Những khó khăn khi học tin học văn phòng

Tạo chữ ký cho Gmail và chèn ảnh, link, Anchor Text vào chữ ký Gmail

Trong quá trình sử dụng Gmail chắc hẳn đã có lúc các bạn nhận được những bức thư điện tử có chữ ký ở cuối thư, kèm thêm những thông tin, liên kết, hình ảnh, logo... rất hay mà các bạn không biết họ đã làm như thế nào. Và sau đây Tin học Đức Minh sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tạo chữ ký cho Gmail và chèn ảnh, link, Anchor Text vào chữ ký Gmail rất chi tiết, cụ thể và cực kỳ bổ ích, hữu dụng, không thể bỏ qua!!!

Page 2

Các phím tắt hữu dụng trong Microsoft Word [Phần 2]

Để tiếp tục phần 1, Kế toán Đức Minh xin được tổng hợp cho các bạn cách sử dụng bộ phím tắt với phím F từ F1, F2, F3, … , F12 cùng lời diễn giải chi tiết, hình ảnh minh họa dễ hiểu.

Page 3

Các Phím Tắt Thông Dụng Khi Sử Dụng Website

Các phím tắt này có tác dụng trên hầu hết các trình duyệt phổ biến hiện nay như Internet Explorer,Firefox, Chrome,... Theo đó, thay vì phải truy cập sâu vào thanh thực đơn để tìm kiếm tính năng cần sử dụng, bạn chỉ việc gõ một tổ hợp phím tắt có sẵn.

Page 4

Tin học văn phòng là gì? Các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản cần nắm vững

Bạn đang muốn hoàn thiện các kỹ năng để đi XIN VIỆC, hay để HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC của mình đang đảm nhận, hay thậm chí là TỰ MÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP? Vậy thì một kỹ năng KHÔNG THỂ THIẾU đó chính là TIN HỌC VĂN PHÒNG. Ở bất kỳ nơi đâu, trường học, công sở hay thậm chí những tổ chức kinh doanh nhỏ, tin học văn phòng sẽ là CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC cho bạn. Nếu bạn thành thạo nó thì HƠN BAO GIỜ HẾT, hiệu quả công việc của bạn sẽ được ĐÁNH GIÁ CAO vì sự CHUYÊN NGHIỆP và nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ sự thật trần trụi đó.

Page 5

10 hàm hữu ích nhưng lại hay bị lãng quên nhất trong excel – Kế toán Đức Minh

Microsoft excel là 1 công cụ tính toán vô cùng hữu hiệu và đắc lực không chỉ cho kế toán, văn phòng mà còn rất nhiều ngành nghề khác. Bên cạnh những hàm excel kinh điển được sử dụng phổ biến và chuyên dùng như SUM, SUMIF,IF, COUNTIF,.. thì có những hàm cũng vô cùng hữu dụng nhưng ít sử dụng hơn như LEFT,TRIM,MID,...cách sử dụng và ý nghĩa những hàm đó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé

Page 6

Cách ẩn và hiện các dòng/ cột trong Excel vô cùng đơn giản.

Trong thực tế công việc, có nhiều lúc bạn muốn ẩn các dòng hoặc các cột bạn không muốn hiển thị trên bản in của 1 bảng tính Excel. Hoặc, sau khi in xong, bạn muốn hiển thị các hàng, cột đã bị ẩn trước đó. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách ẩn [Hide] và hiển thị [Unhide] các hàng cột trong Excel.Bài viết sau đây, Kế toán tin học Đức Minh sẽ giúp bạn đọc làm điều này một cách dễ dàng, nhanh nhất.

Page 7

Cách nén file hình ảnh trong PowerPoint trong 60s – Kế toán Đức Minh

Một tập tin PowerPoint có thể phải chứa cả ảnh, văn bản, file âm thanh và video. Do vậy, kích thước của tập tin đó có thể rất lớn.Việc các tập tin Microsoft PowerPoint thường được chia sẻ qua email hoặc trực tuyến là điều thường xuyên xảy ra và bạn có thể cần phải nén tập tin đó xuống dưới dạng một tập tin đính kèm.Vậy, bạn đọc đã biết cách nén file hình ảnh trong PowerPoint chưa ạ? Nếu chưa thì Kế toán Đức Minh sẽ chỉ các bạn cách file hình ảnh trong PowerPoint chỉ trong vòng 60s.

