Những dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao

Sự phát triển chiều cao của mỗi người chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Trung bình, chiều cao sẽ ngừng phát triển ở độ tuổi 20. Một số ít nam giới có thể tăng chiều cao đến tuổi 22. Làm thế nào để biết được mình còn phát triển chiều cao không hay dấu hiệu nhận biết chiều cao ngừng phát triển là gì? Cùng tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết sau đây của Caolonkhoemanh.com nhé

Bao nhiêu tuổi chiều cao ngừng phát triển?

Phần lớn thanh thiếu niên, chiều cao ngừng phát triển ở tuổi 20. Ngay cả khi thực hiện các chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên thì chiều cao vẫn rất khó tăng lên từ sau độ tuổi này.

Dựa vào biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao từ khi sơ sinh đến năm 20 tuổi phía dưới đây, bạn có thể thấy các đường tăng trưởng đã giảm xuống 0 từ khoảng 18 tuổi trở đi ở cả nam và nữ.

Đường tăng trưởng hạ thấp dần hoặc bằng 0 từ tuổi 18 trở đi [Ảnh: Healthline]

Nguyên nhân khiến chiều cao tăng chậm dần hoặc ngừng tăng ở độ tuổi này là do các đĩa tăng trưởng đã dần đóng lại [điều này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần tiếp theo].

Khi các đĩa tăng trưởng đã cốt hóa hoàn toàn, chiều cao của bạn không thể tăng lên nữa. Tuy nhiên, sự giãn nở các đĩa đệm trong cột sống có thể dẫn đến sự thay đổi tạm thời chiều cao, nhưng tác động đến chiều cao tổng thể là rất ít.

Đối với hầu hết mọi người, chiều cao sẽ ngừng phát triển ở độ tuổi 20 do các đĩa sụn tăng trưởng trong xương đã đóng lại. Sự nén và giải nén các đĩa đệm trong cột sống có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ về chiều cao nhưng không tác động đến chiều cao tổng thể.

Sự phát triển xương bình thường ở người

Sự phát triển xương bình thường ở người trải qua 5 giai đoạn chính, bao gồm:

  • Giai đoạn hình thành xương
  • Giai đoạn phát triển xương
  • Giai đoạn cân bằng
  • Giai đoạn mất xương
  • Giai đoạn lão hóa

Sự phát triển xương bình thường ở người cần khoảng 20 năm để tăng trưởng hoàn thiện. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng xương phía trên đã cho thấy, những năm đầu đời và dậy thì là thời điểm xương phát triển mạnh mẽ nhất.

3 năm đầu đời là thời điểm xương phát triển tối đa tiềm năng di truyền. Cùng với sự chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, xương sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tối đa là 88cm ở nam và 86cm ở nữ, sau đó tăng chậm dần và phát triển mạnh mẽ trở lại khi dậy thì.

Sự phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì được đánh giá là có đủ tiềm năng để khắc phục những thiếu sót về tầm vóc trong các giai đoạn trước. Cùng với sự chăm chút kỹ lưỡng các yếu tố dinh dưỡng, vận động, sự phát triển của các tuyến nội tiết sẽ thúc đẩy xương tăng trưởng nhanh chóng chiều dài. Mỗi năm, xương có thể tăng thêm 7 – 10 cm.

Việc tăng chiều cao chủ yếu là do sự kéo dài của xương dài, vì các đĩa tăng trưởng ở các đầu xương vẫn hoạt động. Gần cuối tuổi dậy thì, những thay đổi về nội tiết tố khiến các đĩa tăng trưởng đóng lại và quá trình dài ra của xương cũng ngừng lại.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xương

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương gồm di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và môi trường. Ngoài ra còn có những tương tác phức tạp giữa các yếu tố khác như nội tiết tố, thuốc men, các bệnh mãn tính.

Di truyền

Chiều cao được kiểm soát bởi sự kết hợp của các biến thể di truyền và các yếu tố môi trường. Có khoảng 700 mã gen được phát hiện và nhiều biến thể khác được xác định có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.

Theo Debametulam.com: “Mặc dù di truyền là yếu tố không thể thay đổi được, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cha mẹ lùn thì con không thể cao lên. Các yếu tố môi trường như dinh dưỡng, giấc ngủ và vận động có thể tạo nên sự khác biệt chiều cao này nếu được đầu tư kỹ lưỡng.”

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố then chốt đối với sự phát triển chiều cao của một người. Nếu không được đáp ứng đầy đủ về dinh dưỡng, “bộ gen trời phú” cũng không thể phát huy được thế mạnh.

Trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể không bắt kịp tốc độ phát triển chiều cao chuẩn độ tuổi trong thời thơ ấu. Tuy nhiên, với chế độ dinh dưỡng thích hợp, trẻ có thể bắt kịp trước khi trưởng thành.

Suy dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao trong thời thơ ấu

Các bệnh mãn tính

Tình trạng sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như xơ nang, bệnh thận và bệnh celiac có thể dẫn đến chiều cao thấp hơn mong đợi của người trưởng thành. Trẻ em từng bị ung thư hoặc mắc hội chứng Down, hội chứng Noonan và hội chứng Turner dự kiến ​​sẽ thấp hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Những người mắc hội chứng Marfan có xu hướng cao hơn.

Mất cân bằng nội tiết tố

Các tuyến nội tiết hoạt động mạnh mẽ xuyên suốt quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Khi hoạt động của các tuyến nội tiết bị xáo trộn, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.

Ví dụ, lượng tuyến giáp hoặc nội tiết tố tăng trưởng thấp có thể dẫn đến tốc độ phát triển chậm hơn và chiều cao khi trưởng thành không đạt chuẩn.

Thuốc men

Việc sử dụng một số loại thuốc có thể làm chậm quá trình phát triển. Một số bệnh bắt buộc phải dùng đến corticosteroid để chữa trị, chẳng hạn như hen suyễn cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

Dấu hiệu nhận biết chiều cao ngừng phát triển

Để nhận biết chiều cao ngừng phát triển hay chưa có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây: Chiều cao tăng rất chậm; Size giày không thay đổi; Ổn định các đặc điểm sinh lý.

Chiều cao tăng rất chậm

Xương phát triển chiều dài là nhờ sự bồi đắp và tăng sinh của các mảng tăng trưởng ở đầu xương dài. Vào cuối giai đoạn dậy thì, những thay đổi về nội tiết tố thúc đẩy các mảng tăng trưởng đóng lại, chiều cao sẽ tăng rất chậm rồi mới dừng hẳn.

Dựa vào ảnh phim chụp X-quang xương dài phía dưới, có thể thấy rõ 2 trạng thái “đóng” và “mở” rất rõ ràng của các mảng tăng trưởng.

Trạng thái “đóng” và “mở” của các mảng tăng trưởng ở đầu xương dài

Size giày không thay đổi

Sự phát triển của xương dài tỷ lệ thuận với sự phát triển xương bàn chân. Bàn chân là bộ phận chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể trong các hoạt động di chuyển, vận động,…

Khi phần thân trên phát triển sẽ thúc đẩy xương chân mở rộng thêm kích thước để chống đỡ cơ thể. Điều đó cũng có nghĩa là, khi các xương ngừng phát triển chiều dài, kích cỡ bàn chân cũng ngừng mở rộng. Do đó, size giày không có bất kỳ sự thay đổi nào trong thời gian dài cũng là dấu hiệu nhận biết chiều cao đang dần chững lại.

Ổn định các đặc điểm sinh lý

Song song với thời điểm phát triển chiều cao vượt bậc, cơ thể cũng dần có sự hoàn thiện về các đặc điểm sinh lý. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết chiều cao đang phát triển chậm dần và bắt đầu dừng hẳn.

Các đặc điểm sinh lý để nhận biết khả năng ngừng phát triển chiều cao có sự khác nhau ở nam và nữ, cụ thể như sau:

Dấu hiệu nhận biết chiều cao ngừng tăng ở nữ

Quá trình dậy thì ở nữ giới diễn ra sớm hơn so với nam. Tuổi dậy thì ở nữ được đánh dấu bằng sự phát triển của ngực, sự hoàn thiện của tuyến lông và cuối cùng là kỳ kinh nguyệt.

Nữ giới thường bắt đầu giai đoạn dậy thì trong khoảng 8 – 13 tuổi, trung bình là 11 tuổi. Theo đó, trong khoảng 10 – 14 tuổi là thời điểm chiều cao tăng mạnh mẽ nhất. Thời điểm xuất hiện kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu rõ nhất nhận biết rõ nhất tốc độ tăng trưởng chiều cao.

Dấu hiệu nhận biết chiều cao ngừng tăng ở nam

Quá trình dậy thì ở nam giới diễn ra muộn hơn so với nữ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao của nam giới diễn ra vượt bậc hơn.

Dậy thì ở nam thường được chia thành 2 nhóm:

  • Dậy thì sớm: Từ 11 – 12 tuổi
  • Dậy thì muộn: Từ 13 – 14 tuổi

Theo National Health Service, tốc độ tăng trưởng chiều cao của nam giới sẽ diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn dậy thì đến năm 16 tuổi. Sau đó tăng chậm dần và ngừng hẳn trong những năm tiếp theo.

