Nhà rông Tây Nguyên của dân tộc nào

Nhà Rông Tây Nguyên Là một nét đặc trưng của Tây Nguyên nhưng mỗi dân tộc lại có một lối kiến trúc, tạo dáng và trang trí hoa văn riêng. Đây cũng là di sản văn hóa gắn liền với lịch sử cư trú lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nhà Rông là ngôi nhà nằm ở khu vực trung tâm của một làng, đây là ngôi nhà chung và là ngôi nhà lớn nhất. Dùng làm không gian sinh hoạt, gắn kết các thành viên trong cộng đồng.

Nhà Rông Tây Nguyên khá đặc sắc và đa dạng. Với mỗi dân tộc khác nhau, nhà Rông được xây dựng với hình dáng khác nhau. Ví dụ, nhà Rông của đồng bào Giẻ Triêng thường thấp và nhỏ. Nhà Rông của đồng bào Xê Đăng lại cao vút. Nhà Rông của đồng bào Ba Na lại mềm mại nhưng cũng không kém phần uy nghi…

Nhà Rông với kiến trúc độc đáo – Ảnh ST

Mọi người thường nhắc tới Nhà Rông Tây Nguyên như một biểu tượng văn hóa của Đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tuy nhiên không phải dân tộc nào ở Tây Nguyên cũng có nhà rông. Nhà rông xuất hiện nhiều tại các buôn làng dân tộc khu vực phía bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phía nam Tây Nguyên từ Ðắk Lắk trở vào, nhà rông xuất hiện thưa thớt dần.

Nhà Rông Tây Nguyên thường được chia làm hai loại là nhà Rông trống và nhà Rông mái. Nhà Rông trống có mái to dành cho đàn ông, cao chót vót và được trang trí rất công phu. Còn nhà Rông mái nhỏ hơn dành cho phụ nữ, có mái thấp và được trang trí đơn giản hơn. Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Dân làng coi nhà Rông là biểu tượng quyền lực của làng, chính vì vậy mà nhà Rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ.

Nhà Rông Tây Nguyên không dùng đến sắt thép, dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15-16m. . Các chỗ nối được chặt, đẽo rồi dùng mây, lạt tre để buộc rất cẩn thận. Cầu thang lên nhà Rông thường có 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc cũng có sự khác nhau. Người Bana là hình ngọn cây rau dớn. Người Xê Đăng, Giẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, còn người Ja Rai lại là hình quả bầu đựng nước…

Nhìn chung, nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, mái lợp bằng lá cỏ tranh, phơi khô vàng.

Sàn nhà được ghép bằng những tấm ván gỗ, 2 đầu nhà đặt 2 bếp lửa. Hai bên vách được đan bằng tre nên một dải hoa văn rất độc đáo và lạ mắt. Cửa chính được mở ở giữa một vách chính, cửa phụ được mở ở hông bên phải của cửa chính. Phần cầu thang lên xuống được đẽo bằng những cây gỗ lớn, thường sẽ đẽo 7 hoặc 9 bậc.

Nếu mái đình miền xuôi gắn liền với hình ảnh cây đa, thì nhà rông Tây Nguyên có cây nêu. Cây nêu được trang trí nhiều họa tiết, đặt phía trước sân chính giữa của ngôi nhà rông để phục vụ các lễ hội lớn của buôn làng. Theo quan niệm, cây nêu là nơi hội tụ các vị thần linh. Ở từng lễ hội, cây nêu mang một hình ảnh biểu tượng khác nhau

Nhà Rông là nơi sinh hoạt văn hóa của buôn làng – Ảnh St

Nhà Rông là nơi quan trọng nên đàn ông trong làng thay nhau ngủ qua đêm để trông coi. Ngoài mục đích gìn giữ không gian thiêng, nhà Rông là nơi người dân trao đổi những câu chuyện, kinh nghiệm trong đời sống. Người độc thân trong làng có thể quây quần tại nhà rông để thăm hỏi, tìm bạn đời, tuy nhiên không đi được phép đi quá giới hạn.

Nhà rông chỉ gắn với buôn làng. Không có nhà rông cấp tỉnh, cấp huyện hoặc nhà rông chung nhiều làng. Hiện nay, nhà rông truyền thống luôn được gìn giữ tại trung tâm làng.

Một số địa điểm có nhà rông hiện nay là nhà rông Kon Klor ở thành phố Kon Tum. Làng Plei Phung, làng Kon So Lăl [huyện Chư Pah] và làng Đê K’tu [huyện Mang Yang] ở Gia Lai.

Cho đến nay vẫn chưa thể xác định rõ nguồn gốc nhà rông có từ khi nào. Từ lâu, nhà Rông đã đi vào đời sống tinh thần của người dân. Và luôn là biểu tượng văn hóa nổi bật khi nhắc về Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Nhà rông là một kiểu nhà sàn, được xây dựng trên các cột ở trên mặt đất hay trên mặt nước. Nhà sàn đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, từ thời kỳ đồ đá, đồ đồng nhưng nhà rông Tây Nguyên lại là một kiểu nhà sàn đặc trưng khác với phần mái nhà to hơn hẳn so với nhà sàn bình thường.

