Những người hướng nội là gì

Bạn là cảm thấy mình là người hướng nội? Nhưng bạn có biết hướng nội là gì và thực tế có đến 4 nhóm người hướng nội không? Cùng theo dõi bài test hướng nội và xem bạn là kiểu người hướng nội nào cùng với NIC Global nhé

1, Hướng nội là gì? Thế nào là người hướng nội

Người hướng nội thường được xem là người trầm lặng, kín đáo và cẩn thận. Họ không tìm kiếm sự chú ý từ người khác hoặc tham gia các hoạt động xã hội vì những điều đó làm họ mệt mỏi và kiệt sức. Người hướng nội thường xuất hiện với vẻ ít nói, thích thu mình vào 1 chỗ và ít giao tiếp trước đám đông.

Người hướng nội không nhất thiết là người cô đơn nhưng họ thường có xu hướng hài lòng với việc không có nhiều bạn bè. Những người hướng nội thường không ưu tiên các hoạt động giao tiếp xã giao nhưng không có nghĩa là họ lo lắng hay nhút nhát mà đơn thuần là không ưa các hoạt động này. Đôi lúc những người hướng nội cảm thấy ngột ngạt, bối rối, ngại ngùng khi nói chuyện với một người nào đó xa lạ. Một người có thể có tính cách hoàn toàn hướng nội, hướng ngoại hoặc cân bằng giữa cả hai.

Một nghiên cứu đã so sánh suy nghĩ thông thường của mọi người về sự hướng nội và khái niệm khoa học của nó. Họ phát hiện ra rằng các tính cách đặc trưng nhất của người hướng nội được xác định bởi cách hiểu thông thường là những đặc điểm sau đây: THƯỜNG SUY NGHĨ VỀ BẢN THÂN

Bạn có biết có đến bốn nhóm người hướng nội?

Trong bài luận văn thạc sĩ của mình [dưới sự hướng dẫn của Cheek], Jennifer Odessa Grimes định nghĩa bốn ý nghĩa của sự hướng nội: quảng giao [social], suy tư [thinking], lo lắng [anxious] và hạn chế [restrained] [tạo thành từ viết tắt STAR]. Và nó hoàn toàn khả thi khi đạt điểm cao hay thấp ở mỗi khía cạnh của sự hướng nội.

Ví dụ, bạn có thể bị đánh điểm thấp trong sự hướng nội quảng giao vì bạn không thích giao tiếp với người khác nhưng không đặc biệt lo lắng với sự hiện diện của nhiều người. Hoặc bạn có thể phải chịu đựng nỗi lo lắng khi giao tiếp, những vẫn mong muốn được giao thiệp với mọi người. Hoặc bất kì sự kết hợp nào bởi bốn yếu tố của sự hướng nội.

Với cách nhìn này, bạn có lẽ sẽ thắc mắc vậy mình thuộc dạng hướng nội nào. Well, bạn thật may mắn. Có một bài test cho việc đó.

Để biết bạn nằm đâu trong bốn dạng hướng nội, trả lời các câu hỏi sau bằng cách quyết định mỗi câu sau đúng với hành vi và cảm xúc của bạn đến mức nào. Điền vào chỗ trống cạnh mỗi câu bằng cách chọn ra một con số từ thang mức độ:

1= rất không trùng khớp hoặc cực lực phản đối
2= không trùng khớp
3= trung lập
4= trùng khớp
5= rất trùng khớp hoặc rất đồng ý

Hướng nội trong giao tiếp

____ 1. Tôi thích chia sẻ các sự kiện trọng đại với chỉ một hoặc một vài người bạn thân, hơn là những buổi tiệc tùng lớn.
____ 2. Tôi nghĩ sẽ thật thỏa mãn nếu tôi có tình bạn thân thiết với nhiều người.
____ 3. Tôi cố sắp xếp lịch trình để luôn có thời gian cho riêng mình.
____ 4. Tôi thích đi nghỉ ở những nơi đông người và có nhiều hoạt động để tham gia.
____ 5. Sau khi dành vài tiếng vây quanh bởi nhiều người, tôi thường muốn đến nơi nào đó thật xa.
____ 6. Tôi không có nhu cầu được vây quanh bởi nhiều người.
____ 7. Chỉ riêng việc ở bên cạnh nhiều người và tìm hiểu về họ đã là một trong những điều lí thú nhất tôi muốn làm.
____ 8. Tôi thường thích làm việc một mình hơn.
____ 9. Người khác thường có xu hướng hiểu nhầm tôi. Họ hình thành ấn tượng tôi là người như thế nào chỉ bởi vì tôi không nói nhiều.
____ 10. Tôi cảm thấy cạn kiệt năng lượng sau các buổi xã giao, kể cả khi tôi đã tận hưởng bản thân mình.