Sau khi có kinh nguyệt còn tăng chiều cao không?

Ở nữ giới, thời điểm xuất hiện kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu để nhận biết sự tăng trưởng chiều cao. Theo đó, sau lần có kinh nguyệt đầu tiên, chiều cao của nữ sẽ tiếp tục tăng lên trong 2, 3 năm tiếp theo rồi chậm dần và dừng hẳn.

Làm thế nào để biết mình còn phát triển chiều cao?

Để biết chiều cao còn tăng lên hay không, có thể xác định theo 6 cách được gợi ý dưới đây.

Xem xét các dấu hiệu tăng trưởng

Đây là một cách xác định khả năng còn tăng chiều cao hay không bằng trực giác. Chẳng hạn, chiếc quần jean lúc trước bạn mặc vẫn còn phủ xuống bàn chân thì nay chỉ vừa tới mắt cá chân.

Sự thay đổi kích thước bàn chân cũng là một dấu hiệu giúp bạn nhận biết dễ dàng. Theo đó, nếu bàn chân có sự thay đổi về kích thước, điều này cũng đồng nghĩa với việc chiều cao của bạn vẫn còn đang tăng lên. Ngược lại, nếu không có bất kỳ sự thay đổi nào, đồng nghĩa với việc chiều cao đã ngừng tăng.

Xác định khả năng tăng chiều cao bằng trực quan dựa trên sự thay đổi kích cỡ quần áo hoặc bàn chân [Ảnh: Wikihow]

So sánh với điểm tham chiếu

Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần tìm một vật thể cố định, có thể là người thân trong gia đình hoặc một cái cột, biển báo, phổ biến nhất là tường nhà để so sánh chiều cao của mình trong mỗi lần đo. Để đạt được kết quả chính xác nhất, đừng bỏ qua những chú ý quan trọng khi đo chiều cao sau đây:

  • Đứng thẳng người khi đo: Áp lưng và gót chân vào tường, mắt nhìn thẳng, chạm đất bằng lòng bàn chân.
  • Bỏ các phụ kiện không cần thiết: Tốt nhất không mang mũ, nón, nên xõa tóc, cởi giày khi đo.
  • Đánh dấu chiều cao đo được: Đừng quên đánh dấu chiều cao lên tường sau mỗi lần đo, điều này giúp bạn dễ dàng xác định được chiều cao còn tăng lên nữa hay không.
Đánh dấu chiều cao sau mỗi lần đo là điểm tham chiếu chính xác nhất khả năng tăng chiều cao [Nguồn: Wiki How]

Dự đoán chiều cao thông qua di truyền

Dự đoán chiều cao thông qua chiều cao của cha mẹ là một cách để biết được chiều cao còn tăng hay không. Tuy nhiên, kết quả thu được chỉ mang tính tương đối. Một số cách dự đoán chiều cao thông qua di truyền có thể sai số khoảng 10cm.

Dưới đây là một công thức dự đoán chiều cao dựa trên di truyền mà bạn có thể áp dụng:

  • Chiều cao của nam = [[Chiều cao của cha + chiều cao của mẹ] ×1.08]/2
  • Chiều cao của nữ = [[Chiều cao của cha × 0.923] + chiều cao của mẹ]/2

[Đơn vị tính: cm]

Ví dụ: Chiều cao của cha là 177cm, chiều cao của mẹ là 156cm. Áp dụng công thức trên, chiều cao của con có thể là 179cm đối với nam và 160cm đối với nữ.

Chụp X-quang sụn xương

Cách xác định chính xác nhất để biết được mình còn phát triển chiều cao hay không chính là chụp X-quang sụn xương. Phương pháp này không chỉ giúp bạn xác định chính xác khả năng tăng chiều cao mà còn là cách để phát hiện những mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

Chụp X-quang xương là cách xác định khả năng tăng chiều cao chính xác nhất

Sự phát triển chiều cao chỉ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, trung bình ở tuổi 20 chiều cao đã ngừng hẳn ở cả nam và nữ. Dậy thì là thời điểm chiều cao tăng lên mạnh mẽ nhất, do đó cần nắm bắt giai đoạn và chú ý vào dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ để sớm đạt được chiều cao lý tưởng.

Hello các bạn, mình là Vy, mình có sở thích viết blog từ lâu rồi, đợt này rảnh rỗi nên mình tạo một trang blog cá nhân về chủ đề mẹ và bé để chia sẻ những kinh nghiệm mà mình tìm hiểu được khi chăm sóc bé nhà mình cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ từ các mẹ khác. Hy vọng blog của mình sẽ giúp ích cho các mẹ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề