Gia tăng tỉ lệ dự trữ ngoại tệ là gì năm 2024

- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

1.2. Dự trữ ngoại hối nhà nước là gì?

Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

- Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý;

- Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước;

- Các nguồn ngoại hối khác.

(Khoản 1 Điều 3 Nghị định 50/2014/NĐ-CP)

2. Thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước

Cụ thể tại Điều 4 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:

- Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.

Cụ thể, ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là ngoại tệ tự do chuyển đổi và ngoại tệ khác theo cam kết tại các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương do Ngân hàng Nhà nước ký kết với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế. (Điều 7 Nghị định 50/2014/NĐ-CP)

- Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.

- Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.

- Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý.

- Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.

3. Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước

Dự trữ ngoại hối nhà nước được hình thành từ các nguồn được quy định tại Điều 5 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối.

- Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.

- Ngoại hối từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

- Ngoại hối mua từ các khoản sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.

- Ngoại hối từ các nguồn khác.

4. Cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước

* Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư ngoại hối nhà nước

Tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được xây dựng dựa trên các cơ sở theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;

- Dự báo diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước;

- Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới.

* Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư ngoại hối nhà nước

Cơ cấu đầu tư ngoại hối nhà nước bao gồm cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu đầu tư Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của hai loại đó được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 50/2014/NĐ-CP.

Cụ thể quy định như sau:

- Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối:

+ Xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất và giá vàng trên thị trường quốc tế;

+ Tình hình đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế.

- Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:

+ Mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và giá vàng;

+ Tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế;

+ Tình hình sử dụng các loại ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và trả nợ nước ngoài của Việt Nam;

+ Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ..

Ngân hàng Nhà nước quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.

Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Tài chính để phối hợp.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Tỷ giá ngoại tệ đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu. Tỷ giá hối đoái phản ánh giá trị của tiền tệ của một quốc gia so với tiền tệ của một quốc gia khác. Nếu bạn đang có dự định đầu tư ngoại hối hãy tham khảo những thông tin qua bài viết dưới đây.

Khái niệm và đặc điểm của tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ là gì? Các đặc điểm của tỷ giá ngoại tệ ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Định nghĩa tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ (hay tỷ giá hối đoái) là tỷ lệ giữa giá trị của hai loại tiền tệ khác nhau. Nó cho biết số lượng tiền tệ của một quốc gia cần để mua được một đơn vị tiền tệ của quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái thường được sử dụng trong giao dịch và kinh doanh quốc tế.

Giá trị của tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian và có ảnh hưởng đến nhiều mặt trong kinh tế toàn cầu. Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.

Các đặc điểm của tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá hối đoái là một chỉ số thể hiện giá trị của một đơn vị tiền tệ so với một đơn vị tiền tệ khác. Nó cho phép người ta so sánh giá trị của các đồng tiền khác nhau và xác định tỷ lệ trao đổi giữa chúng. Tỷ giá thường được biểu thị dưới dạng cặp tiền tệ.

Ví dụ như EUR/USD hay USD/JPY, và không cố định, thay đổi liên tục theo thời gian.

Tỷ giá ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế và tài chính, bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư và tài chính cá nhân. Nguyên nhân là bởi nó phản ánh mức độ mua và bán của một đơn vị tiền tệ so với một đơn vị tiền tệ khác.

Gia tăng tỉ lệ dự trữ ngoại tệ là gì năm 2024

Tỷ giá ngoại tệ và các đặc điểm liên quan

\>>> Cần đọc gì trước khi giao dịch ngoại hối

Cơ chế hoạt động của thị trường tỷ giá ngoại tệ

Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của thị trường tỷ giá ngoại tệ, mời bạn cùng tìm hiểu về thị trường, các yếu tố ảnh hưởng và cơ chế hoạt động như sau:

Giới thiệu thị trường tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá hối đoái là sự so sánh giữa các giá trị của đơn vị tiền tệ với nhau. Trên thị trường ngoại hối, giá trị của một loại tiền tệ được biểu thị bằng một số loại tiền tệ khác.

- Khi tỷ giá hối đoái thay đổi, giá trị của một loại tiền tệ sẽ tăng hoặc giảm so với loại tiền tệ khác.

- Khi giá trị của một loại tiền tệ tăng, ta nói rằng loại tiền tệ đó đã tăng giá trị, và ngược lại, khi giá trị của nó giảm, ta nói rằng nó đã mất giá trị.

Tỷ giá hối đoái thường được biểu thị bằng số đơn vị của một loại tiền tệ cần thiết để mua được một đơn vị của loại tiền tệ khác. Ví dụ, tỷ giá hối đoái cho đơn vị tiền tệ A được biểu thị bằng số đơn vị của đơn vị tiền tệ B cần thiết để mua được một đơn vị tiền tệ A.

Công thức biểu diễn tỷ giá hối đoái A là:

Tỷ giá hối đoái A = # của đơn vị tiền tệ A / đơn vị tiền tệ B.

\>>> Chi tiết công thức tính tỷ giá ngoại tệ

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cung – cầu ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế, lạm phát, lãi suất, nợ công, thu nhập, tình hình chính trị và kinh tế.

- Sự thay đổi của cung – cầu ngoại tệ có tác động lớn đến tỷ giá hối đoái. Nếu cung ngoại tệ lớn hơn cầu, tỷ giá hối đoái sẽ giảm và ngược lại.

- Cán cân thanh toán quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng. Khi cán cân thanh toán bội thu, tức lượng tiền ngoại tệ nhiều hơn, tỷ giá hối đoái sẽ giảm và ngược lại.

