Những vân chấm trên đầu lọc của thuốc lá là gì

Chỉ cần vào Google và gõ từ khóa “Thuốc lá điện tử” chúng ta sẽ có ngay hàng triệu kết quả tìm kiếm, trong đó hầu hết là các quảng cáo bán loại mặt hàng này với những lời giới thiệu vô cùng hấp dẫn: Thuốc lá điện tử không độc hại như thuốc lá thông thường, thuốc lá điện tử giúp cai nghiện thuốc lá. Vậy thuốc lá điện tử là gì? Nó có thực sự vô hại và giúp cai nghiện thuốc lá như những lời quảng cáo đó không?

 

Thuốc lá điện tử hay còn gọi là VAPE bao gồm 2 phần: Phần đầu lọc chứa nicotine và hỗn hợp chất tạo mùi thơm, phần thân thay vì chứa thuốc lá là một thiết bị điện tử khi kích hoạt sẽ phun hỗn hợp hơi để đi qua đầu lọc hòa tan nicotine và chất tạo mùi thơm. Khi người hút rít hơi, hơi nicotine và mùi thơm sẽ vào hệ hô hấp.

Hiện nay trên thị trường có hàng trăm loại thuốc lá điện tử được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng có thể trông giống điếu thuốc truyền thống hay có hình dạng khác như bút, USB hoặc các dụng cụ hình trụ, hình chữ nhật có kích thước lớn hơn.

 

Điều làm nên sức hấp dẫn của sản phẩm này chính là những chai tinh dầu tạo khói với đủ các mùi vị khác nhau.

 

Thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá thông thường hay không?

 

Hiện chưa có một nghiên cứu chính thức nào về độ an toàn của VAPE, tuy nhiên hút nicotine vào phổi thì dù thông qua thuốc lá điện tử hay thuốc thật vẫn gây nghiện và gây hại cho tim mạch như nhau. Nhiều loại thuốc lá điện tử khi sử dụng cũng giải phóng ra kim loại hay những chất không tinh khiết khác gây độc và gây ung thư.

 

Hơn nữa, hầu hết các loại thuốc lá điện tử trên thị trường hiện nay không được kiểm soát chất lượng, do đó những thông tin được in trên nhãn như thành phần hóa học trong thuốc lá điện tử không được xác minh thực tế. Việc sử dụng hàng hóa mua bán trôi nổi rất nguy hiểm vì sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng không được kiểm định, có nguy cơ chứa các chất độc hại cho sức khỏe người sử dụng.

 

Mặt khác, VAPE là thiết bị chạy bằng pin, nếu thay pin thì có thể sử dụng lại nhiều lần giống như những thiết bị khác mà ta sử dụng mỗi ngày. Các vấn để liên quan đến pin và mạch điện có thể là nguy cơ gây ra sự cố nổ thuốc lá điện tử, điều này có thể làm cho người sử dụng bị bỏng, chấn thương, thậm chí là tử vong. Mặc dù việc thuốc lá điện thử phát nổ ít khi xảy ra và có thể phòng tránh được, nhưng với số lượng người sử dụng ngày càng tăng, hiển nhiên tỉ lệ rủi ro cũng sẽ tăng.

 

Và cũng giống như thuốc lá truyền thống, không chỉ người hút mới phải chịu tác hại mà cả những người xung quanh cũng phải chịu ảnh hưởng của việc phơi nhiễm thụ động với nicotine.

Thuốc lá điện tử có giúp cai nghiện thuốc lá không?

Sau một thời gian sử dụng thuốc lá điện tử, người dùng sẽ bị lệ thuộc về mặt tâm lý tạo thành thói quen khó bỏ và phải tăng liều theo thời gian. Như vậy, việc dùng thuốc lá điện tử chưa chắc đã giúp cai nghiện thuốc lá truyền thống mà rất có thể chúng ta sẽ lại trở thành con nghiện VAPE.

Nhiều người đã tìm đến thuốc lá điện tử như một biện pháp để bỏ thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thuốc lá điện tử có hại hay không vẫn còn đang là vấn đề nhiều tranh cãi. Vì vậy, trước khi điều này được làm sáng tỏ, cách tốt nhất là người tiêu dùng nên chọn hình thức cai nghiện thuốc lá an toàn nhất đó là dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.

Không có một sản phẩm nào gây chết nhiều người và chết một cách vô ích như thuốc lá. Nếu như chỉ vì chạy trốn thuốc lá thật để tìm đến thuốc lá điện tử thì có thể chúng ta lại đang mắc sai lầm. Và sai lầm đó sẽ phải đánh đổi bằng sức khỏe của chính chúng ta./.

Theo báo cáo năm 2010 của Tổng hội Y khoa Hoa kỳ, khói thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Một số chất độc hại điển hình trong khói thuốc lá gồm:

Hắc ín (Tar)

Hắc ín hay còn gọi là nhựa thuốc lá, có màu đen và quánh giống như nhựa đường, chứa rất nhiều chất gây ung thư.

Carbon monoxide (khí CO):

Khí CO trong khói thuốc lá khi hấp thụ vào máu sẽ gắn kết rất chặt với hemoglobine trong hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, giảm nồng độ oxy trong máu, làm máu đặc hơn và làm tăng gánh nặng cho tim.

Khí CO góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch đồng thời làm suy giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.

Benzene :

Là một chất sinh ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay trong thuốc trừ sâu bọ. Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá, lượng Benzene tác động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng Benzene xâm nhập vào con người từ tất cả các nguồn.

Nitrosamines:

Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong khói thuốc và cả trong các sản phẩm thuốc lá không khói.

Ammonia

Là một chất được sử dụng trong thuốc kích thích tăng trưởng và trong các sản phẩm tẩy rửa. Trong sản xuất thuốc lá, chất này được sử dụng tăng cường khả năng hấp thụ Nicotine của niêm mạc đường hô hấp.

Formaldehyde

Dung dịch dùng trong ướp xác, và nó cũng có nhiều trong khói thuốc. Chất này gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc khi hít phải khói thuốc lá.

Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH):

Là một chất gây ung thư tìm thấy trong dầu đi ê zen và sản phẩm đốt cháy khác.

2. Chất gì trong thuốc lá gây nghiện?

Nicotine là một chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào. Sau mỗi lần hít một hơi thuốc lá, Nicotine gây tăng nhịp đập của tim, co thắt mạch máu ở tim, tăng mạch và  huyết áp.

Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotine vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện mạnh, tương tự Heroin và Cocain. Khi Nicotine

trong khói thuốc gắn kết thụ thể Nicotine trên các tế bào thần kinh tại “trung tâm  thưởng” ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh được phóng thích gây ra một loạt các phản ứng hóa học tạo ra nhiều tác động tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tăng hoạt động nhận thức. Tuy nhiên cảm giác đó sẽ mau qua đi sau vài phút. Khi nồng độ Nicotine trong cơ thể giảm xuống, người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, căng thẳng; không tập trung được; buồn bã, lo lắng; rối lọan giấc ngủ.. vì vậy để có sự thoải mái, người hút thuốc phải tiếp tục hút thuốc.

Ở những người sử dụng thuốc lá, Nicotine được tìm thấy ở tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và trong cả sữa mẹ. Đối với những người hút trên 15 điếu thuốc một ngày, nồng độ Nicotine trong máu luôn ở mức cao làm cho việc cai thuốc trở lên khó khăn hơn rất nhiều 1.

3. Thế nào là nghiện thuốc lá

Nghiện thuốc lá được hiểu một cách đơn giản là việc mất hoàn toàn tự do nói KHÔNG với thuốc lá. Người nghiện thuốc lá không thể không hút thuốc lá, ngược lại bị bắt buộc phải hút nếu không sẽ bị cảm giác “đói” thuốc. Người nghiện phải hút liên tục nhiều tháng nhiều năm, thậm chí nhiều người hút thuốc lá ngay khi đã mắc các bệnh do thuốc lá gây ra. Nghiện thuốc lá xuất hiện là hậu quả của các hiệu ứng tâm thần kinh do chất gây nghiện nicotine gây ra. Nghiện thuốc lá thường là kết hợp của nghiện tâm lý, hành vi với nghiện thực thể - dược lý.

4.Thế nào gọi là nghiện tâm lý ?

Nghiện tâm lý là khi người nghiện hút thuốc lá để tìm kiếm các hiệu ứng tâm thần kinh khi hút thuốc lá ví dụ: sảng khóai, hưng phấn, tăng khả năng tập trung chú ý. Đặc điểm nghiện thuốc lá tâm lý trên mỗi người là khác nhau bởi vì nghiện tâm lý tùy thuộc vào hòan cảnh, không gian, thời gian, và nhu cầu hiệu ứng tâm thần kinh tương ứng với hòan cảnh cụ thể ấy. Ví dụ: người nghiện thuốc lá tâm lý sẽ hút thuốc lá khi uống cà phê cùng bạn bè để tìm cảm giác sảng khóai, hút thuốc lá khi làm việc để tăng mức độ tập trung, hút thuốc lá trước khi bước vào giải quyết một tình huống căng thẳng, nguy hiểm để giảm căng thẳng .v.v.

5.Thế nào gọi là nghiện hành vi ? Nghiện thực thể, dược lý?

Nghiện hành vi là khi người nghiện hút thuốc lá như là một phản xạ có điều kiện đã phát sinh trong một hòan cảnh cụ thể. Họ hút theo phản xạ chứ không phải là do nhu cầu cơ thể thực sự thiếu nicotine. Theo đó, hành vi hút thuốc lá xuất hiện trong các tình huống cụ thể, lập đi lập lại, theo đúng thứ tự trong thời gian dài. Ví dụ: sau khi ăn cơm xong à hút, khi uống cà phê vào buổi sáng à hút, gặp bạn hữu à hút.

Nghiện thực thể, dược lý Một người hút thuốc lá được gọi là nghiện thực thể - dược lý khi việc hút thuốc lá đã trở thành một nhu cầu cần thiết, không thể thiếu, không thể cưỡng lại được trong cuộc sống. Cơ thể họ cần nicotine để có thể họat động bình thường, vì khi thiếu nicotine, sẽ xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cai thuốc lá như là: Thèm hút thuốc lá mãnh liệt; Cảm giác kích thích, bứt rứt, căng thẳng; Không tập trung

 được; Buồn bã, lo lắng; Thèm ăn; Rối lọan giấc ngủ. Và các triệu chứng này sẽ biến mất ngay khi họ hút thuốc lá trở lại.

6. Nicotine trong thuốc lá ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy sử dụng nicotine làm tăng nhịp tim và huyết áp, tăng đường máu. Nghiện nicotine lâu dài gây xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Sử dụng nicotine quá liều lượng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Ngoài ra, báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy Nicotin là một thành phần gây nghiện trong thuốc lá, có thể có ảnh hưởng xấu tới quá trình mang thai. Bản thân nicotin không phải là một chất gây ung thư, nhưng nó có khả năng “thúc đẩy hình thành khối u

7. Hút thuốc lá ảnh hƣởng tới sức khoẻ như thế nào?

Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư.Sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh, chủ yếu thuộc 4 nhóm chính gồm:

  1. Nhóm các bệnh ung thư, với 11 loại ung thư do hút thuốc gây ra trong đó nguy hiểm và thường gặp: nhất là ung thư phổi, khí phế quản, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư vòm hong;
  2. Nhómbệnh tim mạch, bao gồm: tai biến mạch não và nhồi máu cơ tim;
  3. Nhóm các bệnh hô hấp gồm: viêm đường hô hấp và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính;
  4. Nhóm các bệnh về sinh sản và sinh dục ở cả hai giới như: giảm chất lượng tinh trùng, bất lực ở nam giới; tăng nguy cơ vô sinh, để non, sảy thai, thai lưu ở nữ giới.

Mỗi năm thuốc lá gây ra gần 6 triệu ca tử vong, con số này sẽ tăng thành hơn 8 triệu người một năm vào năm 2020, trong đó 70% số ca tử vong sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện thì trong thế kỷ này sử dụng thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người.

8. Hút thuốc lá thụ động có nguy hiểm không?

Người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác được gọi là hút thuốc thụ động Người hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút thuốc: ung thư, đột quỵ, các bệnh về hô hấp và tim mạch...

Hút thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc. Trẻ có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề sức khoẻ. Hút thuốc thụ động ở trẻ em có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác

Người mẹ hít phải khói thuốc lá nhiều trong thời gian mang thai: dễ bị sảy thai; Tăng nguy cơ thai chết lưu; Làm chậm quá trình phát triển của thai nhi; Con sinh ra thường thiếu cân, kém thông minh;

9. Tôi chỉ hút vài điếu thuốc lá mỗi ngày thì có hại không?

Hút thuốc lá cho dù chỉ là hút vài điếu mỗi ngày, hoặc lâu lâu mới hút một lần cũng đều có hại cho sức khỏe. Trong hút thuốc lá không có cái gọi là “ngưỡng an toàn” nghĩa là không có một mốc mà hút dưới mốc đó thì an toàn cho sức khỏe.

