Vì sao biểu tình ở myanmar

Mục lục

  • 1 Bối cảnh
  • 2 Các hình thức bất tuân dân sự
    • 2.1 Phong trào bất tuân dân sự và đình công
    • 2.2 Chiến dịch tẩy chay quân đội
    • 2.3 Phong trào đập nồi chảo
    • 2.4 Biểu tình công khai
  • 3 Biện pháp đối phó của chính quyền quân đội
    • 3.1 Chặn internet
    • 3.2 Đề xuất luật an ninh mạng
    • 3.3 Chặn phương tiện truyền thông
    • 3.4 Bắt giữ và buộc tội
    • 3.5 Dung nạp các đảng chính trị đối lập
    • 3.6 Truyền bá thông tin sai lệch
    • 3.7 Áp đặt thiết quân luật
    • 3.8 Đình chỉ các quyền cơ bản
    • 3.9 Biểu tình ủng hộ quân đội
    • 3.10 Lạm dụng vũ lực
  • 4 Thương vong
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo

Bối cảnhSửa đổi

Cuộc đảo chính Myanmar 2021 bắt đầu vào sáng ngày 1 tháng 2 năm 2021, khi các thành viên đắc cử thông qua bầu chọn dân chủ thuộc đảng cầm quyền Myanmar lúc bấy giờ là Liên minh Quốc gia vì Dân chủ bị Quân đội Myanmar phế truất. Cuộc đảo chính này đã trao quyền lực vào tay chính quyền quân đội, lập ra cơ quan lãnh đạo lâm thời có tên gọi là Ủy ban Lãnh đạo Nhà nước. Quân đội ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và tuyên bố quyền lực đã được trao cho Tổng Tư lệnh Quân đội Min Aung Hlaing. Cuộc đảo chính xảy ra một ngày trước khi các thành viên được bầu trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm 2020 tuyên thệ trước Quốc hội Myanmar nhằm ngăn chặn điều này xảy ra.[20][21][22] Tổng thống Win Myint và Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị bắt giữ cùng với các bộ trưởng, thứ trưởng và thành viên Quốc hội.[23][24]

Hoa Kỳ chính thức tuyên bố hành động chiếm quyền của quân đội là một cuộc đảo chính và tuyên bố sẽ trừng phạt các tướng lĩnh đứng sau vụ này.[25][26]

Các hình thức bất tuân dân sựSửa đổi

Phong trào bất tuân dân sự và đình côngSửa đổi

Một nhóm giáo viên mặc đồng phục biểu tình ở Hpa-an ngày 9 tháng 2 năm 2021.

Ngày 2 tháng 2 năm 2021, nhân viên y tế và công chức ở khắp nơi trên đất nước, bao gồm tại thủ đô Naypyidaw, phát động phong trào bất tuân dân sự toàn quốc để phản đối cuộc đảo chính.[27][28] Một nhóm trên Facebook với tên gọi ''Civil Disobedience Movement'' [Phong trào Bất tuân Dân sự] thu hút hơn 230.000 người theo dõi kể từ khi thành lập vào ngày 2 tháng 2 năm 2021.[29][30][31] Min Ko Naing, một lãnh đạo của Cuộc nổi dậy 8888, đã kêu gọi công chúng theo lập trường "không công nhận, không tham gia" đối với chính quyền quân đội.[32]

Một thanh niên biểu tình chống đảo chính quân sự.

Nhân viên y tế từ hàng chục bệnh viện và cơ sở nhà nước bắt đầu đình công từ ngày 3 tháng 2 năm 2021.[30][33] Chỉ trong ngày đầu tiên, nhân viên y tế tại hơn 110 bệnh viện và cơ quan y tế[34] đã tham gia phong trào này.[29] Sáu trong số 13 thành viên của Ủy ban Phát triển Thành phố Mandalay, bao gồm phó thị trưởng, đã từ chức vào ngày 3 tháng 2 để phản đối cuộc đảo chính.[35] Người tham gia đình công phải đối mặt với sự uy hiếp và đe dọa từ phía cấp trên.[36] Đến ngày 9 tháng 2, việc tiêm chủng COVID-19 đã bị đình chỉ và hầu hết bệnh viện ở Myanmar đều đóng cửa.[37]

Phong trào đình công đã nhanh chóng lan sang các lĩnh vực khác. Bảy tổ chức giáo viên, trong đó bao gồm Liên đoàn Giáo chức Myanmar với 100.000 thành viên, đã cam kết tham gia đình công.[29] Nhân viên trong Bộ Ngoại giao do Suu Kyi lãnh đạo trước đây cũng tham gia đình công.[34] Ngày 4 tháng 2, tại Naypyidaw, công chức làm việc tại Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy lợi đã tổ chức một cuộc biểu tình.[38] Ngày 5 tháng 2, 300 thợ mỏ tại các mỏ đồng ở Kyisintaung đã tham gia chiến dịch đình công.