Hướng nội trong suy nghĩ

____1. Tôi thích phân tích suy nghĩ và ý tưởng của mình.
____ 2. Tôi có một cuộc sống nội tâm giàu có, phong phú.
____ 3. Tôi thường nghĩ tôi là loại người như thế nào.
____ 4. Khi tôi đang đọc một câu chuyện hấp dẫn hoặc khi tôi đang xem một bộ phim hay, tôi tưởng tượng ra tôi sẽ cảm thấy thế nào nếu những sự kiện trong câu chuyện xảy đến với mình.
____ 5. Tôi hiếm khi nghĩ về bản thân.
____ 6. Nói chung tôi đặt sự chú ý vào cảm xúc bên trong của mình.
____ 7. Tôi trân trọng sự tự đánh giá của cá nhân mình, những ý kiến chủ quan của chính tôi.
____ 8. Thỉnh thoảng tôi lùi lại một bước để đặt khoảng cách giữa mình và tâm trí.
____ 9. Tôi mơ mộng về những thứ có thể xảy đến với mình, với một mức độ thường xuyên nhất định.
____ 10. Tôi có xu hướng hoài niệm để phân tích bản thân mình.

Hướng nội lo lắng

____ 1. Khi tôi bước vào một căn phòng, tôi thường trở nên tự ý thức và cảm giác như mọi người đang nhìn mình.
____ 2. Những suy nghĩ của tôi thường tập trung vào những trích đoạn của cuộc sống của tôi mà tôi ước giá như mình có thể dừng suy nghĩ về nó.
____ 3. Thỉnh thoảng hệ thần kinh  của tôi cảm thấy mệt mỏi khi tôi chỉ vừa nới lỏng bản thân mình.
____ 4. Tôi tự tin về các kĩ năng xã hội của mình.
____ 5. Thất bại hoặc thất vọng thường làm tôi xấu hổ hoặc tức giận, những tôi cố không thể hiện nó.
____ 6. Không mất quá lâu để tôi vượt qua sự xấu hổ của mình ở những tình huống mới.
____ 7. Tôi cảm thấy thư giãn kể cả khi ở trong tình huống xã hội không quen thuộc.
____ 8. Thậm chí khi tôi ở trong một nhóm bạn, tôi thường cảm thấy cô đơn và không dễ dàng.
____ 9. Những suy nghĩ, cảm xúc và hành động bí mật của tôi thường làm bọn bạn tôi hoảng lên.
____ 10. Tôi cảm thấy tự ý thức một cách đau đớn khi tôi ở xung quanh toàn người lạ.

Sự hướng nội giới hạn

____ 1. Tôi thích tự cho mình nghỉ ngơi và chạy trốn ngay khi tôi thức dậy vào buổi sang.
____ 2. Tôi sẽ thử mọi thứ một lần.
____ 3. Để nghỉ ngơi, tôi thích chậm lại và suy nghĩ đơn giản thôi.
____ 4. Tôi thích tỏ ra gắng sức.
____ 5. Tôi thường nói điều đầu tiên này ra trong đầu.
____ 6. Nói chung tôi tìm kiếm những trải nghiệm, những cảm giác mới lạ và kích thích.
____ 7. Tôi thích giữ mình bận rộn suốt cả ngày.
____ 8. Tôi thường hành động nhất thời.
____ 9. Thỉnh thoảng tôi cũng làm những điều điên rồ chỉ để khác biệt.
____ 10. Tôi thường cảm thấy chậm chạp.

Kết quả thế nào?

Để tìm ra số điểm tương ứng với mỗi kiểu hướng nội các câu khác cộng điểm bình thường, riêng các câu sau đây thì bạn phải đảo ngược số điểm trước khi cộng:[Tức là nếu bạn cho 5 điểm thì bây giờ thành 1 điểm, 4 điểm thì thành 2 điểm, 3 điểm thì giữ nguyên, 2 điểm thành 4 điểm và 1 điểm thành 5 điểm]:
Các câu hướng nội xã hội: đảo điểm các câu 2, 4, 7
Hướng nội suy nghĩ: đảo điểm câu 5
Hướng nội lo lắng: đảo điểm các câu 4, 6, & 7
Hướng nội giới hạn: đảo điểm các câu 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, & 9
Tiếp, cộng tất cả các số được tổng điểm.
Hướng nội xã hội –  dưới 24 thấp, quanh 30 trung bình, trên 36 là cao
Hướng nội suy nghĩ – từ 28 thấp, quanh 34 trung bình, trên 40 cao
Hướng nội lo lắng – dưới 23 thấp, quanh 30 trung bình, trên 37 cao
Hướng nội giới hạn – dưới 25 thấp, quanh 31 trung bình, trên 37 cao

Chủ Đề