Những câu hỏi đánh giá ứng viên năm 2024

Không gì chán hơn một ứng viên không có câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng. Nhưng nếu bạn không biết nên hỏi gì, những gợi ý của CareerViet có thể giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, chu đáo và khả năng cam kết trong công việc.

Một ứng viên không biết hỏi gì thường do thiếu sự chuẩn bị hoặc quá căng thẳng khi phỏng vấn. Nếu cần, cứ ghi chú lại những câu hỏi hiện lên trong đầu, điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn phỏng vấn trực tuyến. Và không phải tất cả các câu hỏi dưới đây mà CareerViet gợi ý là bắt buộc phải đặt ra cho nhà tuyển dụng. Những câu hỏi hợp lý nhất là những câu xuất hiện một cách tự nhiên trong quá trình trò chuyện.

Những câu hỏi đánh giá ứng viên năm 2024
Đừng ngại đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

1. Trước tôi đã có ai làm vị trí này? Điều gì khiến vị trí này tiếp tục được tuyển?

Đây là một câu hỏi quan trọng cần đặt ra vì nếu bạn được mời làm việc, có nghĩa là bạn sẽ kế thừa những quy tắc, môi trường làm việc và những nhiệm vụ dang dở từ người tiền nhiệm.

Có thể vị trí này mới được đặt ra để đáp ứng sự phát triển của công ty. Nếu vậy, hãy đặt câu hỏi tiếp theo về việc ai đang chịu trách nhiệm cho các công việc của vị trí này và bạn sẽ nhận bàn giao những nhiệm vụ này như thế nào?

Nếu nhà tuyển dụng đang cần lấp chỗ trống bởi sự ra đi của nhân sự cũ, đừng ngại hỏi để hiểu rõ những gì đã xảy ra. Người tiền nhiệm được thăng chức, thuyên chuyển nội bộ hay nghỉ việc? Hãy hỏi về hoàn cảnh khiến họ phải rời công ty nếu có.

2. Cấp trên mong đợi thành tích như thế nào trong sáu tháng đầu tiên?

Mô tả công việc và mô tả vị trí thường chỉ trình bày các nhiệm vụ và trách nhiệm thường xuyên. Câu hỏi này sẽ xác định các kết quả thực tế mà cấp trên mong đợi ở bạn. Càng tốt nếu họ có thể cụ thể hóa bằng thành tích về hiệu suất.

Câu trả lời của họ có thể tạo cơ hội cho bạn “khoe” các năng lực phù hợp cũng như cam kết mong muốn đóng góp các giá trị đó. Hoặc ngược lại, cho bạn thấy kỳ vọng của nhà tuyển dụng là không phù hợp thực tế hoặc không tương đồng với bạn.

3. Thành công của tôi được đo lường như thế nào?

Câu hỏi này rất có ích để bạn biết cách công ty ghi nhận nỗ lực của bạn ra sao. Có một hệ thống KPI, OKR hay sẽ dựa trên các quy tắc cụ thể nào? Những kỹ năng như giao tiếp hoặc phân tích, ứng biến có được đánh giá cao theo thang đo đó không?

Những câu hỏi đánh giá ứng viên năm 2024
Cuộc phỏng vấn thành công là khi cả 2 bên nắm rõ mong đợi của nhau

4. Phần thử thách nhất trong công việc ở công ty là gì? Điều gì khiến bạn yêu thích khi làm việc ở đây?

Công việc của nhà tuyển dụng có thể khác nhiều so với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, họ chắc chắn có sự hiểu biết sâu sắc hơn bạn về những thách thức trước mắt ở môi trường làm việc này. Và niềm yêu thích của họ (nếu có) có thể sẽ cung cấp thông tin rõ hơn về sự hỗ trợ và giúp đỡ mà bạn có thể nhận được từ tập thể.

5. Tôi sẽ nhận được các công cụ và nguồn lực như thế nào để làm tốt công việc của mình?

Ví dụ, với một số vị trí, việc công ty cung cấp máy tính cấu hình cao là cần thiết. Nếu công ty có sẵn các chuyên gia, cố vấn, hoặc các bộ phận liên quan có thể hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc cũng là những điểm cộng đáng lưu ý. Vì vậy, câu hỏi này có thể giúp bạn nhìn ra những thách thức, hoặc thuận lợi nếu nhận vị trí này.

6. Tôi sẽ có những cơ hội nào để học hỏi và phát triển?

Công ty có những khóa học, khóa huấn luyện nội bộ hoặc tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao năng lực không? Họ có coi trọng việc đào tạo liên tục hoặc phát triển nhân sự để bạn có cơ hội thăng tiến không? Được đào tạo liên tục sẽ giúp bạn luôn là một nhân sự chất lượng trong tập thể. Hãy lắng nghe câu trả lời để so sánh mức độ phù hợp giữa mong muốn của bạn và khả năng đáp ứng của công ty.

Trên đây có thể có những câu bạn chưa từng hỏi. Đừng ngại đặt chúng ra với doanh nghiệp, vì ứng tuyển và tuyển dụng là một cuộc chơi công bằng. Nhà tuyển dụng cần biết bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển hay không, và bạn cũng nên có thông tin cần thiết về môi trường làm việc trước khi cả hai bên đặt bút ký vào hợp đồng.