Ngày 5 tháng 2 diễn ra cuộc đình công công vụ với sự tham gia của nhân viên hành chính, y tế, giáo dục cùng sinh viên đến từ "91 bệnh viện công, 18 trường đại học và cao đẳng, 12 cơ quan chính phủ ở 79 quận huyện". Nan Nwe, một thành viên của khoa tâm lý học trường Đại học Yangon cho biết: "Vì chúng tôi dạy sinh viên đặt nghi vấn về công lý cũng như hiểu biết về công lý, chúng tôi không thể chấp nhận sự bất công này. Lập trường của chúng tôi không phải là chính trị. Chúng tôi chỉ đứng lên vì công lý". Một bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa ở Lashio, nói rằng hầu hết các bác sĩ và y tá đã đình công kể từ ngày 3 tháng 2 năm 2021. Nhân viên Hãng hàng không Quốc gia Myanmar cũng tham gia vào chiến dịch bất tuân dân sự.[39]

Ngày 8 tháng 2, có tin tức rằng hai tờ báo của chính phủ là Kyemon và Global New Light của Myanmar dự định ngừng xuất bản để phản đối cuộc đảo chính.[40] Cùng ngày, Ngân hàng Kanbawza tạm thời đóng cửa các chi nhánh vì thiếu người do nhân viên tham gia vào chiến dịch bất tuân dân sự.[41] Các ngân hàng khác cũng bị ảnh hưởng do nhân viên nghỉ làm để tham gia vào chiến dịch đang diễn ra. Ngày 9 tháng 2, có thêm sự tham gia của nhân viên Ngân hàng Trung ương Myanmar.[42]

Ngày 9 tháng 2, tác động của các hoạt động bất tuân dân sự khiến Bộ Y tế và Thể thao phải đăng lời kêu gọi công khai trên tờ New Light of Myanmar yêu cầu nhân viên y tế quay trở lại làm việc.[43] Ngày 10 tháng 2, Liên đoàn Lao động Myanmar công bố kế hoạch truy tố các quan chức có hành động trừng phạt nhân viên tham gia phong trào bất tuân dân sự.[44]

Chiến dịch tẩy chay quân độiSửa đổi

Ngày 3 tháng 2, tại Myanmar nổi lên phong trào tẩy chay có tên gọi là chiến dịch Stop Buying Junta Business [Ngừng mua sản phẩm của doanh nghiệp đảo chính], kêu gọi tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến quân đội Myanmar.[45] Trong danh sách doanh nghiệp trọng điểm của quân đội Myanmar, các hàng hóa và dịch vụ bị nhắm đến gồm hãng viễn thông quốc gia Mytel, bia Myanmar, bia Mandalay và bia Dagon, một số nhãn hiệu cà phê và trà, hãng phim 7th Sense Creation do con gái của Min Aung Hlaing đồng sáng lập,[46] các tuyến xe buýt.

Hưởng ứng phong trào tẩy chay, 71 kỹ sư làm việc cho Mytel ở vùng Sagaing đã từ chức để bày tỏ phản đối.[29] Một số cửa hàng bán lẻ đã bắt đầu rút bia Myanmar khỏi cửa hàng.[47]

Ngày 5 tháng 2, công ty Kirin của Nhật đã cắt đứt liên doanh với tập đoàn thuộc sở hữu quân đội Myanma Economic Holdings Limited [MEHL].[48] Liên doanh này có tên là Myanmar Brewery, nắm quyền sở hữu nhiều thương hiệu bia khác nhau trong đó có bia Myanmar. Tổng thị phần của liên doanh này chiếm 80% thị phần trong nước. Cổ phần của Kirin ước tính khoảng 1,7 tỷ đô la Mỹ. Ngày 8 tháng 2, đồng sáng lập của công ty công nghệ đa quốc gia Razer Inc., là Lim Kaling thông báo rằng ông đang rút cổ phần trong liên doanh với một công ty thuốc lá Singapore. Lý do là công ty này sở hữu 49% cổ phần của Virginia Tobacco, một nhà sản xuất thuốc lá địa phương mà phần lớn sở hữu thuộc về MEHL.[49] Virginia Tobacco sản xuất 2 nhãn hiệu thuốc lá địa phương phổ biến là Red Ruby và Premium Gold.

Phong trào đập nồi chảoSửa đổi

Kể từ khi cuộc đảo chính bắt đầu, cư dân ở các trung tâm đô thị như Yangon đã tổ chức ''cacerolazos'' - vốn là một hoạt động đập xoong nồi đồng âm vào mỗi buổi tối như một hành động tượng trưng để xua đuổi tà ác. Họ sử dụng hình thức này như một phương pháp bày tỏ sự phản đối quân đảo chính.[50][51][52] Ngày 5 tháng 2, 30 người ở Mandalay đã bị buộc tội theo Mục 47 của Luật Cảnh sát vì đập nồi và đồ dùng nhà bếp.[53]

Biểu tình công khaiSửa đổi

Người dân ở Hpa-an biểu tình chống đảo chính quân sự [9 tháng 2 năm 2021].

Ngày 2 tháng 2, vào lúc 20:00 giờ địa phương, một số người dân ở Yangon đã tổ chức một cuộc tuần hành biểu tình ngắn kéo dài 15 phút nhằm kêu gọi lật đổ chế độ độc tài và trả tự do cho Suu Kyi.[54] Ngày 4 tháng 2, 30 công dân biểu tình chống lại cuộc đảo chính trước Đại học Y khoa Mandalay dẫn đến bốn người bị bắt giữ.[55][56]

Người biểu tình vẫy cờ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ tại giao lộ ở Yangon.

Ngày 6 tháng 2, những cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên diễn ra tại Myanmar.[57] Những cuộc biểu tình này không có người lãnh đạo mà do các cá nhân tự tổ chức.[31] 20.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình đường phố tại Yangon chống lại quân đội đảo chính, kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. Một trong những khẩu hiệu sử dụng là: "Độc tài quân đội, thất bại, thất bại. Dân chủ, chiến thắng, chiến thắng". Các tài xế bấm kèn xe để ủng hộ. Cảnh sát vây bắt người biểu tình tại giao lộ đường Insein–Hledan, ngăn cản họ di chuyển xa hơn. Tham gia vào biểu tình có các công nhân từ 14 tổ chức công đoàn. Các hãng truyền thông lớn và nhà báo cố gắng phát trực tiếp hình ảnh các cuộc biểu tình nhưng gặp trở ngại vì giới hạn đường truyền internet ước tính đã bị giảm xuống chỉ còn 16% vào 14:00 giờ địa phương. Cảnh sát đã điều xe vòi rồng và dựng rào chắn ở một số địa điểm. Buổi chiều cùng ngày, biểu tình lan rộng đến Mandalay và Pyinmana gần thủ đô Naypyidaw. Đến đầu buổi tối, cảnh sát đã kiểm soát được tình hình.

Phát phương tiện

Nhiều người biểu tình chống lại đảo chính quân sự trên đường lớn tại Kyaukse.

Ngày 7 tháng 2, biểu tình phát triển về mặt quy mô và lan sang các thành phố khác trên cả nước. Cuộc biểu tình lớn nhất ở Yangon thu hút ít nhất 150.000 người tham gia, tập trung tại giao lộ Hledan và xung quanh chùa Sule ở khu trung tâm Yangon.[58][59] Người biểu tình yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Suu Kyi và Win Myint, hô vang khẩu hiệu và kêu gọi chế độ độc tài sụp đổ.[60] Các cuộc biểu tình công khai cũng được tổ chức khắp nhiều thành phố ở Thượng Miến và Hạ Miến.[58][59][61]

Người biểu tình chống lại đảo chính quân sự ở Yangon.

Ngày 8 tháng 2, các cuộc biểu tình tiếp tục thu hút người tham gia. Tại thủ đô Naypyidaw, cảnh sát chống bạo động triển khai phun vòi rồng vào người biểu tình để dọn đường, đánh dấu lần đầu tiên vòi rồng được sử dụng từ khi biểu tình bắt đầu.[62] Trước áp lực công chúng ngày càng tăng, đài MRTV của chính phủ đã phát cảnh báo rằng việc phản đối chính quyền là phi pháp và báo hiệu có thể xảy ra một cuộc đàn áp người biểu tình.[63] Đài này còn tuyên bố rằng "cần có hành động pháp lý chống lại các hành vi gây tổn hại đến sự ổn định của nhà nước, an ninh công cộng và pháp quyền."[64][65] Tối cùng ngày, thiết quân luật và lệnh giới nghiêm ban đêm được áp đặt tại các thành phố và thị trấn lớn, bao gồm Yangon và Mandalay, đồng thời cấm tụ tập nhóm trên 5 người.

Ngày 9 tháng 2, bất chấp thiết quân luật, người dân tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình công khai lớn hơn trên khắp đất nước.[66] Cảnh sát bắt đầu đàn áp các cuộc biểu tình, bắn đạn thật và đạn cao su, sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông.[67] Những thương tích nghiêm trọng do các hành động này gây ra đã khiến văn phòng Liên hợp quốc tại Myanmar phát ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng việc sử dụng vũ lực không cân xứng với người biểu tình là điều không thể chấp nhận được.[67]

Một vài cảnh sát ở các thành phố như Naypyidaw và Magwe cũng đã bắt đầu đào ngũ sang phe ủng hộ dân chủ.[68] Ngày 9 tháng 2, Khun Aung Ko Ko, một cảnh sát ở Naypyidaw, đã bước ra khỏi hàng ngũ cảnh sát và tham gia vào đám đông biểu tình. Anh trở thành cảnh sát đang làm nhiệm vụ đầu tiên tham gia vào phe ủng hộ dân chủ. Trước đám đông, anh tuyên bố dù biết quyết định này có thể khiến anh mất mạng hoặc phải vào tù nhiều năm, nhưng sự hy sinh này sẽ xứng đáng nếu nó có thể làm được điều gì tốt đẹp cho quốc gia hơn 50 triệu người.[69] Một số sĩ quan khác dù đã xin từ chức nhưng không được chấp thuận.[69] Ngày 10 tháng 2, một đội cảnh sát ở bang Kayah nổi dậy phản đối cuộc đảo chính.[70]

Ngày 12 tháng 2, Ngày Thống nhất tại Myanmar, cuộc đàn áp của quân đội trở nên dữ dội và biến thành bạo lực, một số người biểu tình bị bắn và bắt giữ tại Mawlamyine.[71][72]

Biểu tình lớn nhất tại Myanmar trong hơn một thập niên

Chụp lại video,

Những người biểu tình ở Yangon giơ ba ngón tay, kiểu chào đã trở thành biểu tượng của việc phản kháng

Đã có các cuộc biểu tình lớn nhất tại Myanmar trong hơn một thập niên khi hàng chục ngàn người tập hợp phản đối cuộc đảo chính quân sự và yêu cầu thả nhà lãnh đạo dân cử Aung San Suu Kyi.

"Chúng tôi không muốn chế độ độc tài quân sự. Chúng tôi muốn dân chủ," đám đông hô vang tại thành phố chính Yangon.

Các cuộc biểu tình đã được tổ chức ở cả thủ đô Nay Pyi Daw và hơn 10 thành phố khác và hàng ngàn người đi xe máy bấm còi ngang qua trụ sở chính của quân đội.

Mạng Internet hiện đã được khôi phục sau một ngày bị cắt.

Quảng cáo

Quân đội hiện chưa bình luận về làn sóng phản đối ngày càng tăng kể từ khi có cuộc đảo chính hôm thứ Hai.

Quân đội đã nắm chính quyền sau khi tuyên bố, không có bằng chứng, rằng cuộc bầu cử tháng 11 là gian lận. Nhà cầm quyền đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm.

Bà Suu Kyi và các thành phần lãnh đạo cấp cao của Đảng NLD của bà, bao gồm cả Tổng thống Win Myint, đã bị quản thúc tại gia.

Hơn 1.000 người đã tập trung tại thành phố chính của Myanmar, Yangon, trong ngày biểu tình thứ hai, gần một tuần sau khi quân đội tiếm quyền.

"Chúng tôi sẽ tiến về phía trước và tiếp tục đòi cho đến khi chúng tôi có được dân chủ", một người biểu tình, Myo Win, 37 tuổi, nói với hãng tin AFP.

Xe tải và cảnh sát trong trang phục chống bạo động đã đóng quân trên các con phố gần Đại học Yangon.

Các cuộc biểu tình nhỏ hơn cũng đã được ghi nhận vào Chủ nhật ở Mawlamine và Mandalay.

Hôm thứ Bảy, nhà cầm quyền quân sự của Myanmar đã cắt mạng internet khi hàng nghìn người tham gia cuộc biểu tình lớn nhất từ khi có chính biến để phản đối cuộc đảo chính.

Nhóm giám sát có tên NetBlocks Internet Observatory cho biết, tình trạng mất điện gần như toàn bộ với kết nối giảm xuống còn 16% so với mức thông thường.

Tại thành phố chính, Yangon, đám đông hô vang "Kẻ độc tài quân sự, bại trận, bại trận; Dân chủ, chiến thắng, chiến thắng".

Cảnh sát với khiên chắn chống đã phong tỏa các tuyến đường chính vào trung tâm thành phố.

Đảo chính Myanmar: Gia tăng biểu tình chống quân đội

Đảo chính Myanmar: Giới trẻ âm thầm tẩy chay quân đội

Đảo chính Myanmar: Quân đội chặn Facebook vì lý do 'ổn định'

Việc cắt mạng xảy ra vài giờ sau khi quân đội chặn quyền truy cập vào Twitter và Instagram để ngăn người dân vận động mọi người biểu tình. Facebook đã bị cấm một ngày trước đó.

Nhiều người dùng đã lách khỏi các hạn chế trên mạng xã hội bằng việc sử dụng VPN nhưng sự cố mất điện nói chung đã làm gián đoạn nghiêm trọng điều này.

Các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi các những nhà cung cấp mạng và di động thách thức lệnh cúp mạng, hãng tin Reuters đưa tin.

Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi việc cắt mạng này là "tàn khốc và liều lĩnh", đồng thời cảnh báo nó có thể khiến người dân Myanmar vào nguy cơ là đối tượng vi phạm nhân quyền.

Quân đội đã không bình luận gì mà tạm thời chặn quyền truy cập vào internet sau cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2.

TTO - Hàng trăm người Myanmar đã tập trung bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Yangon ngày 11-2 để phản đối cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự. Họ giơ các biểu ngữ bằng tiếng Miến Điện và tiếng Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh can thiệp.

  • Ông Biden ra lệnh trừng phạt phe quân đội Myanmar
  • Có người bị thương nặng trong biểu tình ở Myanmar, Liên Hiệp Quốc lên án
  • Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng giải tán người biểu tình phản đối đảo chính

Người biểu tình cởi trần, viết khẩu hiệu phản đối chính quyền quân sự và Trung Quốc trong cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar ngày 11-2 - Ảnh: AFP

Các cuộc biểu tình đã bùng nổ tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, sau vài ngày im ắng sau đảo chính. Cũng giống như Thái Lan, người trẻ Myanmar đã thể hiện sự sáng tạo của mình trong cuộc biểu tình, từ việc cởi trần đến mặc bikini, thậm chí đem cả bàn cờ vua ra chơi trong lúc biểu tình.

Một thông tin chưa được kiểm chứng đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên Facebook trong những ngày vừa qua. Nhiều người Myanmar cho rằng Trung Quốc đã bí mật đưa người tới trợ giúp chính quyền quân sự dưới vỏ bọc máy bay chở hàng hóa. Họ tin rằng đây là những người đã khiến mạng Internet ở Myanmar chập chờn kể từ sau đảo chính.

Hôm 10-2, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar đã bác bỏ tin đồn và khẳng định các chuyến bay này chỉ chở "thủy hải sản" bình thường, không phải các chuyên gia công nghệ thông tin. Trang Facebook của sứ quán dường như đã bị đánh sập sau tuyên bố thanh minh trên.

"Mẹ kêu tôi tới đây mua hải sản nè", một người biểu tình giơ biểu ngữ bằng tiếng Anh trước Đại sứ quán Trung Quốc. Một người khác thì tuyên bố "không cần hải sản" và đòi Trung Quốc trả lại những gì thuộc về người Myanmar.

Hình ảnh bà Aung San Suu Kyi trong cuộc biểu tình của người dân - Ảnh: REUTERS

Khi được hỏi về tin đồn Trung Quốc cử thiết bị và chuyên gia CNTT đến Myanmar, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết ông chưa nghe về điều này.

"Đã có những thông tin và tin đồn sai lệch về Trung Quốc trong các vấn đề liên quan Myanmar", ông Vương khẳng định. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc kế đó nhắc lại Trung Quốc đang theo dõi sát tình hình và hi vọng tất cả các bên để tâm đến sự ổn định và phát triển của Myanmar.

Trung Quốc đã bác bỏ việc nhúng tay vào cuộc đảo chính ngày 1-2, đồng thời kêu gọi các bên ở Myanmar giải quyết sự khác biệt và duy trì ổn định xã hội. Tuy nhiên, điều này không làm dịu các chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh ở Myanmar.

Trong một tuyên bố được phát tối 11-2, Thống tướng Min Aung Hlaing - người lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân bầu - đã kêu gọi người dân "tránh tụ tập". Tổng tư lệnh quân đội Myanmar cũng khuyến cáo các viên chức trở lại làm việc, chấm dứt tình trạng bất tuân dân sự.

Đã có những lo ngại tuyên bố của tướng Min Aung Hlaing sẽ mở màn cho các cuộc đàn áp biểu tình trong những ngày tới.

Người Myanmar gốc Hoa giăng biểu ngữ phản đối đảo chính bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ngày 11-2 - Ảnh: REUTERS

Paing Takhon [giữa], mặc đồ truyền thống của Trung Quốc, vừa bày biện đồ ăn vừa giơ biểu ngữ phản đối Bắc Kinh. "Ủng hộ dân chủ, đừng tiếp tay độc tài", một biểu ngữ được viết bằng tiếng Anh lẫn tiếng Trung - Ảnh: AFP

"Các người đụng nhầm thế hệ rồi", nhóm thanh niên Myanmar cởi trần khoe cơ bắp trước Đại sứ quán Trung Quốc ngày 11-2 - Ảnh: REUTERS

Nhóm "soái ca" này trước đó đã khiến nhiều người trầm trồ trong một cuộc biểu tình ở Yangon ngày 10-2 - Ảnh: REUTERS

Người trẻ Myanmar cho thấy sự sáng tạo trong biểu tình bằng những màn hóa trang không đụng hàng - Ảnh: REUTERS

Nhóm người biểu tình mặc váy cưới xuống đường phố Yangon đòi thả bà Aung San Suu Kyi ngày 10-2 - Ảnh: REUTERS

Biểu tình trong bể bơi bơm hơi bên ngoài Đại sứ quán Nhật tại Myanmar để kêu gọi Tokyo lên tiếng ủng hộ bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: REUTERS

Myanmar: Sư sãi tham gia biểu tình, cảnh sát cảnh báo trấn áp

TTO - Cảnh sát đã xịt vòi rồng vào đám đông người biểu tình ở thủ đô Myanmar ngày 8-2 khi hàng chục ngàn người xuống đường, gồm cả sư sãi, biểu tình phản đối cuộc đảo chính do quân đội tiến hành.

TTO - "Chúng tôi muốn dân chủ", "Hãy cứu Myanmar", "Hãy bác bỏ cuộc đảo chính quân sự", "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi"... là những thông điệp được vẽ to trên lãnh thổ Myanmar có thể nhìn thấy từ vệ tinh.

  • Myanmar chỉ yên khi quân đội 'khóa tay' được bà Suu Kyi?
  • Hơn 600 cảnh sát Myanmar tham gia biểu tình với dân
  • Đặc sứ Liên Hiệp Quốc kêu gọi giữ kết quả bầu cử ở Myanmar

Thông điệp "Chúng tôi muốn dân chủ" xuất hiện trên một con đường gần Viện Thông tin Myanmar ở Yangon - Ảnh: AFP/MAXAR

Báo The Guardian [Anh] ngày 5-3 tổng hợp bộ ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar trong hơn 1 tháng qua.

Ngoài cảnh người biểu tình đông như kiến, ảnh vệ tinh còn cho thấy có các thông điệp được viết to từ trên đường phố cho tới bãi cát ven sông như "Chúng tôi muốn dân chủ", "Hãy cứu Myanmar"," "Hãy bác bỏ cuộc đảo chính quân sự"," "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi"...

Theo trang News.com.au, những bức ảnh vệ tinh của công ty công nghệ Maxar Technologies [Mỹ] đã cho thấy số người đổ ra đường biểu tình "không thể tin được" tại Myanmar. Còn Đài CNN bình luận những bức ảnh vệ tinh này "tiết lộ sự thách thức trên đường phố Myanmar".

Tình hình Myanmar trở nên căng thẳng từ ngày 1-2-2021, khi quân đội nước này tiến hành đảo chính chống lại chính quyền dân sự. Họ bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều nhân vật khác của Myanmar.

Trong vài ngày đầu sau đó, các cuộc biểu tình phản đối đảo chính vẫn chưa bắt đầu. Đến hôm 4-2, cuộc biểu tình phản đối đảo chính trên đường phố đầu tiên đã diễn ra ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar. Kể từ đó, hàng trăm ngàn người dân xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố trên khắp Myanmar.

Ngày qua ngày, các lực lượng an ninh đã sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn với người biểu tình, khiến hơn 50 người thiệt mạng tới nay. Họ sử dụng đạn thật, đạn cao su, hơi cay, vòi rồng... nhắm vào người biểu tình.

Theo Hãng tin AFP, đặc phái viên về Myanmar của Liên Hiệp Quốc Christine Schraner Burgener cho biết bà đang nhận khoảng 2.000 tin nhắn một ngày từ Myanmar, thúc giục quốc tế có phản ứng.

"Niềm hi vọng mà họ đặt vào Liên Hiệp Quốc và các thành viên của tổ chức này đang yếu đi. Tôi đã lắng nghe trực tiếp những lời cầu xin trong tuyệt vọng từ những bà mẹ, sinh viên và người già" - bà Burgener phát biểu trong cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 5-3.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngăn quân đội lộng hành

Người dân cầm biểu ngữ đi biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở thị trấn Hpapun, bang Kayin, Myanmar ngày 5-3 - Ảnh: Reuters

Trong ngày 6-3, tại thị trấn Dawei, miền nam Myanmar, người biểu tình tiếp tục xuống đường phản đối đảo chính. Họ hô vang các khẩu hiệu yêu cầu dân chủ, quyết tâm chiến thắng sự đàn áp của quân đội.

Cùng ngày, nhiều người biểu tình cũng đang tụ tập tại thành phố lớn nhất, Yangon.

Theo Reuters, người dân ở đất nước đã trải qua gần nửa thế kỷ dưới sự cai trị của quân đội và chỉ cải cách dân chủ từ năm 2011, thề sẽ tiếp tục hành động.

Ei Thinzar Maung - một người lĩnh xướng biểu tình viết trên Facebook: "Hi vọng bắt đầu xuất hiện. Chúng ta không thể đánh mất động lực của cuộc cách mạng này. Ai dám chiến đấu sẽ tới được chiến thắng. Chúng ta xứng đáng với chiến thắng".

Theo Liên Hiệp Quốc, đã có ít nhất 54 người biểu tình bị thiệt mạng. Nhiều người bị bắn vào đầu, ngực, những vị trí cho thấy lực lượng an ninh đã cố ý bắn chết họ.

Trong khi đó, quân đội lại phủ nhận cáo buộc này và cho rằng họ đã kiềm chế trong việc ngăn chặn các cuộc biểu tình. Quân đội Myanmar cũng khẳng định không cho phép người dân đe dọa sự ổn định của đất nước.

Ngày 5-3, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Myanmar kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có hành động chống lại chính quyền quân sự hiện đang nắm quyền ở nước này sau khi xảy ra nhiều vụ sát hại người biểu tình.

Đặc sứ Christine Schraner Burgener kêu gọi hội đồng kiên quyết và chặt chẽ trong việc cảnh cáo lực lượng an ninh và sát cánh mạnh mẽ với người dân Myanmar, ủng hộ kết quả bầu cử đã rõ ràng vào tháng 11-2020.

Các nước như Mỹ và phương Tây mới đưa ra một số biện pháp trừng phạt hạn chế với quân đội Myanmar. Về phía Hội đồng Bảo an, cơ quan này sẽ không sớm đưa ra các biện pháp trừng phạt vì có thể vấp phải sự phản đối của Trung Quốc và Nga, hai thành viên có quyền phủ quyết.

HỒNG VÂN

Một số hình ảnh nhìn từ vệ tinh:

Người biểu tình đổ về khu vực gần tòa thị chính ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Xe tải chở hàng và các binh sĩ tại một căn cứ quân sự ở Naypyidaw - Ảnh: MAXAR

Cảnh biểu tình và chướng ngại vật ở thành phố Mandalay - Ảnh: MAXAR

Thông điệp "Hãy bác bỏ cuộc đảo chính quân sự" được vẽ trên đường ở Mandalay - Ảnh: AP

Lời kêu gọi "Hãy cứu Myanmar" được viết trên một bãi cát dọc sông Irrawaddy - Ảnh: MAXAR

Thông điệp "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi" được viết to trên đường phố ở Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Người biểu tình xuất hiện tại Trung tâm Hledan ở Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Thông điệp "Chúng tôi cần dân chủ" ở Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Người biểu tình và các lực lượng an ninh gần tòa thị chính Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Dòng chữ "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi" trên đường ở Yangon - Ảnh: MAXAR

'Cần bao nhiêu người chết nữa ở Myanmar thì đủ để Liên Hiệp Quốc hành động?'

TTO - Khi chàng kỹ sư mạng Internet Nyi Nyi Aung Htet Naing đặt câu hỏi 'Cần bao nhiêu người chết nữa ở Myanmar thì đủ để Liên Hiệp Quốc hành động?', anh có thể đã lường trước việc mình sẽ góp phần kéo dài danh sách ấy.

Vì sao người biểu tình Myanmar tấn công các nhà máy Trung Quốc?

Bắc Kinh yêu cầu chính quyền quân sự Myanmar phải hành động khẩn sau khi hàng chục nhà máy của Trung Quốc ở Hlaingthaya bị những người biểu tình chống chính biến đốt phá.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, các đường phố của Hlaingthaya nổi tiếng là thách thức và không mấy thân thiện. Thị trấn ở rìaphía tây của thủ đô cũ Yangon là một trong những thị trấn lớn nhất và đông dân nhất cả nước, với diện tích 67km2 và gần 700.000 cư dân.

