Sự tích bánh chưng bánh dày lớp 6

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Soạn bài Bánh Chưng, bánh Giầy lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và chuẩn bị bài trước khi đến lớp môn Ngữ văn 6.

- Bộ sách Chân trời sáng tạo

Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo trả lời câu hỏi trong phần Chuẩn bị đọc và Trải nghiệm cùng văn bản.

Bên cạnh đó VietJack còn có các video bài giảng cũng như tác giả tác phẩm, bộ câu hỏi trắc nghiệm theo bài học và bộ đề thi Ngữ văn lớp 6.

Lưu trữ: Soạn bài: Bánh Chưng, bánh Giầy - sách cũ

Quảng cáo

Câu 1[ trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1]

- Vua Hùng chọn người nối ngôi khi đất nước thanh bình và nhà vua đã già

- Ý định của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng

- Hình thức: thử tài [nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi

Quảng cáo

Câu 2 [trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1]

Trong các con vua, chỉ Lang Liêu được giúp đỡ vì:

- Mẹ chàng trước kia bị vua ghẻ lạnh, Lang Liêu chịu nhiều thiệt thòi nhất

- Tuy là hoàng tử nhưng chàng ra khỏi cung vua, sống cuộc đời lương thiện bằng lao động.

- Lang Liêu hiểu được ý của thần, và tự sáng tạo thành hình của bánh.

Câu 3 [trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1]

Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương vì:

Quảng cáo

- Bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động

- Bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài

→ Vua hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ vua trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.

Câu 4 [trang 12 sgk ngữ văn 6 tập 1]

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

- Đề cao lao động, đề cao nghề nông

- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

LUYỆN TẬP [sgk trang 12]

Câu 1 [phần Luyện tập trang 12]: Trao đổi ý kiến ở lớp: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Hướng dẫn:

Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là:

   + Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa.

   + Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.

Câu 2 [phần Luyện tập trang 12]: Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Hướng dẫn:

Các em có thế nêu theo sự cảm nhận của mình, song có 2 chi tiết giàu ý nghĩa nhất là:

- Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo: "Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo...".

→ Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con vua, chỉ có Lang liêu mới được thần giúp đỡ. Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính, được ưa thích của cư dân; đồng thời chi tiết này thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.

- Lời vua nói với mọi người về hai loại bánh.

→ Đây là cách “đọc”, cách “thưởng thức”, nhận xét về văn hóa. Những cái bình thường, giản dị xong lại chứa rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhận xét của vua về bánh chưng, bánh giầy cũng chính là ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh này nói riêng và về phong tục làm hai loại bánh vào ngày tết.

Bài giảng: Bánh chưng bánh giầy - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 6 | Soạn bài lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 6 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Soạn bài Bánh Chưng, bánh Giầy hay nhất

Bài giảng: Bánh chưng bánh giầy - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

Tổng hợp tóm tắt tác phẩm Bánh Chưng, bánh Giầy Ngữ văn lớp 6 gồm các bài tóm tắt hay nhất, ngắn nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Bánh Chưng, bánh Giầy từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản Bánh Chưng, bánh Giầy trong chương trình Ngữ văn lớp 6.

Tóm tắt Bánh Chưng, bánh Giầy [mẫu 1]

       Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

Quảng cáo

Tóm tắt Bánh Chưng, bánh Giầy [mẫu 2]

Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Lang Liêu là người con thứ mười tám, chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn. Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết.

Quảng cáo

Tóm tắt Bánh Chưng, bánh Giầy [mẫu 3]

Hùng Vương đời thứ 6 có 20 người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi.

Lang Liêu là người con thứ 18 của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất va hình tròn tượng trưng cho trời.

Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

Tóm tắt Bánh Chưng, bánh Giầy [mẫu 4]

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Quảng cáo

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 6 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 6 | Soạn bài lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 6 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

banh-chung-banh-giay.jsp

Video liên quan

Chủ Đề