Những câu đố vui hay về hóa học đời sống

Những câu đố vui hay về hóa học đời sống

Nội dung Text: Câu hỏi đố vui về Vật lý và Hóa học

  1. VẬT LÍ Câu 01 : Quyển Vật Lý học đầu tiên trong lịch sử loài người do ai viết ? Do Nhà bác học Aristote viết vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên ở Hy Lạp. Quyển Vật Lý mang tính duy vật lẫn duy tâm. Nội dung : - Vật chất tồn tại khách quan. - Không bao giờ công nhận chân không. - Mọi vật được tạo thành từ 4 nguyên tố : Đất, Nước, Không Khí và Lửa. Câu 02 : Sự kiện gì trong lịch sử đã chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu ? Từ năm 1519 – 1522 Magellen ( 1470 – 1521 ) đã thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất từ Châu Âu qua Đại Tây Dương sang Châu Mỹ , qua Thái Bình Dương đến Châu Á, qua Ấn Độ Dương trở về Châu Âu. ( Cụ thể là bắt đầu từ ngày 20 – 9 – 1519 đến ngày 8 – 9 – 1522 : Tổng cộng là 1083 ngày ). Đã chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu. Câu 03: Nhà bác học Vật Lý nào đưa ra lý thuyết với nội dung Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời đầu tiên ? Đó là nhà Bác học Copernic ( Người Ba Lan : 1473 – 1543 ) với thuyết nhật tâm vào 1530 Nội dung : - Mặt Trời bất động là trung tâm của vũ trụ. - Trái Đất quay quanh Mặt Trời như các hành tinh khác.
  2. - Mặt Trăng quay quanh Trái Đất . - Các vì sao nằm bất động trên mặt cầu rất xa. - Quỹ đạo các hành tinh là đường tròn. Câu 04: Ai là người bác bỏ quan điểm vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ ? Nhà Vật Lý học Galiléo ( 1564 – 1642 ) người ý làm thí nghiệm thả rơi tự do vật từ tháp nghiên Pisa ở Ý. Và Newton đã tiến hành thí nghiệm thả rơi viên chì và lông chim trong ống nghiệm chân không. Câu 05 : Nhà Bác học là người mở một cuộc cách mạng khoa học vĩ đại và ông cũng là ông tổ nghành cơ học ? Õ Nhà Bác Học người Anh I.Newton (1642 – 1727) đã đưa ra ba định luật cơ học mang tên ông cùng các định luật Vật Lý khác. Câu 06 : Tại sao con người chịu nóng ở 600C trong không khí mà lại bị bỏng trong nước cũng ở nhiệt độ đó ? Vì ở nhiệt độ cao trong không khí , cơ thể người đổ mồ hôi và bốc hơi trên da , khi đó nhiệt lượng bay hơi lấy từ cơ thể làm nhiệt độ cơ thể giảmnên da không bị bỏng. Trong nước nóng không thể có sự bay hơi, qua đó không có sự giảm nhiệt độ của da nên da bị bỏng. Câu 07 : Vẩy nước lên thanh sắt được nung ở 1000C và thanh sắt đã nung đỏ chói thì giọt nước ở thanh nào bay hơi nhanh hơn ? Õ Giọt nước trên thanh sắt được nung ở 1000C bốc hơi nhanh hơn. Giọt nước trên thanh sắt đã nung đỏ chói bốc hơi chậm hơn vì khi đó xung quanh giọt nước xuất hiện một lớp hơi nước bao bộc, lớp hơi nước này dẫn nhiệt kém nên giọt nước cứ nhảy bắn lên bắn xuống
  3. trong một khoảng thời gian. Trong khi đó ở thanh sắt kia , giọt nước lan tràn tức khắc và bốc hơi ngay. Câu 08 : Lấy quẹt diêm đốt bầu thủy ngân nhiệt kế , cột thủy ngân trong nhiệt kế bắt đầu dâng lên hay hạ xuống ? Trước hết, cột thủy ngân tụt xuống vì bầu thủy tinh nhiệt kế được đốt nóng và nở ra có thể tích tăng lên. Sau đó nhiệt độ mới truyền từ thủy tinh sang thủy ngân , lúc ấy, cột thủy ngân mới tăng vọt lên. Câu 09 : Phân biệt sự khác nhau và giống nhau của lăng kính và thấu kính ? + Giống nhau : Cùng là khối chất trong suốt + Khác nhau : Lăng kính : Là môi trường giới hạn bởi hình lăng trụ đứng, tiết diện là tam giác Thấu kính : Là môi trường giới hạn bởi giao hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và 1 mặt cong. Câu 10 : Chùm sáng hội tụ là : ( Trong các câu sau đây, câu nào đúng ) a) Chùm sáng có mức năng lượng lớn . b) Chùm sáng tạo ra ảnh thật. c) Chùm sáng giao nhau tại một điểm.