Page 8

Sau kỳ nghỉ 02/09, kế toán, nhân sự nhớ hoàn thành những công việc sau

Sau những kỳ nghỉ lễ dài ngày, đa số nhân viên đều vẫn còn tinh thần vui chơi, giãn công việc. Nhưng với công việc kế toán, nhân sự thì đã có các mốc, lịch nộp công việc cụ thể theo đúng quy định, nếu chậm trễ thì có thể bị xử phạt hành chính. Bởi vậy, sau kỳ nghỉ 02/09, kế toán, nhân sự phải nhớ hoàn thành những công việc sau nhé

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC Người trình bày: Hoàng Sơn HảiI. THỰC TRẠNG: II. NGUYÊN NHÂN: 1. Nguyên nhân chủ quan: Ngày nay, việc “dạy học bằng vi tính” hay “bằng giáo án điện tử” hay dạy học “bằng đa phương tiện”,…mà như các nhà làm giáo dục thường hay gọi là “ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học” đã và đang được áp dụng rộng khắp. Nhiều giáo viên rất hào hứng với đổi mới phương pháp dạy học bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là giáo viên trẻ.a] Khó khăn về tài chính: Tuy nhiên, khi đã áp dụng dạy học bằng CNTT, thì mỗi GV cần phải trang bị máy ví tính[nếu máy tính xách tay thì càng tốt]. Đây là điều không dễ dàng gì với nhiều giáo viên, nhất là giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo viên vùng núi, nông thôn bởi đồng lương còn eo hẹp, trong khi giá cả leo thang, việc bỏ ra ngót cả chục triệu để mua máy tính [chỉ là dạng khiêm tốn thôi] cũng là một điều thật xa vời; không phải giáo viên nào cũng thực hiện được.b] Khó khăn về trình độ tin học của giáo viên:Đây là một trong những trở ngại lớn nhất; Bởi:- Làm chủ được bài giảng của mình trên lớp nhất là giờ thao giảng, giờ dạy rút kinh nghiệm của tổ,…không phải là điều dễ dàng.- Kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, nhất là giáo viên lớn tuổi. Họ không đủ bản lĩnh để vượt qua sự cổ hũ để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Một số giáo viên lớn tuổi họ không chịu học hỏi những giáo viên giỏi về công nghệ thông tin, nhất là giáo viên trẻ; phần vì e ngại bị đánh giá mình “i tờ” vi tính phần dưới mắt họ những giáo viên trẻ này chỉ như là học trò của mình. Bởi thế việc gì mình phải cầu cạnh; phải “tầm sư học đạo”.c] Dạy học theo lối truyền thống còn ăn sâu trong giáo viên:Công bằng mà nói, lối dạy truyền thống cũng có những ưu điểm riêng của nó. Bởi thế, phương pháp dạy học cũ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của những “ thầy giáo già”, khó thay đổi nên lối áp đặt ấy vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Nhất là những giáo viên bảo thủ. Họ cho không gì có thể thay thế được phấn trắng bảng đen; không gì có thể thay lối dạy truyền thống: Thầy chủ đạo giảng bài học trò lĩnh hội tri thức; trò không thể qua mặt thầy.d] Lạm dụng máy tính một cách thái quá:Trái ngược vấn đề trên là sử dụng máy vi tính giảng dạy tràn lan. Thời gian qua, khi bùng nổ phong trào dạy học theo phương pháp đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến một cách rầm rộ. Có thể nói phong trào này rộng khắp tất cả các cấp ngành: Từ đại học cho tới trung học;tiểu học…diễn ra hầu khắp tất cả các bộ môn. Khách quan mà nói, việc đổi mới phương pháp dạy học theo cách gọi dân dã của nhiều người là sử dụng “giáo án điện tử” đã mang lại cho nhà trường, cho giáo viên một sắc thái sôi nổi hào hứng khác thường. Nhiều kĩ năng như ứng dụng các phần mềm, sử dụng các video clip; các hình ảnh; internet,…đã được giáo viên tích hợp làm cho bài giảng sinh động học sinh học tập theo nhóm sôi nổi và tiếp thu bài khá tốt. Song không thể không bàn đến mặt hạn chế của nó. Đó là:- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Thôi thì môn nào cũng sử dụng; tiết nào cũng “trình chiếu”…- Vì sự lạm dụng này làm cho ngày càng học sinh nhàm chán không hứng thú học tập; giờ dạy không hiệu quả. Họ không biết rằng nên sử dụng giáo án powerpoint khi nào, lúc nào và như thế nào là hợp lý.Ví dụ: Khi dạy về quá trình phân đôi tế bào[sinh vật THCS] nếu dạy bằng giáo án điện tử được tích hợp một đoạn phim về quá trình phân đôi của tế bào thì học sinh sẽ học rất hứng thú, giờ học rất sinh động tiết dạy rất hiệu quả. Nhưng nếu dạy bài” Đại cương về phương trình” thì đâu cần phải “đao to búa lớn” là mang máy ra chiếu chép? Hoặc khi dạy bài “Cách dựng thiết diện trong hình học không gian” ta chỉ dùng máy tính hỗ trợ phần “động” cho máy vi tính cắt hình chóp bởi một mặt phẳng nào đó mà nếu dạy bằng bảng đen phấn trắng thôi thì học sinh rất khó hình dung. Chỉ dừng đến đó; còn cách trình bày lời giải ta hướng dẫn học sinh chứ ai lại chiếu - chép bao giờ?- Một số giáo viên thì lợi dụng phương pháp này để “che lấp” tính lười biếng của mình: Thầy chiếu-trò chép; đỡ phải viết bài, phải nói nhiều.e] Khó chủ động được giờ dạy:Việc “cháy giáo án” ở các tiết dự giờ có công nghệ trình chiếu là chuyện bình thường vì phải mất thời gian điều khiển máy tính; thời gian chờ học sinh ghi chép… Cuối giờ, đôi khi dư vài nội dung nếu dạy bằng bảng đen ta có thể linh hoạt rút gọn; tuy nhiên công nghệ trình chiếu không dễ để điều chỉnh cho phù hợp.f] Dễ phân tán tập trung của học sinh:Việc lạm dụng các âm thanh hình ảnh,…một cách không thích hợp dẫn đến học sinh mất tập trung. Các em bị phân tâm vì các hình động hay những âm thanh lạ tai mà giáo viên đưa ra nhằm “thêm mắm, thêm muối” chứ không phải hỗ trợ cho nội dung bài giảng.2. Nguyên nhân khách quan:a] Điều kiện cơ sở vật chất:- Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ. Ở một góc độ nào đó nhiều giáo viên thụ động trong cách sử dụng các thiết bị dạy học như máy tính, projector, … dẫn đến một số thiết bị nhanh đi vào hư hỏng.- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên nhấ là các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao trình độ thực chất chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học. Vì vậy, giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong giờ học một cách có hiệu quả hơn.b] Phương pháp mới chưa đủ tính thuyết phục:Việc đổi mới phương pháp dạy học là dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh biết cách tiếp cận, cách sử dụng công nghệ thông tin và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học. Đồng thời, nó cũng phát huy được ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Dù vậy, việc đưa công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.c] Sự bất cập của việc sử dụng công cụ “trình chiếu”:- Tốn nhiều thời gian:Để soạn một giáo án truyền thống chúng ta phải mất tương đương một đến hai tiết dạy. Để soạn một bài giảng bằng công nghệ thông tin[trình chiếu] phải tốn rất nhiều; có khi cả tuần- Khó chủ động trên lớp: Mọi sản phẩm có hoàn hảo đến đâu đều cũng chỉ mang tính tương đối. Bài soạn giảng của chúng ta cũng vậy: Tôi đã từng gặp một anh bạn chuẩn bị cho tiết thao giảng của mình cả một tuần; rồi chiếu cho đồng nghiệp trong tổ bộ môn góp ý nhưng khi bước vào tiết thao giảng thì bị gặp lỗi chính tả đọc nghe ngây ngô làm cho học sinh cười ầm còn anh bạn ấy thì dở khóc dở cười cứ loay hoay chỉnh chỉnh, sửa sửa đến mướt mồ hôi. Kết quả: Không đạt tiết dạy giỏi!