Nuôi con kiểu cá heo đánh giá

Trong thời đại đầy biến động và đổi thay khôn lường này, Nuôi dạy con kiểu cá heo có thể truyền cảm hứng mạnh mẽ và giúp định hướng cho các bậc cha mẹ. Tác giả - bác sĩ Shimi Kang, vốn là chuyên gia về thúc đẩy động lực cho con người, đồng thời cũng là một bà mẹ ba con - đã đưa ra những phân tích hợp lý, căn cứ theo những kết quả nghiên cứu khoa học về não bộ và hành vi của con người và dựa trên kinh nghiệm nhiều năm chữa trị cho các bệnh nhân là thanh thiếu niên. Theo cô, phong cách nuôi dạy con độc đoán “kiểu Hổ” chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng những người trẻ mất phương hướng, không có động lực, nghiện ngập, lo âu, trầm cảm…

Đồng thời, từ những quan sát về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh, từ chính trải nghiệm của cuộc sống cá nhân, Shimi Kang đề xuất những gợi ý thuyết phục về một phong cách nuôi dạy con hoàn toàn đối lập: nuôi dạy con theo “kiểu cá heo”. Lắng nghe trực giác, sống cân bằng, gắn bó với xã hội, dẫn dắt thay vì chỉ đạo con, để con được thử và sai, làm gương cho con… là những cách mà cha mẹ cá heo áp dụng để có thể giúp con thích nghi, tạo được động lực tự thân và tự mình bơi đi trong hành trình vui vẻ, hạnh phúc giữa những dòng chảy không ngừng biến đổi của cuộc đời.

Trong thời đại đầy biến động và đổi thay khôn lường này, Nuôi dạy con kiểu cá heo có thể truyền cảm hứng mạnh mẽ và giúp định hướng cho các bậc cha mẹ. Tác giả - bác sĩ Shimi Kang, vốn là chuyên gia về thúc đẩy động lực cho con người, đồng thời cũng là một bà mẹ ba con - đã đưa ra những phân tích hợp lý, căn cứ theo những kết quả nghiên cứu khoa học về não bộ và hành vi của con người và dựa trên kinh nghiệm nhiều năm chữa trị cho các bệnh nhân là thanh thiếu niên. Theo cô, phong cách nuôi dạy con độc đoán “kiểu Hổ” chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng những người trẻ mất phương hướng, không có động lực, nghiện ngập, lo âu, trầm cảm…

Đồng thời, từ những quan sát về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh, từ chính trải nghiệm của cuộc sống cá nhân, Shimi Kang đề xuất những gợi ý thuyết phục về một phong cách nuôi dạy con hoàn toàn đối lập: nuôi dạy con theo “kiểu cá heo”. Lắng nghe trực giác, sống cân bằng, gắn bó với xã hội, dẫn dắt thay vì chỉ đạo con, để con được thử và sai, làm gương cho con… là những cách mà cha mẹ cá heo áp dụng để có thể giúp con thích nghi, tạo được động lực tự thân và tự mình bơi đi trong hành trình vui vẻ, hạnh phúc giữa những dòng chảy không ngừng biến đổi của cuộc đời.

Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...

Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

Nuôi Dạy Con Kiểu Cá Heo

Trong thời đại đầy biến động và đổi thay khôn lường này, Nuôi dạy con kiểu cá heo có thể truyền cảm hứng mạnh mẽ và giúp định hướng cho các bậc cha mẹ. Tác giả - bác sĩ Shimi Kang, vốn là chuyên gia về thúc đẩy động lực cho con người, đồng thời cũng là một bà mẹ ba con - đã đưa ra những phân tích hợp lý, căn cứ theo những kết quả nghiên cứu khoa học về não bộ và hành vi của con người và dựa trên kinh nghiệm nhiều năm chữa trị cho các bệnh nhân là thanh thiếu niên. Theo cô, phong cách nuôi dạy con độc đoán “kiểu Hổ” chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng những người trẻ mất phương hướng, không có động lực, nghiện ngập, lo âu, trầm cảm…

Đồng thời, từ những quan sát về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh, từ chính trải nghiệm của cuộc sống cá nhân, Shimi Kang đề xuất những gợi ý thuyết phục về một phong cách nuôi dạy con hoàn toàn đối lập: nuôi dạy con theo “kiểu cá heo”. Lắng nghe trực giác, sống cân bằng, gắn bó với xã hội, dẫn dắt thay vì chỉ đạo con, để con được thử và sai, làm gương cho con… là những cách mà cha mẹ cá heo áp dụng để có thể giúp con thích nghi, tạo được động lực tự thân và tự mình bơi đi trong hành trình vui vẻ, hạnh phúc giữa những dòng chảy không ngừng biến đổi của cuộc đời.

Đó là một cuốn sách không có những thông điệp kiểu “giật tít” xoáy trúng vào tâm lý “nuôi con khỏe, dạy con ngoan” hay ước ao trở thành cha mẹ tốt, cũng không màu mè hay “gây sốt” ở bất cứ mặt báo hoặc cộng đồng cha mẹ nổi tiếng nào, và vì thế có thể đã bị rất nhiều cha mẹ bỏ qua.

Cuốn sách mà tôi muốn giới thiệu với bạn là "Nuôi dạy con kiểu cá heo" của tác giả Shimi Kang [sách do Nhã Nam và NXB Thế giới liên kết phát hành] – cuốn sách tôi đã đọc thật chậm, để hiểu và thấm từng câu chữ trong suốt một năm qua.

Có rất nhiều "kẻ ngáng đường" sẽ khiến bạn dễ dàng buông cuốn sách này xuống. Đầu tiên là cái tên "Nuôi dạy con kiểu cá heo" cũng không có vẻ gì là hấp dẫn nếu bạn đã từng nghiền ngẫm nào "nuôi dạy con kiểu mẹ Hổ, mẹ sứa", "nuôi dạy con kiểu máy bay trực thăng" hay "nuôi dạy con kiểu chuột túi"; kế đến là sách quá dày [hơn 300 trang sách] và quá nhiều chữ [lại còn là chữ cỡ nhỏ]; tiếp nữa là sách không khác gì một cuốn… nghiên cứu khoa học với dày dít kiến thức khoa học, kéo theo lối viết kiểu khoa học kín kẽ, phức tạp, gai góc thật sự là khó đọc. Nếu bạn cũng giống tôi - là thế hệ cha mẹ Việt hiện đại và bận rộn, thì chẳng có lý do gì để chúng ta cầm cuốn sách này lên và đọc.

Và nếu kể cả bạn "chiếu cố" lật mở vài trang đầu để lướt qua, thì rất có thể bạn cũng sẽ bực mình hạ sách xuống và bỏ đấy, khi mà ngay từ phần mở đầu của những trang sách đầu tiên, tác giả Shimi Kang đã dội ngay những thùng nước đá lạnh lẽo vào người chúng ta, bằng những câu chuyện thực tế đậm chất hiện thực xã hội và những câu nói kiểu như: "Điều làm tôi ngạc nhiên đó là từ tất cả những sự tiếp xúc với nhiều người ở các đất nước và các nền văn hóa khác nhau - từ nhỏ đến người lớn tuổi, từ người vô gia cư đến những ngôi sao nổi tiếng - tôi không thấy nhóm người nào bộc lộ sự điên rồ và hành động thiếu suy xét của con người nhiều như những bậc phụ huynh ở thế kỷ 21."

Tôi cũng đã suýt bỏ qua, cho đến khi được chị bạn gửi tặng sách và bảo "Đọc đi, chị thấy rất giống em!". Là bởi vì tôi ít khi tin vào những "thần chú" hay "bài học", "lời khuyên" có trong vô vàn các cuốn sách dạy con nên người, dạy con tài giỏi, thông minh, dạy con thành thần đồng hay cùng con vào Harvard trên kệ các nhà sách, tôi tin vào giá trị cốt lõi của việc dạy con chính là cha mẹ và sự tỉnh táo, bình an và cân bằng của họ. Mọi câu hỏi và những trăn trở của tôi về việc nuôi dạy con thế nào là thực sự "yêu thương và tự do", làm cha mẹ ra sao để trải nghiệm cùng con là một hành trình đầy ắp niềm vui và quả ngọt đều được trả lời cặn kẽ và tỉ mỉ trong cuốn sách này. Cảm giác dành hẳn một năm cho cuốn sách này thật là xứng đáng; để vừa đọc sách vừa hồi tưởng lại quãng đường đã đi qua cùng con [có rất nhiều sai lầm, khổ cực, nhưng cũng không thiếu niềm vui], vừa vẽ ra bức tranh của tương lai với những gam màu tươi sáng bằng sự tin tưởng và thư giãn.

