Tại sao pháp luật lại hạn chế quyền bầu cử

Mục lục bài viết

  • 1. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử
  • 2. Bình luận tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử
  • 2.1 Dấu hiệu chù thể của tội phạm
  • 2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
  • 2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
  • 2.4 Khung hình phạt
  • 3. Tội làm sai ỉệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân được quy định như thế nào ?
  • 4. Bình luận tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là như thế nào ?
  • 4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
  • 4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
  • 4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thế
  • 4.4 Khung hình phạt được áp dụng
  • 5. Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào ?

Luật sư tư vấn:

1. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử

Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân được quy định tại Điều 160 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:

Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

1. Người nào lừá gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ỷ dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Dan đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ỷ dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

2. Bình luận tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân; khoản 2 quy định dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng và khung hình phạt cho trường hợp phạm tội có dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng này; khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân có các dấu hiệu pháp lý sau:

2.1 Dấu hiệu chù thể của tội phạm

Chủ thể của tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân được quy định có thể là:

+ Hành vi cản trở việc thực hiện quyền bầu cử;

+ Hành vi cản trở việc thực hiện quyền ứng cử hoặc

+ Hành vi cản trở việc thực hiện quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

• Quyền bầu cử, quyền ứng cử ở đây được hiểu là quyền ứng cử, quyền bầu cử vào các cơ quan quyền lực, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong đó, quyền bầu cử bao gồm quyền đề cử, giới thiệu người ứng cử và quyền bỏ phiếu. Quyền biểu quyết trong trưng cầu ý dân được hiểu là quyền bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Thủ đoạn thực hiện hành vi cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân được điều luật quy định là:

+ Lừa gạt: Đây là các thủ đoạn gian dối khiến người khác hiểu lầm, hiểu sai mà bỏ phiếu bầu cử trái với ý muốn của họ như vu khống người được giới thiệu ra ứng cử để các cử tri hiểu xấu về người đó mà không bỏ phiếu cho họ; giải thích xuyên tạc cách thức ghi trong phiếu bàu làm cho phiếu không có giá trị... hoặc dùng mọi cách gian dối khiến cho người ứng cử không thực hiện quyền ứng cử hoặc ứng cử trái ý muốn của mình; giải thích sai ý nghĩa của việc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân về những vấn đề quan trọng của đất nước...

+ Mua chuộc: Đây là thủ đoạn đưa tiền, đồ vật hoặc lợi ích vật chất khác để lôi kéo người khác nghe theo mà bỏ phiếu cho người này, không bỏ phiếu cho người kia, hoặc không thực hiện quyền ứng cử; hay làm cho công dân biểu quyết theo yêu cầu của người phạm tội khi Nhà nước trưng cầu ý dân hoặc không tham gia biểu quyết...

+ Cưỡng ép: Đây là thủ đoạn dùng vũ lực, quyền lực buộc người khác phải làm theo ý muốn của mình mà bỏ phiếu cho người này, không bỏ phiếu cho người kia; hay không thực hiện quyền ứng cử hoặc làm cho công dân biểu quyết theo yêu cầu của người phạm tội khi Nhà nước trưng cầu ý dân hoặc không tham gia biểu quyết...

Ngoài ba thủ đoạn phạm tội cụ thể được liệt kê như vậy, điều luật còn xác định thủ đoạn phạm tội của tội này còn có thể là thủ đoạn khác. Đây là các thủ đoạn tuy không thuộc ba thủ đoạn đã được liệt kê nhưng cũng có tính chất tương tự như thủ đoạn uy hiếp tinh thần làm người khác vì sợ mà không đi bỏ phiếu, không ứng cử hoặc không tham gia biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi cản trở người khác thực hiện quyền bàu cử, ứng cử, quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

2.4 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 02 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng như sau:

- Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm tội xâm phạm quyền của công dân về bàu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn'. Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện hành vi cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

- Dân đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ỷ dân: Đây là trường hợp phạm tội đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là phải hoãn ngày bầu cử hoặc phải hủy kết quả bầu cử và tổ chức bầu cử lại hoặc phải hoãn việc trưng cầu ý dân. Phạm vi phải hoãn ngày bầu cử hoặc phải bầu cử lại có thể trong phạm vi một đon vị bầu cử, một địa phưong mà không nhất thiết phải trong phạm vi toàn quốc.

Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung [có thể được áp dụng] là: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm cho người phạm tội.

3. Tội làm sai ỉệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân được quy định như thế nào ?

Tội làm sai ỉệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân được quy định tại Điều 161 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:

Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân

1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a] Có tổ chức;

b] Dan đến phải tố chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

4. Bình luận tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là như thế nào ?

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, két quả trưng cầu ý dân; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tẳng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân được quy định là người có trách nhiệm trong tổ chức, giám sát việc bầu cử, hoặc trong tổ chức trưng cầu ý dân. Như vậy, có hai nhóm cá nhân có thể là chủ thể của tội phạm này. Đó là nhóm cá nhân có nhiệm vụ tham gia tổ chức hoặc giám sát việc bầu cử và nhóm cá nhân có nhiệm vụ tổ chức trưng cầu ý dân.

4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân được quy định là hành vi làm cho kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân không phản ánh đúng, trung thực với thực tế khách quan của cuộc bỏ phiếu, trưng cầu ý dân bằng một trong các thủ đoạn:

+ Già mạo giấy tờ: Đây là thủ đoạn sửa chữa nội dung các giấy tờ có liên quan đến kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân như sửa chữa biên bản kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu sai con số; v.v...

+ Gian lận phiếu: Đây là thủ đoạn làm sai lệch kết quả kiểm phiếu như rút bớt số phiếu của người này, tăng phiếu bầu cho người khác khi kiểm phiếu hoặc hủy hoặc thêm phiếu bầu; v.v...

+ Dùng thủ đoạn khác: Đây là các thủ đoạn tuy không thuộc các thủ đoạn trên nhưng cũng có tính chất tương tự như đánh tráo hòm phiếu thật trong đó có kết quả bầu cử bằng hòm phiếu giả, không lấy hết số phiếu bầu ra khỏi hòm phiếu.

4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thế

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

4.4 Khung hình phạt được áp dụng

Khoản 1 của điêu luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng như sau:

- Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.

- Dan đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trimg cầu ý dân'. Đây là trường họp phạm tội đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là phải hủy kết quả bầu cử hoặc kết quả trưng cầu ý dân và tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân. Phạm vi phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc việc trung cầu ý dân có thể trong phạm vi một đơn vị bầu cử, một địa phương mà không nhất thiết phải trong phạm vi toàn quốc.

Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung [có thể được áp dụng] là: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử bị xử lý như thế nào ?

Trả lời:

Điều 95 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015đã quy định rõ: Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Càn cứ vào quy định của Luật này, Bộ luật Hình sự đã quy định cụ thể 02 tội liên quan đến bầu cử gồm:

- Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân [Điều 160]:

“1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

- Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân [Điều 161]:

“1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trưòng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a] Có tổ chức;

b] Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mà có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử [như kê khai hồ sơ ứng cử không trung thực, gian dôì, giả mạo thông tin, vi phạm các quy định về vận động bầu cử...] thì có thể bị xóa tên trong Danh sách chính thức những người ứng cử hoặc nếu đã được bầu thì cũng không được công nhận tư cách đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề