Vì sao bị khô cổ họng

Bản thân thuật ngữ "cổ họng khô” đã mô tả rõ ràng về tình trạng này, nhưng cụm từ "cổ họng khô" còn chỉ một số cảm giác khó chịu khác [chẳng hạn như rát hoặc ngứa], gây đau, khó nuốt, thay đổi vị giác hoặc gây cảm giác như có bụi trong cuống họng.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Cổ họng khô thường là do bệnh, phần lớn là bệnh nhẹ và không nghiêm trọng, nhưng cũng có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường, mất nước, thở bằng miệng và các nguyên nhân khác. Bằng cách sử dụng các liệu pháp thông thường và xử lý các nguyên nhân làm khô niêm mạc màng nhầy của cổ họng, bạn có thể chữa khỏi hoặc ít ra là giảm khô cổ họng.

  1. 1

    Xông hơi. Tương tự như sử dụng máy tạo ẩm, việc tiếp xúc với môi trường hơi nước sẽ cung cấp độ ẩm cho niêm mạc màng nhầy đang khô. Bạn hãy lấy lý do này để thỉnh thoảng tắm lâu một chút dưới vòi sen nước nóng!

    • Một cách khác để sử dụng hơi nước nóng là đun sôi một nồi nước, nhấc ra khỏi bếp, trùm khăn tắm lên đầu và hơ mặt trên nồi nước bốc hơi. Nhớ kiểm tra trước để đảm bảo hơi nước không quá nóng.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bạn cũng có thể mua máy xông hơi loại tương đối rẻ đặt trong phòng hoặc cạnh giường ngủ. Máy xông hơi thường có hiệu quả hơn nước sôi.

  2. 2

    Súc miệng nước muối ấm. Muối có tác dụng tiêu diệt vi trùng trong miệng và họng, đồng thời giúp giảm tình trạng khô và kích ứng. Súc miệng nước muối hai lần mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cổ họng khô rát.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Pha 1 thìa cà phê muối với một ít nước nóng, để nguội một chút rồi thêm nước mát.
    • Súc miệng 1-2 lần mỗi ngày trong 30-60 giây.
    • Nhổ nước muối khi đã súc miệng xong, không nuốt.
    • Một số người cũng súc miệng bằng dung dịch giấm táo [1 thìa canh giấm táo pha với một cốc nước].[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tuy hương vị của giấm không dễ chịu cho lắm, nhưng cách này có thể đem lại hiệu quả.

  3. 3

    Làm dịu cổ họng bằng mật ong. Ít ra thì mật ong cũng có vị dễ chịu hơn nước muối hay giấm táo!

    • Ngoài khả năng bao bọc cổ họng với kết cấu đặc sánh, mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Chẳng lạ gì mà ong mật lại thích mật ong đến thế!

  4. 4

    Dùng viên ngậm để kích thích tiết nước bọt. Những viên ngậm hoặc kẹo cứng hay kẹo cao su sẽ kích thích sản xuất nước bọt, qua đó làm dịu cổ họng khô.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhớ chọn các sản phẩm không chứa đường – hẳn là nha sĩ sẽ cảm ơn bạn vì việc này!

  5. 5

    Uống trà nóng. Hầu hết mọi người đều nhận thấy rằng các chất lỏng ấm đều có tác dụng xoa dịu, vì vậy các loại trà có hàm lượng caffeine thấp, [có lẽ nên thêm mật ong và chanh], sẽ là lựa chọn tốt để chữa cổ họng khô.

    • Các loại trà thảo mộc phổ biến như trà cúc La Mã có thể giúp làm dịu cổ họng, nhưng nhiều người cũng khẳng định rằng các loại trà từ nguyên liệu như bạc hà cay, gừng, đinh hương, rễ cam thảo, rễ thục quỳ, cúc dại và cây du trơn cũng rất tốt.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bạn cũng có thể cân nhắc cho thêm mật ong hoặc quế vào trà. Cả hai nguyên liệu này đều được cho là có công dụng chữa lành tuyệt vời.

  1. 1

    Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Cổ họng khô có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể không nạp đủ chất lỏng. Việc uống nhiều chất lỏng, nhất là nước lọc, có thể khắc phục được tình trạng này. Bạn nên uống nước hoặc bất cứ chất lỏng nào trong cả ngày.

    • Hạn chế các thức uống chứa cồn và caffeine vì cùng một lý do mà các huấn luyện viên thể thao khuyến nghị.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Các chất này có thể gây mất nước, vì vậy, dù những lời quảng cáo có hấp dẫn mấy đi nữa thì các sản phẩm này cũng không phải là thức uống phù hợp để giải khát.
    • Một số loại thuốc cũng có thể làm mất nước, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng và triệu chứng khô cổ họng.

  2. 2

    Tránh khói thuốc lá và không khí ô nhiễm. Có hàng tỷ lý do cho thấy hút thuốc lá là lựa chọn tai hại, nhưng chưa hết, thói quen này – và cả các yếu tố khác gây kích ứng họng như bụi và không khí ô nhiễm – cũng có thể là nguyên nhân gây khô họng. Nếu bị khô cổ họng [hoặc thậm chí cổ họng không bị gì], bạn cần hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm gây kích ứng họng.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Xử lý tình trạng thở bằng miệng.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Khi bạn thở bằng miệng, không khí khô hơn ở bên ngoài không những sẽ tiếp xúc với cuống họng mà còn đi qua môi trường ẩm bên trong mũi, đó cũng là lý do mà tình trạng khô cổ họng có thể xảy ra khi bạn đang bị nghẹt mũi.

    • Nếu bạn nhận thấy cổ họng đặc biệt khô khi vừa thức dậy, có lẽ đó là hậu quả của việc thở bằng miệng trong khi ngủ - một dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh về xoang.

  4. 4

    Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Tình trạng axit trong dạ dày trào ngược vào thực quản có thể gây ra nhiều dạng kích ứng họng, bao gồm khô cổ họng. Cũng như trên, nếu tình trạng khô cổ họng thường xảy ra vào buổi sáng khi vừa thức dậy thì có thể nguyên nhân là trào ngược axit.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu thường bị trào ngược axit vào ban đêm, bạn nên hạn chế các thức ăn sinh axit vào bữa tối, gối cao đầu, nâng cao đầu giường bằng các khúc gỗ, tham khảo ý kiến dược sĩ hay bác sĩ về việc dùng thuốc không kê toa và thuốc kê toa.

  5. 5

    Đối phó với không khí khô bằng máy tạo ẩm. Không khí lạnh thường ít giữ được độ ẩm hơn, do đó không khì trong nhà sẽ cực kỳ khô trong những tháng mùa đông, nhất là khi máy sưởi càng khiến không khí khô thêm và có thể dẫn đến khô cổ họng. Hơi sương mát từ máy tạo ẩm tỏa ra sẽ giúp làm dịu cổ họng khô rát nhờ bổ sung độ ẩm cho niêm mạc màng nhầy.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đây cũng có thể là cái cớ để bạn tận hưởng chuyến nghỉ đông dài ngày ở những vùng nhiệt đới ấm áp!

  6. 6

    Loại trừ các bệnh lý nguy hiểm. Khi nguyên nhân gây khô họng là do bệnh thì thường là các chứng bệnh gây khó chịu nhưng không nguy hiểm, chẳng hạn như dị ứng hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do các căn bệnh nguy hiểm hơn thì triệu chứng khô và/hoặc đau họng có thể là dấu hiệu ban đầu.

    • Họng khô có thể là dấu hiệu của các căn bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu bị đau họng tái đi tái lại, bạn hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám và loại trừ các vấn đề khác.
    • Nếu kèm theo tình trạng khô họng là sốt và đau nhức mình, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định xem có nguy cơ nhiễm trùng không.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Khô cổ họng thường là tình trạng khó chịu nhưng không nghiêm trọng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau nhức mình, mệt mỏi, xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi hoặc amidan, ho ra máu hoặc ra chất như bã cà phê, bạn hãy gọi cho bác sĩ.

Cùng viết bởi:

Chuyên gia về y học cổ Ấn Độ, liệu pháp thiên nhiên và chăm sóc sức khỏe tổng thể

Bài viết này đã được cùng viết bởi Ritu Thakur, MA. Tiến sĩ Ritu Thakur là nhà tư vấn chăm sóc sức khỏe tại Delhi, Ấn Độ, với hơn 10 năm kinh nghiệm về y học cổ Ấn Độ, liệu pháp thiên nhiên, yoga và chăm sóc sức khỏe tổng thể. Cô nhận bằng cử nhân y học năm 2009 của Trường Đại học BU University, Bhopal, sau đó nhận bằng thạc sĩ chăm sóc sức khỏe năm 2011 của Viện Quản Lý Chăm Sóc Sức Khỏe Apollo, Hyderabad. Bài viết này đã được xem 55.322 lần.

Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan

Trang này đã được đọc 55.322 lần.

Video liên quan

Chủ Đề