Người tiểu đường an được thịt gì

Bệnh là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, đục thủy tinh thể, suy thận, liệt dương, hoại thư...

Chế độ ăn trong bệnh ĐTĐ rất quan trọng

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị ĐTĐ. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Ngoài ra còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ nên gần giống với người bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày [4 - 6 bữa].

Lượng bột đường [gạo, ngô, khoai...] gần với mức người bình thường [50 - 60%].

Cho phép người ĐTĐ được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế [đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống...].

Giảm lượng chất béo [nên ăn các loại dầu, mỡ cá]: 20 - 25%.

Tăng chất xơ [có nhiều trong rau, trái cây].

3 nhóm thức ăn người bệnh ĐTĐ cần đặc biệt tuân thủ

Nhóm thức ăn nên dùng: Các loại bánh mì không pha phụ gia, gạo, mì sợi: số lượng vừa phải; sữa tách béo, lòng trắng trứng gà, các loại thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá ít béo, các loại rau xanh có lượng đường thấp: các loại rau cải, mồng tơi, bí bầu, mướp, dưa chuột...

Nhóm thức ăn hạn chế: Bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, các chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường.

Nhóm thức ăn cần tránh hoặc ăn rất ít: Đường [trừ lượng cho phép], các loại mật, bánh ngọt, kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước quả có đường; sữa béo; thịt nhiều mỡ; thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng...; cá nhiều mỡ [cá basa]; lòng đỏ trứng; bơ, mỡ đông lạnh; khoai tây rán; quả ngọt dạng sấy khô, quả ngâm đường; các loại đồ uống: rượu, bia, nước ngọt...

ThS.BS. Lê Thị Hải


Càng nhiều tuổi ta càng cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống, luyện tập, đặc biệt là việc tiêu thụ thịt như thế nào cho hợp lý.

  • Tập thể dục cực tốt cho sức khỏe nhưng có 6 thời điểm tuyệt đối không tập vì dễ "đoản mệnh", gây chấn thương hoặc làm hại nhiều cơ quan
  • Uống nước vào 3 thời điểm này làm hại thận và hại tim, khuyến cáo 2 thời điểm không khát cũng nên uống để "tự cứu sống bản thân"
  • Người Nhật không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm: 3 lý do phía sau khiến cả thế giới bái phục, hiểu luôn vì sao họ lại sống thọ bậc nhất

Với sự gia tăng của tuổi tác hoặc do thói quen sinh hoạt không cân bằng, con người hiện đại rất dễ mắc phải "ba cao" - cao huyết áp, đường huyết cao, mỡ máu cao. Trong đó, đường huyết cao là tình trạng phổ biến nhất, khi nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tổn thương tim, mù lòa, hại thận...

Các biến chứng tiểu đường có thể làm cho người già bị tàn phế, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể, gây mạch máu não...

Càng cao tuổi chúng ta càng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, đặc biệt là đối tượng sau 60 tuổi. Các biến chứng tiểu đường có thể làm cho người già bị tàn phế, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể, gây mạch máu não... Do đó, càng nhiều tuổi ta càng cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống, luyện tập, đặc biệt là việc tiêu thụ thịt như thế nào cho hợp lý.

Người bệnh tiểu đường có được ăn thịt không?

Câu trả lời là CÓ. Nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, việc ăn thịt như thế nào là thông tin rất quan trọng. Một số loại thịt không phù hợp để tiêu thụ nhiều đó là thịt lợn, thịt xông khói, thịt bò... Trung bình chỉ nên ăn giới hạn từ 300-500 gram mỗi tuần, đồng thời cũng nên ăn xen kẽ với các loại thịt khác. Việc ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày, mỗi tuần còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người vì thế bạn nên hỏi bác sĩ khi đi khám bệnh.

Ngoài ra, người tiểu đường cũng nên chọn đúng loại thịt để lượng đường trong máu được ổn định.

3 loại thịt giúp hạ lượng đường trong máu, người già càng nên tăng cường

1. Cá

Thịt cá rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường, bởi thịt cá không chỉ thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà còn là loại thịt giàu đạm, ít chất béo, đồng thời rất giàu axit béo không no... Các chất này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não, đồng thời có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Cần lưu ý là phải chọn cá tươi, không nên ăn cá đã tẩm ướp.

2. Ức gà

  • Uống nước vào 3 thời điểm này làm hại thận và hại tim, khuyến cáo 2 thời điểm không khát cũng nên uống để "tự cứu sống bản thân"

Ức gà là một loại thịt giàu protein, đồng thời là món khoái khẩu của những người muốn giảm cân bởi nó có hàm lượng chất béo rất thấp. Thịt ức gà là một lựa chọn rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, tiêu thụ phù hợp có thể có tác dụng hạ đường huyết, nhưng cần lưu ý chọn các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc thay vì chiên, xào.

Thịt ức gà là một lựa chọn rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

3. Thịt thỏ

Thịt thỏ tuy không phổ biến trong cuộc sống nhưng nó có thể đóng vai trò chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường. Thịt thỏ chứa nhiều protein chất lượng cao, vitamin và nhiều loại khoáng chất dinh dưỡng, ít calo và chất béo, rất có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài 3 loại thịt trên, muốn hạ đường huyết phải tuân thủ thói quen tập thể dục

Như chúng ta đã biết, tập thể dục là "chìa khóa" để tăng cường thể chất, đồng thời rất có lợi cho việc hạ đường huyết. Bởi tập luyện giúp cải thiện tốc độ lưu thông máu và cải thiện chuyển hóa cơ tim, thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhanh chóng và giảm độc tố trong máu...

Tuy nhiên, khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là người già không nên tập thể dục quá sức mỗi ngày, chỉ nên áp dụng các bài tập aerobic đơn giản, chạy bộ, đi bộ nhanh, Thái Cực Quyền.

Những người có "khuôn mặt ung thư" thường bộc lộ 3 điểm chung, nếu không có điểm nào chứng tỏ ung thư vẫn ở rất xa bạn

Video liên quan

Chủ Đề