Shimi Kang, tác giả của cuốn sách là một bác sĩ thần kinh học, chuyên gia về thúc đẩy động lực cho con người, đồng thời cũng là một bà mẹ ba con, vì thế, toàn bộ tri thức của cuốn sách này là vô số kiến thức về nền tảng sinh lý tạo nên tâm lý-thần kinh của một con người; là những phân tích đầy chứng cứ hợp lý trên cơ sở của những kết quả nghiên cứu khoa học về não bộ và hành vi của con người dựa trên các ca bệnh thanh thiếu niên nhiều năm qua bà gặp phải. Bạn muốn xây con mình lên 1 tầng hay 5 tầng, hay thành một tòa 10 tầng vững vàng, tràn trề thành công và hạnh phúc, việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào bạn thực sự hiểu về nền móng, nền tảng của con được bao nhiêu. "Nuôi dạy con kiểu cá heo" là một cuốn rất vững chãi cho cha mẹ nuôi dạy con thời trong bối cảnh xã hội hiện đại quay cuồng và nhiễu loạn này.

Cuốn sách không chỉ giúp bạn hiểu từng viên gạch mà bạn đang dùng để "xây móng" cho con, mà còn giúp bạn "chụp cắt lớp" lại nền móng của mình để biết cách gia cố nó cho chắc chắn hơn.

Từ nhiều năm nay, các vụ tự tử, trầm cảm, bệnh tâm lý, rối loạn hormone, béo phì… không còn là những khái niệm xa lạ ở Việt Nam, chúng ta có thể nghe và gặp hàng ngày, trong các mẩu tin, trong khu dân cư, ở công ty hay trường học của con. Nhan nhản ngoài kia là những đứa trẻ không vận động đủ, không phản biện đủ, thiếu kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, dựa dẫm vào cha mẹ, thiếu kỹ năng sống tự lập và một thế hệ phụ huynh không ý thức được đúng về gia đình, nuôi dạy con kiểu đè nén và nhồi nhét, chạy đua theo các trào lưu và xu hướng dạy con, dùng tiền để nuôi con thay vì dành thời gian và tình yêu thương của mình cho chúng... Khắp nơi bùng nổ các lớp học kiến thức từ bé tí, các khóa huấn luyện thần đồng, trại hè kỹ năng và trại hè kiến thức, sách học các thể loại, sách nuôi dạy con dạng tự sự thiếu chuyên môn và thiếu logic và rất nhiều sản phẩm kinh doanh giáo dục trên cơ sở khủng hoảng niềm tin và tri thức của cha mẹ. Tiếc thay, người gánh hậu quả chính là các con.

Cuốn sách này cải tạo từ cha mẹ - những người đang quay cuồng trong vòng xoáy đó, hướng dẫn họ nuôi và dạy con hài hòa với thiên nhiên, tạo dựng sinh lý tâm lý khỏe mạnh, ổn định, cân bằng và đạt đến hạnh phúc cùng thành công bền vững ở con mình. Bởi vì, nuôi dạy con để chúng hiểu sâu sắc về bản thân, thành công vượt bậc, hạnh phúc bền vững, khỏe mạnh suốt đời mới nên là mục tiêu tối cao thực sự mỗi gia đình hướng tới.

Cuốn sách mở đầu bằng việc chia sẻ những sai sót thường gặp của cha mẹ và hậu quả của những cách nuôi dạy này đối với đứa trẻ và cả gia đình, nó "phổ cập" đến nỗi phần lớn cha mẹ chúng ta thấy mình hành xử như vậy là bình thường. Bằng kiến thức chuyên sâu của một bác sĩ thần kinh học, tác giả chỉ ra cho ta thấy ép con học liên tục cả chục tiếng mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến hormone và não trẻ ra sao, bắt con cuốn vào guồng quay học-học thêm-bổ túc-nâng cao liên tục hằng ngày hằng tuần sẽ khiến con dần dần suy kiệt từng tế bào thế nào. Trầm cảm, lo âu, thiếu kiểm soát nội tại, mất cân bằng là những thứ rất phổ biến trong quá nhiều đứa trẻ bề ngoài cực kỳ xuất sắc và đúng định hướng của gia đình. Tiếp đến ở các phần sau, bằng một lối dẫn dắt mạch lạc và lô-gic, tác giả dần giúp mỗi cha mẹ định hình được thế nào nuôi dạy con kiểu cá heo – một phong cách nuôi dạy con hài hòa với thiên nhiên và bản năng con người, tạo dựng nhân cách vững chắc, đảm bảo thành công ở con và có những chỉ dẫn khoa học, cụ thể, thuyết phục để cha mẹ thực hành.

Một trong những phần lôi cuốn tôi nhất là phần 3 của cuốn sách, phần giúp tôi thấm thía rằng, yếu tố rất quan trọng để thành công trọn vẹn là phải giữ được sự cân bằng, bình ổn trong cơ thể, tâm trí, tư duy. Từng trang sách sẽ dạy cha mẹ làm thế nào để thoải mái với việc con có nhiều thời gian rảnh rỗi để thỏa sức vui chơi [cho phép chúng buồn chán và không làm gì cả], sau đó là tường tận những thứ khác như cách thở sâu, cách theo dõi hơi thở, ăn lành mạnh, uống đủ nước, vận động khoa học, ngủ rất đủ. "Cân bằng" là từ lặp đi lặp lại trong đầu tôi rất nhiều và rất lâu sau khi đọc xong cuốn sách này. Cha mẹ nào cũng ít nhất… nhiều lần lên gân tự nhủ đừng nuôi dạy con không cân bằng, đừng quá vun vén, đừng quá bảo bọc, đừng ép con quá cạnh tranh. Những điều này, nghe đơn giản, nhưng thực sự là vẫn phủ kín lên bầu không khí trong nhiều gia đình xung quanh tôi. Nói và nghe thì dễ, nhưng làm thì rất nhọc sức, tốn công. Nhưng không phải là không làm được, phần cuối của cuốn sách có những hướng dẫn để con sống khỏe mạnh, hạnh phúc, luôn có động lực tự thân dựa trên các nghiên cứu về thần kinh học và tâm lý học.

Nếu thông điệp của cuốn sách dành cho cha mẹ là sự cân bằng và tỉnh táo, thì với các con là nuôi dưỡng động lực tự thân. Khi bố mẹ kích hoạt và duy trì động lực tự thân trong con thì con mới thực sự tự sống cuộc đời của mình, không cần cha mẹ sống hộ, lo hộ; đồng hành suốt cuộc đời con không phải là sự bao bọc mà là tình yêu minh triết của cha mẹ.

Có một câu nói mà tôi rất thích là luôn tự nhắc nhở mình với vai trò là cha mẹ, đó là : "Phía sau mỗi đứa trẻ có niềm tin vào bản thân mình là những cha mẹ đã luôn là người đầu tiên tin tưởng chúng." [Matthew Jacobson] - cuốn sách này, theo một cách bình tĩnh, chậm rãi và tinh tế đã giúp tôi hiểu được sâu sắc ý nghĩa của câu nói này và biết cách làm sao để tin tưởng con, tin tưởng vào sự khác biệt của con và những điều tuyệt vời mà con có thể làm.

Nếu bạn đã đọc đến tận cùng bài viết này, thì "Nuôi dạy con kiểu cá heo" chính xác là một cuốn sách dành cho bạn, và tôi tin, bạn cũng sẽ viết một bài chia sẻ dài như bài viết này, để gửi thông điệp mà bạn nhận được từ cuốn sách tới nhiều cha mẹ cá heo hơn nữa.

Chủ Đề