  4. d) Chùm sáng có các tia sáng nằm trên cùng mặt phẳng. Câu c) Câu 11: Một thành phố được cấp điện từ một nhà máy thủy điện, chế độ làm việc của nhà máy cần thay đổi như thế nào trong các giờ cao điểm? ( Trong các câu sau đây, câu nào đúng ) a) Tăng tốc độ quay của tua bin. b) Không cần thay đổi gì. c) Tăng hiệu điện thế ở đầu ra bằng cách thay đổi hệ số biến thế. d) Tăng dòng nước đổ vào tua bin để giữ tốc độ quay không đổi. Câu d) Câu 12: Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng : ( Trong các câu sau đây, câu nào đúng ) a) Tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác. b) Tia sáng đổi hướng truyền ngược lại trong môi trường cũ khi gặp mặt phân cách c) Tia sáng lệch phương khi gặp mặt phân cách.
  5. Câu 13: Tai người có thể cảm thụ được những dao động có tần số nằm trong giới hạn nào ? Nếu những dao động có tần số lớn hơn giới hạn ấy gọi là gì ?. Nếu những dao động có tần số nhỏ hơn giới hạn ấy gọi là gì ? Tai người có thể cảm thụ được những dao động có tần số nằm trong giới hạn từ 16Hz đến 20’000 Hz gọi là sóng âm. Nếu những dao động có tần số lớn hơn giới hạn ấy gọi là siêu âm. Nếu những dao động có tần số nhỏ hơn giới hạn ấy gọi là hạ âm. Câu 14: Vào mỗi buổi bình minh người ta gọi nó là Sao Mai, và những buổi hoàng hôn, người ta gọi nó là Sao Hôm. Đó là hành tinh nào trong 9 hành tinh của thái dương hệ Mặt Trời chúng ta ? Nó là kim tinh hay còn gọi là sao kim và là hành tinh thứ 2 trong 9 hành tinh của thái dương hệ Mặt Trời chúng ta ? Câu 15: Từ hai địa điểm AB cách nhau 100 km, có hai chiếc ôtô chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau lần lượt với vận tốc 36 km/h và 64 km/h. Có một chú ruồi từ ôtô thứ nhất bay thẳng đều sang chạm vào ôtô thư hai, rồi lại bay thẳng đều sang chạm ôtô thứ nhất và cứ thế với vận tốc không đổi là 120 km/h. Biết thời gian ruồi chạm chạm vào ôtô không đáng kể. Hỏi khi hai hai xe gặp nhau thì chú ruồi bay được tổng quãng đường là bao nhiêu ? Vì AB cách nhau 100 km nên để hai ôtô gặp nhau thì ôtô thứ nhất phải chuyển động một đoạn 36 km và ôtô thứ hai chuyển động một đoạn 64 km, nghĩa là hai ôtô sẽ gặp nhau sau 1 h, khi đó chú ruồi bay được quãng đường là 120 km. HÓA HỌC Câu 1 : Trong nguyên tử hạt nào không mang điện? Đáp án : Nơtron Câu 2 : Chất bị biến đổi mà giữ nguyên chất ban đầu là hiện tượng gì? Đáp án : Hiện tượng vật lý Câu 3 : Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Đáp án : Lượng chất tham gia Câu 4 : Hợp chất tạo bởi S(VI) và O có công thức hóa học như thế nào? Đáp án : SO3 Câu 5 : Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol khí CO2 có thể tích là bao nhiêu? Đáp án : 22,4 lít Câu 6 : Chất ở dấu (?) có công thức hóa học như thế nào? Cu + ? ­> CuO