- Trình chiếu như một kịch bản có sẵn mà thầy giáo là diễn viên “thuộc bài”. Không dễ linh hoạt chỉnh sửa như phấn trắng bảng đen có thể bôi xóa; nhất là giáo viên hạn chế trình độ tin học.- Sự tương thích của máy tính:Ta xét với góc độ một giáo viên trình độ vi tính vừa phải. Khi chuẩn bị giáo án: Nội dung, phim, hình ảnh;…thật hoàn chỉnh không còn chổ chê. Tuy nhiên khi vào tiết dạy không khỏi không gặp sự cố sau: font chữ máy cá nhân và máy trường không tương thích; màu sắc của projector không trung thực làm cho slide trình chiếu nhòe nhoẹt; chữ trên màn ảnh cứ chạy lung tung như “động từ bất qui tắc”. Lâm vào cảnh này, tiết dạy thất bại là cái chắc.d] Sự hậu thuẫn của Ban giám hiệu: Không phải hiệu trưởng nào cũng hậu thuẫn cho việc đổi mới sử dụng công nghệ thông tin; vì:- Chính ban giám hiệu ngôi trường đó rất yếu về vi tính; họ không hiểu được tầm quan trọng của sử dụng phương pháp dạy học mới- Trang bị cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị,…ngốn một phần không nhỏ trong ngân sách; nhất là các trường ở những địa phương còn khó khăn, vùng sâu vùng xa.- Chế độ đãi ngộ cho giáo viên tập huấn, học tập nâng cao trình độ công nghệ thông tin không được quan tâm đúng mức; không khích lệ được tinh thần học hỏi nâng cao trình độ của mỗi giáo viên.e] Trình độ tin học của học sinh:Dạy học tức là dạy cho người chưa biết học biết vận dụng những kiến thức kĩ năng do minh truyền thụ vào thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn có một cản trở nữa là từ phía người học: Các em hạn chế về trình độ vi tính; các em đã quá quen lối dạy đọc chép từ lớp dưới nên để thay đổi nó không dễ dàng già cho người dạy.f] Sự đồng thuận của phụ huynh:- Xã hội hóa giáo dục đòi hỏi sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức xã hội: Nhà tài trợ; mạnh thường quân,…trong đó phải kể đến vai trò của hội Cha mẹ học sinh.- Để chuẩn bị một tiết dạy theo phương pháp đổi mới đòi hỏi không chỉ nổ lực của thầy giáo mà cả học sinh. Ví dụ: Khi dạy tiết thân thế cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu; ngoài chuẩn bị của thầy giáo, học sinh phải lên mạng để tìm tòi tư liệu cho thảo luận nhóm. Nhưng phụ huynh không đồng tình; họ sợ ảnh hưởng đến giờ học thêm của con mình.g] Nội dung chương trình và thi cử:- Chương trình giáo dục của chúng ta chỉ nặng lý thuyết: tôi lấy ví dụ: bộ môn toán THPT giờ đây hiếm những tiết học tập ngoài trời hay tham quan thực tế như các nước tiên tiến, nên đổi mới phương phápc dạy học không phù hợp chương trình hiện thời.- Tôi lấy ví dụ: Khi dạy bài ứng dụng tích phân, nếu dùng phần mềm, máy tính cho kết quả 0,866 [đơn vị diện tích]. Trong khi đề thi đại học không chấp nhận kết quả này[Đáp án là :32].- Chế độ thi cử của chúng ta còn mang nặng hàn lâm.Vì thi gì học nấy, nên ai dại gì bỏ thời gian cả một tuần để đầu tư cho bài giảng: Nào là tìm hiểu phần mềm hỗ trợ, nào là sưu tầm tranh ảnh., phim tư liệu,…cho tiết dạy mà cái tiết dạy hay chưa chắc là tiết trọng tâm thi cử; kiểm tra sắp tới.Chưa nói đến ngoài dạy trên lớp, giáo viên còn phải lo bao nhiêu thứ cơm áo gạo tiền. Bởi vậy, mỗi dịp đầu năm tổ trưởng chuyên môn phải đau đầu khi kêu gọi, vận động được một giáo viên đăng kí thao giảng là việc trần ai.h] Bệnh thành tích trong đánh giá thi đua của nhà trường cũng là trở ngại lớn cho việc đầu tư thời gian vào tiết dạy powerpoint.3. Lý do khác:III. GIẢI PHÁP: TP.HCM, ngày 12/01/2013 Người trình bày: Hoàng Sơn Hải

Video liên quan

Chủ Đề