Nhân hóa là gì cho ví dụ lớp 3 năm 2024

Biện pháp tu từ nhân hóa, là phương pháp đơn giản thổi hồn vào con chữ, giúp cho bài văn trở nên hoa mỹ hơn. Chính vì vậy mà các em học sinh đã được nhà trường giảng dạy về phương pháp này từ rất sớm. Ở bài viết này, HOCMAI không chỉ đưa ra khái niệm mà còn bài tập về nhân hóa để các em ôn luyện và thực hành.

Biện pháp tu từ nhân hóa là gì?

  • Khái niệm và tác dụng biện pháp nhân hóa

    Biện pháp tu từ nhân hóa là dùng những từ để chỉ người để miêu tả hoặc gọi tên sự vật, sự việc; làm cho đồ vật, động vật, cây cối, câu chuyện,… trở nên sinh động, sống động, và cuốn hút hơn. Sự vật, sự việc đó như được thổi hồn, đưa sự sống vào trong chúng.

    • Các kiểu nhân hóa

      Có ba kiểu biện pháp tu từ nhân hóa chính:

      • Lấy từ ngữ gọi người để gọi vật

      Ví dụ: “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”. (Truyện Ngụ ngôn)

      Các từ “lão”, “bác”, “cô”, “cậu”: là những từ chỉ người, nhưng ở câu trên được sử dụng để gọi những bộ phận trên cơ thể.

      • Lấy từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

      Ví dụ: Hai chú chim đang trò chuyện.

      “Trò chuyện” vốn là hành động để chỉ hai hoặc nhiều người đang giao tiếp với nhau, nhưng ở đây được sử dụng để chỉ hai chú chim đang hót líu lo.

      • Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

      Ví dụ: Mèo ơi, lại đây với ta!

      “Mèo ơi” chính là phép tu từ nhân hóa, cách gọi như vậy vốn là chỉ giữa người với người, chỉ có con người mới có thể nói như vậy, và chỉ có người nghe mới có thể hiểu.

      Kiến thức chi tiết về biện pháp này các em học sinh có thể tham khảo: So sánh là gì

      Dưới đây là một số bài tập cơ bản về nhân hóa, các em học sinh luyện tập nhé!

      Bài 1: Phân tích đoạn thơ sau đây:

      “Hôm nay trời nắng chang chang

      Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

      Chỉ mang một chiếc bút chì

      Và mang một mẩu bánh mì con con.”

      (Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)

      1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?
      2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

      Hướng dẫn giải

      1. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng ở đây là: “chú mèo”

      Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt một em học sinh. Chú mèo ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì, và mang mẩu bánh mì đi ăn.

      2. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch cả những chú mèo.

      Bài 2: Cho các từ sau: chiếc bút, tán lá xanh, chú cún con. Em hãy đặt câu với những từ nêu trên, có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

      Hướng dẫn giải

      • Chiếc bút chăm chỉ nắn nót viết bài.
      • Tán lá xanh rung rinh nhảy máy trong làn gió mới.
      • Chú cún con đang thoải mái thư giãn tắm nắng góc sân nhà.

      Bài 3: Những hình ảnh so sánh nào được sử dụng trong những câu văn sau? Vì sao?

      1. Chú bộ đội đang lái xe.
      2. Chị mưa tưới mát cho hàng cây đang ủ rũ.
      3. Chim mẹ chăm chỉ kiếm mồi.

      Hướng dẫn giải

      1. Không sử dụng biện pháp nhân hóa. Chú bộ đội chỉ hành động bình thường.

      2. Có sử dụng hai biện pháp nhân hóa. Thứ nhất là “chị” mưa, thứ hai là hàng cây “ủ rũ”.

      3. Có sử dụng biện pháp nhân hóa. Hình ảnh “chim mẹ” đang “chăm chỉ” kiếm mồi.

      Bài 4: Các em hãy đọc đoạn văn sau:

      “Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

      – Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

      Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

      – Ẩu thế nhỉ!

      Bác chữ A đề nghị:

      -Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?”

      (Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)

      Đoạn văn trên có những sự vật nào được nhân hóa? Và nhân hóa bằng cách nào?

      Hướng dẫn giải

      Trong đoạn văn trên, những sự vật được so sánh là: “Dấu Chấm”, “mấy dấu câu”, “bác chữ A”.

      Những sự vật đó được xưng hô y như con người. Thậm chí, chúng còn có thể suy nghĩ, hoạt động và trò chuyện giống y hệt con người vậy.

      Bài 5: Em hãy viết một đoạn văn tự do ngắn, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa:

      Hướng dẫn giải

      Ông ngoại em có một khu vườn nhỏ, ở đó có rất nhiều loại hoa khác nhau. Bông hoa hồng quyến rũ, bông hoa cúc dịu dàng, bông hoa ly thơm ngát. Trong số đó thì em thích nhất hoa hồng vì chúng yêu kiều như những nàng công chúa vậy.

      Trên đây là một số bài tập về nhân hóa điển hình. Hocmai mong rằng với những bài tập vừa rồi, các em học sinh có thể thành thạo sử dụng biện pháp tu từ so sánh. HOCMAI hứa hẹn sẽ đem lại những bài viết chứa đựng nhiều kiến thức giá trị cho các em học sinh tại https://hoctot.hocmai.vn/ Kính chúc các em có những buổi học tập thật chăm chỉ, ghi nhớ được thật nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé, hẹn gặp lại các em trong các bài viết khác.

      Nhân hóa là gì khái niệm?

      Nhân hóa (Anthropomorphism) hay còn gọi là phép nhân hóa hoặc nhân cách hóa là cách miêu tả, diễn tả con vật hoặc sự vật có cảm xúc, tính cách và hành động, tâm lý như con người bằng các thủ pháp nghệ thuật như văn, thơ.

      Tiếng Việt lớp 3 nhân hóa là gì?

      Khái niệm. Nhân hóa là cách gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,… Dấu hiệu nhân biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,… Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.

      Nhân hóa là gì lớp 5?

      - Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

      Nhân hóa là gì lớp 4?

      Khái niệm: Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, cảm tính của con người.