  6. Đáp án : O2 Câu 7: Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương ? Đáp án: Proton Câu 8: Chất biến đổi có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng gì? Đáp án: Hiện tượng hóa học Câu 9: Trong phản ứng hóa học, cái gì thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác? Đáp án: Liên kết giữa các nguyên tử Câu 10: Hợp chất tạo bởi P(V) và O có công thức hóa học như thế nào? Đáp án: P2O5 Câu 11: Có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt là tính chất đặc trưng của đơn chất nào? Đáp án: Kim loại Câu 12: Chất ở dấu (?) có công thức hóa học như thế nào? Zn + HCl ­> ZnCl2 + ? Đáp án: H2 Câu 13: Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích âm ? Đáp án: Electron Câu 14: Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu thuộc hiện tượng gì? Đáp án : Hiện tượng vật lý Câu 15 : Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào tăng dần? Đáp án : Lượng chất sản phẩm Câu 16 : Hợp chất tạo bởi S(IV) và O có công thức hóa học như thế nào? Đáp án : SO2 Câu 17 : Cần bổ sung nguyên tố hóa học nào để xương được chắc khỏe? Đáp án : Canxi Câu 18 : Chất ở dấu (?) có công thức hóa học như thế nào? ? + O2 ­> Na2O Đáp án : Na Câu 19 : Nguyên tố có nguyên tử khối bằng 12 ( CACBON ) Câu 20 : Tên “Thủy” sao lại mạng “kim” Muốn làm nhiệt kế phải tìm nó ngay. Đố ai, ai biết “nó” đây là gì?
  7. ( THỦY NGÂN) Câu 21 : Trong hoá học muối ăn có tên gọi là gì ? ( NATRI CLORUA ) Câu 22 : ( 6 chữ cái ) Điền từ còn thiếu trong câu sau: …………. là con số biểu thị khả năng liên kết nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. ( HÓA TRỊ) Câu 23 : ( 5 chữ cái ) Khí có phân tử khối bằng 2 ( HIĐRO ) Câu 24 : ( 3 chữ cái ) Lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử gọi là gì? ( MOL ) Câu 25: ( 8 chữ cái ) Công việc mà mỗi học sinh chúng ta cần làm ở nhà trước khi đến lớp ) ( HỌC BÀI CŨ ) Câu 26 : (4 chữ cái) Hợp chất chia làm 2 loại là hợp chất hữu cơ và hợp chất gì? ( VÔ CƠ ) Câu 27: (14 chữ cái) Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân gọi là gì ? ( NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ) Câu 28 : Công thức nào phù hợp với hóa trị (IV) của N: A. N2O B. NO C. NO2 D. N2O4 Đáp án : D Câu 29: Nhóm chất nào sau đây đều là đơn chất: A. H2, Cu, CO2 B. Zn, O2, N2 C. Na, Ba, CuO D. NO2, Ba, Mg Đáp án: B Câu 30: Trong phản ứng hóa học hạt nào được bảo toàn? A. Nguyên tử B. Phân tử C. Cả nguyên tử và phân tử D. Không có hạt nào Đáp án : A Câu 31: Cho dãy kí hiệu hoá học của các nguyên tố sau: O, Ca, N, Fe, S Thứ tự tên của các nguyên tố lần lượt là : A. Oxi, Cacbon, Nhôm, Sắt, đồng. B. Oxi, Canxi, Sắt, Lưu huỳnh, Sắt C. Oxi, Cacbon, Nitơ, Kẽm, Sắt D. Oxi, Canxi, Nitơ, sắt, Lưu huỳnh Đáp án: D Câu 32 : Trong quá trình sau quá trình nào có tạo ra chất mới?
  8. A. Hòa tan muối tinh khiết vào trong nước B. Đun sôi nước C. Cồn bị bay hơi D. Để sắt lâu ngày trong không khí ẩm. Đáp án: D Câu 33: Hoá trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là: A. I B. II C. III D. IV Đáp án: C Câu 34: Tác hại của ô nhiễm không khí là: A. Gây hiệu ứng nhà kính B. Gây mưa axit C. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và sự phát triển của thực vật. D. Cả A,B,C. Đáp án: D Câu 35: Trong 1 phản ứng hóa học có 1 chất tham gia và 3 chất sản phẩm. Nếu khối lượng chất tham gia là 162g và khối lượng của 2 chất sản phẩm 74 g thì khối lượng của chất sản phẩm còn lại là bao nhiêu? A. 58g B. 68g C. 78g D. 88g Đáp án: D Câu 36: Số phân tử H2 có trong 0,5 mol H2? A. 6.1023 B. 3.1023 D. 1,5.1023 D. 0,75.1023 Đáp án: B Câu 37: Nguyên tố X hóa hợp với Hiđrô có CTHH là XH3. Xác định CTHH nào dưới đây đúng với hóa trị của X. A. XO B. XO2 C. X2O D. X2O3 Đáp án: D Câu 38: Sắt để trong không khí ẩm dễ bị gỉ. Ta có thể phòng chống gỉ bằng cách bôi dầu, mỡ trên bề mặt các đồ dùng bằng sắt. Hãy giải thích vì sao phải làm như vậy? Đáp án : Ngăn không cho sắt tiếp xúc với O2 và hơi nước Câu 39 : Bắt ta đi nhốt vào bình Khi thì cấp cứu sinh linh con người Khi trêu săt thép lửa cười Khi sâu đáy biển cùng người nhái bơi Đó là chất gì? Đáp án : Khí oxi Câu 40: Khí gì hấp thụ được
  9. Tia tử ngoại mặt trời. Là lá chắn hữu hiệu Cho sự sống sinh sôi Đáp án : Khí ôzôn Câu 41 : Nung miếng đồng ngoài không khí thì khối lượng miếng đồng sau khi nung như thế nào? Vì sao? Đáp án: Khối lượng miếng đồng tăng lên so với ban đầu.Vì sau khi nung đồng đã phản ứng khí O2 nên khối lượng của miếng đồng tăng lên chính là khối lượng oxi đã tham gia phản ứng. Câu 42 : Đây là chất gì? ­ Rất cần cho con người. ­ Có nhiều trong nước biển ­ Công thức hóa học là NaCl Đáp án: Muối ăn (Natri clorua) Câu 43 : Nước muối bão hoà được dùng làm chất “tải lạnh” trong sản xuất nước đá. Người ta ngâm các khay đựng nước sạch trong bể đựng nước muối bão hoà rồi làm lạnh nước muối bão hoà, nước trong khay sẽ chuyển thành nước đá, còn nước muối thì không. Hãy giải thích. Đáp án : Vì nhiệt độ đông đặc của nước muốn bão hòa thấp hơn nhiều so với nước làm đá, nên khi nước đá đóng băng (thành đá) thì nước muối bão hòa vẫn ở trạng thái lỏng Câu 44: Kim cương do nguyên tố nào tạo nên? A. Pt B. S C. P D. C Đáp án: D Câu 45: Khi mở chai nước hoa cả căn phòng đều có mùi nước hoa đó là do hiện tượng gì? Đáp án: Khuếch tán Câu 46: Hai nguyên tố nào có trong kem đánh răng giúp bảo vệ răng chắc và khỏe đồng thời chống sâu răng? Đáp án: Canxi và flo Câu 47: Lớp váng trên bề mặt hố nước vôi là chất hóa học gì? Đáp án: CaCO3 Câu 48: Ở người khi bị hoa mắt chóng mặt người ta gọi là thiếu máu. Vậy thiếu máu liên quan đến nguyên tố nào? Đáp án: Fe