Để đánh giá ứng viên một cách hiệu quả đòi hỏi nhà tuyển dụng phải đưa ra những câu hỏi thật cụ thể. Bài viết dưới đây xin chia sẻ Bộ câu hỏi cho vòng phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng làm điều đó thật dễ dàng, tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

TẢI TRỌN BỘ CÂU HỎI CHO VÒNG PHỎNG VẤN VÀ CÂU TRẢ LỜI THAM KHẢO: https://www.codx.vn/wp-content/uploads/2022/05/Codx.vn-Bo-cau-hoi-phong-van.pdf

Bộ câu hỏi về giới thiệu bản thân ứng viên

Vào vòng phỏng vấn, đầu tiên những câu hỏi mà nhà tuyển dụng nên đặt ra là những câu hỏi để ứng viên giới thiệu bản thân. Các câu hỏi trong phần này không nên chỉ có “Hãy giới thiệu về bản thân bạn” mà hãy đặt những câu hỏi mà ứng viên có thể trả lời một cách tự nhiên nhất để đôi bên dễ dàng làm quen với nhau. Những câu hỏi này sẽ tạo ra một mở đầu thuận tiện giúp ứng viên cởi mở khi trả lời các câu hỏi sau đó.

Bộ câu hỏi:

  • Hãy giới thiệu bản thân?
  • Sở thích của bạn là gì?
  • Những thành tựu đáng nhớ mà bạn đã đạt được trong quá khứ là gì?
  • Hãy kể một câu chuyện ấn tượng khiến bạn tự hào về bản thân?
  • Hãy đưa ra ba từ mô tả tính cách của bạn.
  • Bạn thích giao tiếp bằng miệng hay bằng văn bản tại nơi làm việc?
  • Bạn là người biết lắng nghe hay giao tiếp tốt?
  • Kinh nghiệm của bạn trong công việc này là gì?
  • Mô tả ngắn gọn phong cách làm việc của bạn.

Bộ câu hỏi kiểm tra khả năng phản ứng

Kỹ năng mềm là yếu tố rất quan trọng khi đánh giá ứng viên, điều này nhà tuyển dụng nào cũng công nhận. Nếu kỹ năng cứng có thể giúp ứng viên bắt đầu công việc dễ dàng thì kỹ năng mềm sẽ giúp nâng cao tay nghề và thành công hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng thường bỏ qua các câu hỏi đánh giá kỹ năng mềm vì họ cảm thấy khó đưa ra kết luận.

Ngoài ra, ứng viên thường chỉ được hỏi một số câu hỏi chung chung để kiểm tra khả năng phản hồi, dẫn đến các câu trả lời cũng chung chung. Kiểm tra kỹ năng mềm thông qua khả năng phản hồi của ứng viên rõ ràng hơn thông qua những câu hỏi dưới đây.

Bộ câu hỏi:

  • Bạn đã bao giờ có mâu thuẫn với sếp của mình chưa và bạn giải quyết nó như thế nào?
  • Khi các thành viên trong nhóm có mâu thuẫn và không thể làm việc cùng nhau, bạn giải quyết nó như thế nào?
  • Khả năng chịu áp lực của bạn có cao không?
  • Hãy kể về tình huống căng thẳng nhất mà bạn đã trải qua trong quá khứ. Bạn đã vượt qua nó như thế nào và bạn học được gì từ nó?
  • Bạn nghĩ gì về những chuyến công tác thường xuyên?
  • Khi một khách hàng phản hồi mạnh mẽ với dịch vụ của bạn, bạn sẽ giải quyết điều đó như thế nào?
  • Nếu gặp một đồng nghiệp có quan điểm trái ngược, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
  • Tình huống khó khăn nhất của bạn là gì, bạn đã giải quyết nó như thế nào và bạn học được gì từ nó?
  • Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Bộ câu hỏi kiểm tra phù hợp về văn hóa

Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng. Các tổ chức ở các quy mô và ngành nghề khác nhau có môi trường và cách thức làm việc khác nhau, vì vậy khái niệm “phù hợp văn hóa” sẽ không giống nhau vì không có văn hóa nào là đúng hay sai.

Về cơ bản, tuyển dụng nhân viên phù hợp với văn hóa là việc tìm kiếm những ứng viên không chỉ đáp ứng nhu cầu về kỹ năng mà còn có tiềm năng phát triển trong môi trường làm việc của công ty. Để làm được điều đó bạn có thể tham khảo những câu hỏi kiểm tra phù hợp về văn hóa dưới đây.

Bộ câu hỏi:

  • Bạn thích làm việc một mình hay theo nhóm và tại sao?
  • Môi trường làm việc nào thúc đẩy năng suất của bạn nhiều nhất?
  • Bạn muốn đạt được điều gì trong sáu tháng đầu tiên tại công ty?
  • Điều gì sẽ khiến bạn bỏ việc trong tháng đầu tiên?
  • Bạn sẽ nói gì hoặc làm gì trong một dự án khó để thúc đẩy mọi người trong nhóm?
  • Bạn thích điều gì về công việc hiện tại (hoặc trước đây) mà bạn cũng muốn có trong công ty của chúng tôi?
  • Bạn đã bao giờ thấy chính sách của công ty mình không công bằng và không hiệu quả? Nếu có, đó là gì và tại sao? Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?
  • Người quản lý của bạn giao cho bạn rất nhiều công việc ngay trước khi kết thúc một ngày. Làm thế nào để bạn phản ứng với điều này?
  • Nếu bạn nghĩ rằng có một cách tốt hơn để giải quyết vấn đề, nhưng khi đưa ra phản hồi, nhân viên cũ nói: “Mọi chuyện luôn như vậy”, bạn sẽ nói gì?
  • Bạn mong muốn điều gì nhất khi đến với chúng tôi?

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những thông tin cần thiết cho vòng phỏng vấn!

Help improve contributions

Mark contributions as unhelpful if you find them irrelevant or not valuable to the article. This feedback is private to you and won’t be shared publicly.