Ở địa phương em rừng có vai trò và tác dụng như thế nào

Bài: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng

  • A. Lý thuyết
    • I. Vai trò của rừng và trồng rừng
    • II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết

I. Vai trò của rừng và trồng rừng

Vai trò của rừng:

- Phòng hộ, chống xói mòn.

- Cải tạo môi trường sống.

- Cung cấp gỗ.

- Cải tạo đất.

II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta

1. Tình hình rừng ở nước ta:

Bị tàn phá nghiêm trọng diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh chóng; diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.

Số liệu so sánh về tốc độ tàn phá rừng ở nước ta:

19431995
Diện tích rừng tự nhiên14,350,000 ha8,253,000 ha
Độ che phủ rừng43%28%
Diện tích đồi trọcKhông đáng kể13,000,000 ha

Một số ví dụ về tác hại của sự phá rừng: đất đai bị xói mòn, dễ bị ngập lụt khi mưa lớn, khí hậu biến đổi, …

2. Nhiệm vụ của trồng rừng:

Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp trong đó có:

- Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.

- Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển [chắn gió, chống cát bay, cải tạo bãi cát, …].

- Trồng rừng đặc dụng: vườn Quốc gia, khu bảo tồn, …

Ở địa phương em, nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu? Ở địa phương em chủ yếu trồng rừng phòng hộ bởi địa hình núi cao, dễ sạt lở do mưa lớn nên cần có rừng đầu nguồn che chở.

Rừng là gì?

Rừnglà một quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn. Trong đó, thành phần chủ yếu đóng vai trò chủ chốt là cây rừng.

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.

Vai trò của rừng là gì?

Một số vai trò và tác dụng to lớn của rừng có thể kể đến đó là:

  • Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.
  • Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.
  • Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.
  • Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.
  • Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.
  • Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.

Đối với đời sống xã hội

  • Rừng điều hòa không khí trong lành: Mọi người đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí Cacbonic [CO2] và sản xuất ra Oxy [O2],… Đặc biệt là trong tình trạng trái đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kỳ quan trọng.
  • Giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất: Vai trò của rừng là đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai. Điều hòa và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, chúng còngiúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối.
  • Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên.
  • Chống cát ven biển di động: Rừng có vai trò giúp che chở cho vùng đất đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.

Đối với đời sống và sản xuất

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Vai trò của rừng đối trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người:

  • Là nguồn cung cấp củi đốt, nguồn nguyên liệu gỗ.
  • Rừng là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loại động thực vật quý hiếm. Nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Là nguồn gen để nghiên cứu khoa học…

Do đó, mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng.

Vai trò đối với nền kinh tế

Rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò mật thiết. Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam có ghi rõ:“Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”

  • Cung cấp nguồn gỗ làm vật liệu xây dựng, nguồn nhiên liệu phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người
  • Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ, sợi, giấy, gỗ trụ mô,… phát triển mạnh mẽ.
  • Là một nguồn dược liệu rất quý: Các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi…
  • Nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người: Có thể kể đến như mộc nhĩ, nấm hương.
  • Rừng còn giúp thúc đẩy các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên, thám hiểm.

Tìm hiểu về Rừng phòng hộ

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ môi trường bao gồm:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn.

+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.

+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

[Quy định tại Điều 3 – Luật Bảo vệ và phát triển Rừng năm 2004].

Cụ thể:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn:

Đây là những diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các dòng sông, hồ…

+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay:

Loại rừng này có tác dụng chủ yếu là phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển.

+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển:

Đây là loại rừng mọc tự nhiên hoặc được gây ương ở cửa các dòng sông và được sử dụng chủ yếu để ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng động để hình thành các vùng đất mới.

+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường:

Là các dải rừng đã và đang được trồng xung quanh các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năng chính là điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó và kết hợp phục vụ nghỉ ngời, du lịch.

Video liên quan

Chủ Đề