm yên ngựa lên đàng thẳng dong”.[Truyện Kiều]Bằng tài năng và bản lĩnh của mình, Từ Hải đã trở về với thắng lợi huy hoàng:“Thừa cỏ trúc, chẻ ngói tan,Binh uy từ ấy, sấm ran trong ngoàiTriều đình riêng một góc trời,Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà…”[Truyện Kiều]Từ Hải rõ ràng là một anh hùng nhưng đây là một kiểu anh hùng nổi loạn, Từ Hải làmột quân tử nhưng ta thấy trong con người Từ Hải còn quá mang nặng tư tưởng cánhân. Chàng chiến đấu chống lại triều đình và khi đánh xong thì lại xây dựng một triềuđình của riêng mình: “Triều đình riêng một biên thùy”. Nhưng cuối cùng chàng đã đivào con đường bế tắc: mắc mưu Hồ Tôn Hiến vì nghĩ rằng: “Sao bằng lộc trọng quyềncao / Tưới ra đã khắp thấm vào đã sâu”.Nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều là bậc anh hùng “trí dũng có thừa”, tay cầmđại quân khởi nghĩa chống triều đình nhưng đã không giữ vững lập trường của mình,nên sau một thời gian “Dọc ngang trời rộng vẫy vùng bể khơi” lại mắc mưu kẻ địchvà ra hàng để rồi chết đứng “giữa trời trơ trơ”.Việc xây dựng các nhân vật anh hùng trong văn học trung đại, do sự hạn chế củathời đại và giai cấp của nhà văn, đều đã gặp rất nhiều khó khăn, và bản thân nhữnghình tượng nhân vật đó đều mang những nét hạn chế, không nhiều thì ít tùy theo thếgiới quan của tác giả. Sang giai đoạn sau, giai đoạn văn học yêu nước Việt Nam nửacuối thế kỷ XIX [1858 – 1900], người anh hùng trở nên gần gũi với nhân dân hơn.Tiêu biểu là hình tượng người anh hùng trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu. NguyễnĐình Chiểu đã dồn mọi tâm sức vào việc sáng tác những vầng thơ bất hủ về nhữngngười anh hùng chống Pháp. Quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu đã dần dầnthoát ra khỏi quan niệm phong kiến, mà tiến dần đến quan niệm của nhân dân. So với“Lục Vân Tiên”, nhận thức về người anh hùng trong văn thơ yêu nước của NguyễnĐình Chiểu có một “bước chuyển rất dài”. Nếu “Lục Vân Tiên”, Hớn Minh hay TửTrực có những hành động vì nước vì dân rất quả cảm, nhưng vẫn chưa phải là ngườianh hùng hành động vì nhân dân, thì ngày nay, hình ảnh của Trương Định, Phan Tòngđã thật sự là hình ảnh của người anh hùng từ dân mà ra, vì dân mà hành động. Trướcđây vai trò của người dân chưa được đề cao trong văn chương. Trong giai đoạn trướcNguyễn Đình Chiểu, người dân cũng đóng góp rất lớn vào quá trình xây dựng và bảovệ đất nước, nhưng chưa được khẳng định vai trò lớn lao đó. Trước đây, nhân dân chỉđược xem là lực lượng phục tùng. Số phận của họ được định đoạt bởi nhà nước phongkiến. Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, vai trò người dân được thểhiện nổi bật hơn trước. Họ trở thành “người dân mộ nghĩa”, “trang dẹp loạn”. Trongsố ấy có người là “dân ấp, dân lân”, những người nông dân và họ được Nguyễn ĐìnhChiểu xem như những người anh hùng thời đại:“Làm người trung nghĩa đáng bia sonĐứng giữa càn khôn tiếng chẳng mònCơm áo đền bồi ơn đất nướcRâu mày giữ vẹn phận tôi conTinh thần hai chữ phau sương tuyếtKhí phách nghìn thu rỡ núi non”.[Điếu Phan Tòng]Đó là hình ảnh rất hiên ngang, đẹp đẽ của một vị lãnh tụ chống Pháp, đã đi vào lịchsử và mang đậm nét bi hùng.Đặc biệt là hình ảnh những người anh hùng nông dân, bình thường:“Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi;trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;gươm đao dùng bằng lưỡi dao phai cũng chém rớt đầu quan Hai nọ”.[Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc]Nhưng họ lại có phẩm chất đáng quý mà chưa người anh hùng nào trong quá khứthể hiện rõ như vậy. Họ là một tập thể quần chúng bắt đầu tự giác trước nhiệm vụ lịchsử, là cái vầng sáng lạ báo hiệu cho kiểu người anh hùng mới sau này:“Chi nhọc quan quản giống trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coigiặc cũng như không;nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào liều mình nhưchẳng có.Kẻ đâm ngang người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh;bọn hè trước, lũ ó sau, trói kệ tàu thiếc, tàu đồng, súng nổ”[Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc].Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, đến giai đoạn đất nước lâm nguy, lòng yêunước đó được phát huy mạnh mẽ. Chính tình cảm yêu nước, là động lực cốt yếu tạonên bước ngoặc ở những con người này, đưa họ từ người nông dân chất phát đếnngười anh hùng của thời đại. Lòng căm thù giặc đã ăn sâu vào xương máu nhữngngười áo vải, họ mong muốn sớm ngày dẹp tan được lũ cướp nước:“Tiếng phong hạc phập phòng hơn mấy tháng, trông tin quan như trờihạn trông mưa;Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”.[Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc].Người nông dân trong văn thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là một phát hiện mớimẻ và có giá trị tiến bộ hơn so với các thời kỳ trước. Đó là những con người vốn đã cótừ lâu đời, nhưng chỉ thật nổi bật lên vào giai đoạn lịch sử này, khi mà “người anhhùng phong kiến đang tự nó rút khỏi vũ đài lịch sử”. Dưới ngòi bút của đồ Chiểu đó làcon người “rất xưa, nhưng cũng rất mới”.Người anh hùng trong văn học trung đại, trước Nguyễn Đình Chiểu có thể là nhữngnhân vật có thật trong lịch sử hay chỉ là một hình tượng thể hiện sự ước mơ của tác giảnhưng có một đặc điểm là thường mang phẩm chất của một người anh hùng cá nhân.Họ thường là những người lãnh đạo, những tướng lĩnh có tài năng và lập được nhiềuchiến công hiển hách cho đất nước, cho dân tộc. Nhưng hình ảnh những người anhhùng ở đây chưa thật sự gần gũi với nhân dân. Sang những tác phẩm sau này củaNguyễn đình Chiểu, hình tượng người anh hùng có trở nên gần gũi hơn khi đối tượngngười anh hùng được phản ánh chính là những người nông dân nghĩa sĩ. Qua đó tathấy quan niệm người anh hùng trong thời trung đại đã có chuyển biến qua từng giaiđoạn và ngày càng gần hơn với quan niệm về người anh hùng trong thời đại ngày nay.Và điều đó đã được phản ánh rõ nét trong các tác phẩm văn học ở mỗi giai đoạn.1. 2. 3. Người anh hùng trong văn học hiện đạiVăn học Việt Nam hiện đại được bắt đầu từ thế kỉ XX và ngày càng phát triển. Giaiđoạn năm 1900 - 1930 được xem là những năm mở đầu cho nền văn học Việt Namhiện đại với những bước đi đầu tiên. Đến những năm 1930-1945, văn học phát triểnrực rỡ và bị ảnh hưởng nhiều từ văn học phương Tây. Văn học giai đoạn này thiên vềbiểu hiện tâm tư, tình cảm cá nhân, giãy bày tâm sự và đã phản ánh phần nào xã hộiViệt nam đương thời. Sự phát triển của “phong trào thơ mới” và tiểu thuyết “Tự lựcVăn đoàn” đã tạo nên diện mạo cho văn học giai đoạn này. Sang những năm 1945,nền văn học việt Nam phát triển theo một dòng chủ lưu mới, dòng văn học Cách mạng.Một hiên tượng đặt thù trong văn học giai đoạn 1945 - 1975 là gắn liền và phản ánhđời sống chiến đấu của nhân dân Việt Nam qua hai lần kháng chiến. Đặc biêt văn họcgiai đoạn này đã để lại nhiều tác phẩm ưu tú và giàu giá trị thẩm mỹ với sự phát triểnmạnh mẽ của nhiều thể loại. Đây là nền văn học song hành với cuộc đấu tranh hàohùng để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.Đi vào tìm hiểu quan niệm và cách xây dựng nhân vật trong nền văn học hiện đại,chúng ta sẽ nghiên cứu đến những vấn đề có liên quan trong nền văn học Cách mạng1945 - 1975. Không phải từ đầu thế kỷ XX đến những năm trước 1945 không có hìnhtượng nhân vật anh hùng nào được xây dựng trong văn học. Nhưng như nói ở trên, giaiđoạn 1945 – 1975 là giai đoạn đặt biệt gắn liền với cuộc dấu tranh giải phóng dân tộc,bảo vệ quê hương đất nước và cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của chủ nghĩa anhhùng Cách mạng. Chính vì thế, tìm hiểu người anh hùng trong giai đoạn này sẽ mangtính chất tập trung và cơ bản cho vấn đề nghiên cứu hình tượng người anh hùng trongvăn học hiên đại.

Video liên quan

Chủ Đề