10. Thuốc lào –có an toàn hơn thuốc lá điếu không?

Khói thuốc lào qua nước trước khi vào cơ thể. tuy nhiên do quá trình cháy ở hút  thuốc lào xảy ra ở môi trường ít oxy hơn vì thế lượng oxyde carbon (CO) lại cao hơn dễ gây ngộ độc CO hơn.

11.Thuốc lá “nhẹ” có thật sự ít hại cho sức khoẻ?

Thực tế là không có loại thuốc lá nào an toàn cho sức khỏe! Nhiều người hút thuốc lựa chọn loại thuốc lá “ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm (mild) vì tin rằng loại thuốc lá này ít các chất độc hại hơn các loại thuốc lá khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy sử dụng các loại thuốc lá này không hạn chế được tác hại của thuốc lá. Nguyên nhân do mỗi người nghiện thuốc đều cần có một “ngưỡng” nicotin nhất định, vì vậy, khi hút những loại thuốc “nhẹ”, họ sẽ buộc phải hít sâu hơn, hút nhiều hơn để bù lại hàm lượng nicotine mà cơ thể đã quen đòi hỏi. Chính việc hút bù này làm cơ thể tiếp xúc nhiều hơn các chất độc hại có trong khói thuốc.

Luật Phòng chống tác hại thuốc lá cũng đã cấm sử dụng các từ, cụm từ: “ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm (mild) hoặc các từ, cụm từ khác làm người hút hiểu nhầm loại thuốc lá này ít có ảnh hưởng tới sức khỏe hơn loại thuốc lá khác.

12.Thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá điếu không?

Hiện nay chưa có bằng chứng quốc tế chứng minh tính an toàn của thuốc lá điện tử. Trong thuốc lá điện tử có nicotine, làm tăng nhịp tim và huyết áp, tăng đường máu. Nghiện nicotine lâu dài gây xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Sử dụng nicotine quá liều lượng gây nguy hiểm cho sức khỏe , đồng thời Glycol là một hóa chất độc hại được sử dụng trong chất chống đông, có khả năng gây ung thư- cũng có trong thuốc lá điện tử.

13.Tôi có thể sử dụng thuốc lá điện tử để cai nghiện thuốc lá điếu không?

Hiện nay chưa có bằng chứng quốc tế chứng minh thuốc lá điện tử có tác dụng cai nghiện thuốc lá điếu thông thường: Trên thế giới vẫn chưa có sản phẩm thuốc lá điện tử nào được các cơ quan chính phủ đánh giá và phê duyệt sử dụng để hỗ trợ cai thuốc. Với một số lượng lớn người hút thuốc, việc sử dụng thuốc lá điện tử sẽ chỉ làm giảm việc hút thuốc chứ không khiến họ bỏ thuốc hẳn. Điều này sẽ dẫn tới việc người hút sử dụng đồng thời cả thuốc lá thường và thuốc lá điện tử và như vậy tác hại sẽ khôn lường. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất tạo hương vị hoa quả, kẹo trong dung dịch thuôc lá điện tử với cách quảng cáo về sự sành điệu rất dễ dàng lôi kéo các bạn trẻ thử thuốc lá điện tử, từ đó dẫn đến nguy cơ nghiện thuốc lá điếu thông thường.

14.Tại sao có ngƣời nghiện thuốc lá mà vẫn sống “thọ”?

Thực tế có thể thấy một số người hút thuốc nhiều năm mà vẫn không mắc bệnh hoặc vẫn sống lâu, tuy nhiên đó chỉ là những hiện tượng cá biệt, nếu tính trên toàn thể cộng đồng thì 90% số người ung thư phổi, 75% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là người hút thuốc lá.

Do sức đề kháng đối với bệnh tật của mỗi người mỗi khác, có những người bệnh xuất hiện chỉ sau một thời gian ngắn hút thuốc, nhưng có những người mắc bệnh muộn hơn, thậm chí là sau 30 năm kể từ khi hút thuốc. Tuy nhiên, chúng ta không thể biết được ai là người dễ mắc các bệnh do hút thuốc. Vì vậy, tốt nhất là không hút thuốc, nếu đã hút thì bỏ thuốc càng sớm càng tốt.