Nhà rông là biểu tượng của người Tây Nguyên. Ảnh: Báo Gia Lai

Nhà rông khác nhà sàn ở phần mái nhà to hơn hẳn. Ảnh: Báo Gia Lai

Nhà rông Tây Nguyên thường là nơi tụ họp, trao đổi và thảo luận của buôn làng; một số nơi còn dùng để đón khách chung của làng hay khách riêng của từng gia đình. Tuy nhiên, không phải dân tộc nào ở Tây Nguyên cũng có nhà rông. Hiện nhà rông có nhiều ở phía Bắc của Tây Nguyên như tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Hiện nhà rông có nhiều ở phía Bắc của Tây Nguyên. Ảnh: @jaivulabeaute

Kiến trúc đặc trưng của nhà rông Tây Nguyên

Nhà rông tuy gọi là nhà nhưng không phải là nơi ở của người đồng bào, mặc dù được xây dựng với kết cấu tương tự nhà sàn để ở. Đây cũng là nơi bắt đầu cho những tiếng cồng chiêng, là hơi thở và tâm hồn của mảnh đất Tây Nguyên.

Nhà rông mang những nét kiến trúc riêng, cao và rộng hơn nhà sàn. Nhiều nơi còn xây hai nhà rông: nhà rông đực và nhà rông cái. Nhà rông đực dành cho đàn ông và thường được trang trí công phu, hùng vĩ còn nhà rông cái có mái thấp hơn, dành cho phụ nữ. Trai gái có thể đến quây quần bên nhà rông để nói chuyện, thăm hỏi nhưng tuyệt nhiên không được ở lại.

Nhà rông mang những nét kiến trúc riêng, cao và rộng hơn nhà sàn. Ảnh: VnxEpress

Đối với buôn làng ở Tây Nguyên, nhà rông không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn là nơi thiêng liêng. Chính vì thế khi xây dựng, tất cả người dân đều tập trung lao động, họ hăng say, tỉ mỉ, miệt mài bằng tất cả tình cảm.

Nhà rông càng to, càng rộng thì càng thể hiện được sự mạnh mẽ và sung túc của buôn làng đó. Nhà rông được xây dựng từ chính những nguyên liệu lấy từ núi rừng Tây Nguyên như gỗ, tre, cỏ tranh.. với chiều cao trung bình khoảng 18 mét. Mái nhà là kiểu mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi rìu vươn lên bầu trời. Người ta hái cỏ tranh một loài cây thuộc họ lúa], phơi khô cho đến khi vàng rồi đem lợp thành mái nhà.

Nhà rông được xây dựng bằng mồ hôi và tình cảm của người đồng bào. Ảnh: Nguoiduatin.vn

Nhà rông được xây dựng từ chính những nguyên liệu lấy từ núi rừng - Ảnh: @thinhh.91

Thông thường nhà rông Tây Nguyên sẽ được dựng trên tám cột cây đại thụ, thẳng và chắc. Cột cây đại thụ sẽ được chọn lựa rất kĩ càng vì đây như là nền móng của cả ngôi nhà.

Phần mái của nhà rông được lợp bằng lá cỏ tranh. Ảnh: @thynguyen2402

Nét kiến trúc thể hiện văn hóa của người đồng bào dân tộc trong nhà rông đó chính là phần sàn nhà. Sàn nhà thường được làm từ ván gỗ hay ống tre nứa ghép lại nhưng không khít nhau mà các thanh ghép cách nhau khoảng 1cm. Điều này phù hợp với văn hóa quây quần uống rượu cần của người đồng bào vì khi ăn uống, nước vương ra nền nhà sẽ chảy luôn xuống sàn, theo các khe chảy xuống đất luôn.

Sàn nhà thường được làm từ ván gỗ hay ống tre nứa ghép lại nhưng không khít. Ảnh: Baomoi.com

Người Tây Nguyên xây dựng nhà rông thường lựa chọn số lẻ ở các bậc thang như 7 hoặc 9. Mỗi dân tộc sẽ lại có những cách trang trí bậc thang riêng ở thành và cột như người Gia Rai hay tạc hình quả bầu đựng nước; người Giẻ Triêng, Xơ Đăng chọn hình núm chiêng hoặc hình mũi thuyền...

Người Tây Nguyên xây dựng nhà rông thường lựa chọn số lẻ ở các bậc thang như 7 hoặc 9. @cuongkhii

Mỗi dân tộc có những nét riêng trong kiến trúc của nhà rông, trong cả cách tạo dáng, trang trí hoa văn. Người Giẻ Triêng thường xây nhà rông nhỏ và thấp, còn người Xê Đăng lại xây nhà rông cao vút. Nhà rông của người Ba Na mềm mại nhưng vẫn không kém phần uy nghi còn nhà rông của người Gia Rai lại thanh thoát. Điểm chung của những ngôi nhà rông đó chính là nơi để sinh hoạt cộng đồng và đều treo cờ Việt Nam.

Tùy dân tộc mà có các kiểu nhà rông khác nhau nhưng điểm chung là thường treo cờ Việt Nam trước nhà rông. Ảnh: TinTravel

Đến các buôn làng, nếu muốn chiêm ngưỡng nhà rông, du khách chỉ cần tìm đến khu vực trung tâm của khu dân cư. Nhà rông thường được xây dựng trên một mảnh đất rộng đủ cho không gian sinh hoạt chung của cả làng. Già làng thường là người lựa chọn vị trí quan trọng để đặt nhà rông. Sau khi xây dựng nhà rông, người dân mới bắt đầu dựng nhà ở xung quanh sao cho mặt nhà hướng về phía nhà rông.

Nhà rông được xây dựng khu vực trung tâm của làng. Ảnh: Tràng An Travel

Một số nhà rông nổi bật ở Tây Nguyên thu hút nhiều du khách ghé thăm như nhà rông Kon Klor [nhà rông to đẹp nhất Tây Nguyên], nhà rông Kon Jơ Dri, nhà rông Kon K’ri đều thuộc thành phố Kon Tum. Ben cạnh đó, làng Plei Phung, làng Kon So Lăl [huyện Chư Pah] và làng Đê K'tu [huyện Mang Yang] ở Gia Lai cũng đang lưu giữ nhiều nhà rông cổ.

Nhà rông Kon Klor to đẹp nhất Tây Nguyên. Ảnh hinhanhkontum.maytinhhtl

Những nét văn hóa gắn với nhà rông Tây Nguyên

Người dân đồng bào Tây Nguyên quan niệm rằng nhà rông là nơi thu hút khí thiêng để hỗ trợ cho dân làng có được một cuộc sống êm đềm. Đó cũng chính là lý do mà bên trong nhà rông có một nơi trang trọng đặt những vật linh thiêng để thần linh trú ngụ như dao, sừng trâu..

Bên trong nhà rông đặt nhiều vật dụng linh thiêng. Ảnh: dulichdaiviet

Đến tham quan nhà rông Tây Nguyên, ngoài được tham gia vào các sự kiện văn hóa của người đồng bào, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng được những hiện vật gắn với lễ hội Tây Nguyên. Ở miền xuôi thường lựa chọn hình ảnh mái đình gắn với cây đa, còn ở Tây Nguyên chọn nhà rông gắn với cây nêu [thường làm từ một số loại họ tre, tỉa sạch nhánh và lá với chiều cao 5 - 6m; trên ngọn cây treo thêm nhiều vật dụng mang tính chất biểu tượng riêng của từng địa phương như đèn lồng, chuông...]. Cây nêu có mặt trong hầu hết mọi lễ hội của người Tây Nguyên, thế nhưng theo phong tục, mỗi lễ hội sẽ chọn cây nêu khác nhau như lễ hội mừng lúa mới sẽ chọn cây nêu 1 nhánh, lễ hội đâm trâu chọn cây nêu 4 nhánh...

Cây nêu ở lễ hội mừng nhà rông mới. Ảnh: Mytour

Tại nhà rông thường diễn ra các sự kiện trọng đại của làng và cũng là nơi diễn ra các lễ hội, nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ các giá trị văn hóa truyền thống của buôn làng. Nhà rông cũng là nơi lưu giữ nhiều bảo vật của vùng đất Tây Nguyên như cồng chiêng, trống,.. Tập tục sinh hoạt ở nhà rông Tây Nguyên phần nào thể hiện được lối sống đùm bọc, đoàn kết của con người nơi đây.

Người dân đem lễ vật đến nhà rông để chuẩn bị thực hiện lễ cúng nhà rông. Ảnh: baotintuc.vn

Sau một năm thu hoạch tươm tất, người đồng bào thường tổ chức lễ cúng Thần nhà rông, chuẩn bị rượu cần cùng với nhiều lễ vật để hiến tế, tạ ơn thần linh. Già làng và những bậc cao niên trong làng sẽ chọn ra một ngày tốt nhất để thực hiện nghi lễ, yêu cầu tất cả mọi người trong làng đều phải tập trung về khu vực nhà rông của làng. Đầu tiên, thầy cúng thực hiện nghi lễ ở nhà rông, mong muốn dân làng có cuộc sống hòa thuận, ấm no, mọi người đoàn kết, yêu thương nhau. Sau khi lễ cúng hoàn tất, mọi người sẽ chia nhau thưởng thức những món ăn ngon, uống rượu cần và cùng nhau nắm tay hòa vào tiếng hát, tiếng cồng chiêng. 

Tại nhà rông thường diễn ra các sự kiện trọng đại của làng. Ảnh: baodantoc

Du khách đến tham quan nhà rông Tây Nguyên. Ảnh: @hungchen6684

Dọc khắp mảnh đất Tây Nguyên, hình ảnh nhà rông vút lên trời xanh vô cùng quen thuộc. Ngôi nhà này là minh chứng rõ nhất cho văn hóa, tập tục và lối sống độc đáo của người đồng bào Tây Nguyên.  

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề