Nguyên nhân tử vong cao nhất Việt Nam

Tại hội nghị tim mạch học Việt Nam diễn ra trong 2 ngày 8 và 9-10, PGS-TS Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam, Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, cho biết bệnh tim mạch đang gia tăng rất nhanh và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

Thống kê tại các cơ sở y tế cho thấy cứ 100 người chết thì 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch. Số người tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với tổng số người chết vì ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và đái tháo đường cộng lại.

Nguyên nhân tử vong cao nhất Việt Nam

Bệnh nhân khám các bệnh tim mạch tại Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai

Năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới thống kê mỗi năm có gần 19 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, trong khi ung thư là hơn 10 triệu người, COPD gần 2 triệu người và tiểu đường là 3,3 triệu người. Trong số bệnh nhân tử vong vì tim mạch, riêng bệnh động mạch vành có tới 9 triệu người.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế thống kê mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm hơn 30% số ca tử vong do các bệnh mãn tính không lây nhiễm. Trong khi số tử vong do ung thư năm 2020 là 122.600 trường hợp.

Theo các chuyên gia, bệnh tim mạch bao gồm: Bệnh mạch vành, các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh động mạch chủ, các bệnh động mạch ngoại biên, suy tim, bệnh thấp tim, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim... Trong đó, bệnh động mạch vành và đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hoặc tàn phế nhiều nhất.

Những năm qua, các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch tại Việt Nam cũng tăng nhanh chóng. Đơn cử với bệnh tăng huyết áp, khoảng 25% - 47% người Việt trưởng thành mắc căn bệnh này. Đáng ngại, số người tăng huyết áp mà không biết mình bị tăng huyết áp chiếm tỉ lệ tới 50% và số người tăng huyết áp được kiểm soát tốt (điều trị, thay đổi lối sống) cũng chỉ đạt khoảng 1/3. Cùng đó, tỉ lệ đái tháo đường tuýp 2 cũng tăng đáng kể, nhưng có tới 65% số người bị đái tháo đường hoàn toàn không biết mình mắc bệnh.

Nguyên nhân tử vong cao nhất Việt Nam

Biểu đồ về nguyên nhân gây ra các ca tử vong tại Việt Nam- Nguồn: VNHA

GS-TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, cho rằng thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lối sống ít vận động kèm theo chế độ thực phẩm, ăn uống không hợp lý, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… dẫn tới béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch.

Hầu hết các bệnh tim mạch hiện nay có thể phòng ngừa được một cách hiệu quả thông qua việc điều chỉnh lối sống có hại cho sức khỏe. Người đã bị bệnh tim mạch hoặc nguy cơ cao bị bệnh tim mạch (khi có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid) cần được đánh giá sớm và thực hiện các biện pháp phòng bệnh và dùng thuốc phù hợp.

Để phòng bệnh tim mạch, Hội Tim mạch học Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người dân trong việc thực hiện lối sống khỏe mạnh; truyền thông để người dân biết được các chỉ số về cân nặng, huyết áp, đường huyết, mỡ máu; phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch hoặc yếu tố nguy cơ đi kèm khác để có phương án điều trị kịp thời.

Tại Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 với chủ đề "30 năm tim mạch học Việt Nam diễn ra ngày 8-10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết tại Việt Nam, mô hình bệnh tật đã thay đổi rất nhanh trong vài thập kỷ vừa qua, với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hầu hết các lý bệnh tim mạch có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Đánh giá cao bước phát triển vượt bậc của Hội Tim mạch học Việt Nam trong 30 năm qua, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh chất lượng điều trị bệnh lý tim mạch từng bước tương đương với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim mạch… Cùng đó, Hội Tim mạch cũng là môi trường để các bác sĩ trao đổi, cập nhật kiến thức chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hành lâm sàng.

Nguyên nhân tử vong cao nhất Việt Nam

SKĐS - Bệnh tim mạch đang gia tăng rất nhanh và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam, chiếm 33% tổng số bệnh nhân tử vong. Cứ 3 người tử vong thì có 1 người do nguyên nhân tim mạch.

Đây là thông tin được PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam chia sẻ tại sự kiện họp báo ngày 5/10 về Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 sẽ diễn ra ở Quảng Ninh từ ngày 7-9/10.

Nguyên nhân tử vong cao nhất Việt Nam

Các chuyên gia của Hội Tim mạch tại buổi họp báo về Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18.

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, rất nhiều người dân còn chủ quan với sức khỏe tim mạch. Chẳng hạn với căn bệnh tăng huyết áp, có đến 50% người bệnh bị tăng huyết áp nhưng không hề biết. Trong số 50% còn lại biết bệnh, chỉ một nửa là điều trị đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp.

Trong khi đó, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, các bệnh tim mạch cũng chiếm 33% nguyên nhân gây tử vong.

Đặc biệt, GS.TS Nguyễn Lân Việt - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho rằng con số 25% dân số mắc bệnh tăng huyết áp là rất lớn, với tỉ lệ cứ 4 người trưởng thành lại có một người bị tăng huyết áp.

"Đáng lo hơn, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều người mắc bệnh khi đang còn trong độ tuổi lao động. Thế nhưng, đến nay vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình. Từ tăng huyết áp dẫn tới rất nhiều biến chứng khác, điển hình là đột quỵ"- Chủ tịch Hội Tim mạch nói.

Nguyên nhân tử vong cao nhất Việt Nam

GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam chia sẻ tại họp báo.

Phân tích nguyên nhân, GS.TS Nguyễn Lân Việt cho rằng do thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lối sống ít vận động kèm theo chế độ thực phẩm, ăn uống không hợp lý, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… dẫn tới béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và cuối cùng là các bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, do sức ép và áp lực công việc của lối sống hiện đại diễn ra trong thời gian dài khiến cơ thể của nhiều người bị căng thẳng lớn. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến những cơn co thắt tim tại nhóm người trẻ tuổi...

GS.TS Nguyễn Lân Việt cũng lưu ý, trong mô hình bệnh tật về tim mạch, các bệnh do thấp tim, van tim có xu hướng giảm đi, nhưng các bệnh do xơ vữa động mạch lại có xu hướng tăng lên.

Hiện nay, bệnh tim mạch vẫn đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nhất, chi phí chăm sóc điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng với hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm có đến 17,5 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến tim mạch, số bệnh nhân mắc bệnh này đang có xu hướng ngày càng tăng.

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng khuyến cáo, bệnh tim mạch hoàn toàn phòng ngừa được, nhưng nhiều người dân còn rất chủ quan. Tim mạch tiến triển âm thầm, đến khi xảy ra tai biến thì đã quá muộn. Người bị nhồi máu cơ tim rồi mới biết mình mắc tiểu đường, rối loạn mỡ máu từ lâu.

Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 với chủ đề "30 năm Tim mạch học Việt Nam: Hình thành, Phát triển, Hội nhập" sẽ có gần 600 bài báo cáo chuyên môn của các chuyên gia tim mạch hàng đầu trong nước và thế giới, được trình bày tại gần 200 phiên họp, đề cập đến hầu hết các lĩnh vực trong chuyên ngành Tim mạch với nhiều chủ đề đa dạng và nhiều cập nhật...

Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 nhằm truyền thông tuyên truyền gián tiếp và trực tiếp tới cộng đồng để người dân có kiến thức, hiểu biết phòng, chống một cách hữu hiệu với bệnh lý tim mạch.