- Lạm phát cao có thể làm giảm giá trị của đồng tiền nội tệ và làm tăng tỷ giá hối đoái. Lãi suất cao có thể thu hút dòng tiền chảy vào đồng nội tệ và làm tăng giá trị của nó.

- Nợ công và thu nhập người dân tăng lên có thể làm tăng nhu cầu sử dụng hàng hóa xa xỉ và ngoại tệ, dẫn đến tăng tỷ giá hối đoái. Tình hình chính trị ổn định cũng là một yếu tố quan trọng, vì các nhà đầu tư thường tìm kiếm những nơi có môi trường đầu tư ổn định.

Cơ chế hoạt động của thị trường tỷ giá ngoại tệ

Thị trường tỷ giá ngoại tệ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.

Đối với các quốc gia và ngân hàng trung ương, thị trường ngoại hối được sử dụng như một công cụ để điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ bằng việc tăng hoặc giảm giá trị đồng ngoại tệ nào đó với đồng nội tệ của mình.

Gia tăng tỉ lệ dự trữ ngoại tệ là gì năm 2024

Cơ chế hoạt động của thị trường và các yếu tố ảnh hưởng

Phân loại và biến động của tỷ giá ngoại tệ

Phân loại tỷ giá ngoại lệ và phân tích biến động như thế nào? Mời bạn tìm hiểu ngay sau đây.

Phân loại tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá hối đoái có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Theo phân loại đối tượng xác định tỷ giá, có 2 loại tỷ giá hối đoái là tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái thị trường.

Tỷ giá hối đoái cũng bao gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái hoán thực. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ mà không tính đến yếu tố lạm phát. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái hoán thực tính đến yếu tố lạm phát.

Phân tích biến động của tỷ giá ngoại tệ

Thời điểm giao dịch

Thời điểm giao dịch ngoại hối cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tỷ giá mua là tỷ giá mà ngân hàng chấp nhận mua ngoại hối. Trong khi tỷ giá bán là tỷ giá mà ngân hàng đồng ý bán ngoại hối ra. Thông thường, tỷ giá bán sẽ luôn lớn hơn tỷ giá mua để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

Kỳ hạn thanh toán

Tỷ giá hối đoái cũng có thể được phân loại dựa trên kỳ hạn thanh toán. Tỷ giá giao ngay được hiểu là tỷ giá do các tổ chức tín dụng niêm yết tại thời điểm giao ngay. Nó cũng được hình thành do 2 bên thỏa thuận, trong khi tỷ giá kỳ hạn do tổ chức tín dụng tự tính hoặc thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên phải đảm bảo nằm trong biên độ đã được quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Gia tăng tỉ lệ dự trữ ngoại tệ là gì năm 2024

Phân tích và biến động của tỷ giá ngoại tệ

\>>> Lợi ích doanh nghiệp nhận được khi giao dịch kỳ hạn ngoại tệ

Lưu ý khi mua bán ngoại tệ với ngân hàng

Thường thì các ngân hàng sẽ đổi ngoại tệ theo nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng. Tuy nhiên, quy định hiện nay cho phép người dân mang tối đa 5.000 USD tiền mặt khi xuất cảnh, nên nhiều ngân hàng đã đáp ứng nhiều hơn mức cho phép này. Điều này dẫn đến tình trạng mất kiểm soát sự lưu thông của dòng tiền.

Mua bán ngoại tệ với ngân hàng sẽ được tuân theo Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối, trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú và người không cư trú đều phải sử dụng đồng Việt Nam. Trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian như thu hộ, uỷ thác, đại lý.… Là những trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Tư vấn xu hướng tỷ giá tại ACB

Dự kiến FED sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất trong năm 2023. Ngoài ra, thặng dư thương mại và chỉ số USD được kỳ vọng đã lập đỉnh vào quý 4/2022 và xu hướng chủ đạo là giảm trong năm 2023, giúp cán cân thanh toán được cải thiện. Từ nhiều chỉ số kinh tế trong nước lẫn thế giới đã được công bố, ACB dự báo rằng tỷ giá sẽ ổn định trở lại từ nay đến cuối năm và có xu hướng giảm về gần mốc 23.200 (dự báo vào tháng 5/2023).

Tuy nhiên, ACB cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần chú ý đến những diễn biến trên thị trường thế giới lẫn trong nước liên quan đến lãi suất, tăng trưởng GDP, lạm phát…để có cái nhìn đa chiều và đưa ra quyết định tốt nhất khi giao dịch mua bán ngoại tệ của mình.

ACB cung cấp các dự báo xu hướng tỷ giá qua các kênh thông tin nào

Ngân hàng ACB cung cấp các dự báo xu hướng tỷ giá thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, bao gồm:

Website của ACB

Tại Website của ACB, khách hàng có thể theo dõi các thông tin mới nhất về thị trường ngoại hối và các chỉ số kinh tế liên quan.

Truyền thông

ACB thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các trang tin tức trực tuyến của ACB chia sẻ các thông tin về xu hướng tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Dịch vụ tư vấn đầu tư

Các dịch vụ tư vấn đầu tư của ACB cũng mang đến cho khách hàng về các cơ hội đầu tư. Các chuyên gia tư vấn của ACB sẽ đưa ra các dự báo xu hướng tỷ giá và các lời khuyên đầu tư phù hợp với từng trường hợp cụ thể.