Gần một nửa cư dân của của Hlaingthaya đang làm việc trong khoảng 850 nhà máy ở địa phương. Nhiều người trong số họ là lao động nhập cư đến từ vùng nông thôn, tìm cách thoát khỏi cảnh nghèo đói nhưng rốt cuộc thấy cuộc sống ở thành phố cũng có những nguy hiểm riêng.

Một nhà máy của Trung Quốc ở thị trấn Hlaingthaya, ngoại ôYangon, Myanmarbị phóng hỏa hôm 14/3. Ảnh: EPA

Hàng loạt vụ tấn công bạo lực

Trước đây, những công nhân này đãmô tả Hlaingthaya như thị trấn đáng sợ, nằm ngoài tầm kiểm soát của cảnh sát, nơi thường xảy ra các vụ phạm tội bạo lực như hiếp dâm và cướp bằng dao. Trong 9 tháng đầu năm 2019, gần 1/5 trong tổng số 116 vụ giết người xảy ra tại Yangon là ở Hlaingthaya.

Tuy nhiên, ngay cả đối với Hlaingthaya, những sự kiện xảy ra trong vài ngày qua vẫn gây sốc. Hôm 14/3, hơn 20 người đã thiệt mạng khi lực lượng an ninh đụng độ với những người biểu tình chống đảo chính. Tại Shwepyithar, một thị trấn khác thuộc Yangon, thêm 6 người biểu tình thiệt mạng, nâng tổng số dân thường tử nạn kể từ khi quân đội lật đổ chính quyền dân sự, bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức thuộc đảng của bà hôm 1/2.

Sau những vụ chết người nói trên, các đám đông giận dữ mang theo thanh sắt, rìu và xăng đã phóng hỏa 32 nhà máy của chủ đầu tư Trung Quốc ở hai thị trấn, gây thiệt hại 37 triệu USD và làm bị thương 2 nhân viên, theo tờ Thời báo Hoàn cầu của đại lục.

Các vụ tấn công cùng với sức ép từ Đại sứ quán Trung Quốc đã buộc quân đội Myanmar [còn gọi là Tatmadaw] phải áp thiết quân luật tại Hlaingthaya và Shwepyithar ngay tối 14/3. Song, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn sợ hãi và cho biết họ có thể phải tự vũ trang để bảo vệ mình.

Đáng chú ý, bạo lực có dấu hiệu lan rộng ra ngoài các nhà máy. Nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội hôm 15/3 cho hay, một khách sạn do người Trung Quốc làm chủ và một số nhà hàng ở Hlaingthaya cũng bị đập phá.

Một bác sĩ giấu tên tố cáo, sau các vụ tập kích nhà máy, lực lượng an ninh đã bắn chết ít nhất 42 người. Trong khi truyền thông địa phương và các nhân chứng kể, thêm 12 người đã thiệt mạng khi tham gia các cuộc biểu tình chống chính biến trên toàn quốc hôm 15/3.

Hàng hóa Trung Quốc bị tẩy chay

Nhiều người biểu tình đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc không dùng những lời lẽ chỉ trích và các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nhằm vào Tatmadaw. Xu hướng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc sôi sục trong những tuần gần đây. Những người biểu tình cũng tập trung đông đảo bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc để yêu cầu Bắc Kinh lên án chính biến.

Trong số các mục tiêu của đợt tẩy chay lần này là trái cây Trung Quốc nhập khẩu và điện thoại di động do tập đoàn công nghệ Huawei sản xuất. Trong đó, những người biểu tình cáo buộc các sản phẩm của Huawei đã hỗ trợ Tatmadaw thông qua công nghệ nhận dạng khuôn mặt.

Ngay cả các trò chơi điện tử dành cho điện thoại di động do các công ty Trung Quốc phát triển cũng bị tẩy chay. Hàng nghìn người dùng đã xóa các tựa game ăn khách Liên minh huyền thoại của Moonton cũng như PUBG MOBILE của Tencent. Các ứng dụng như TikTok cũng bị gỡ bỏ.

Trên mạng xã hội đã xuất hiện những lời kêu gọi phản đối một đường ống dẫn khí đốt của Trung Quốc dự kiến chạy qua lãnh thổ Myanmar, nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương.

Một số chuyên gia nhận định,những điều nàyđã thổi bùng bạo lực. Công chúng Myanmar đã từ chối các khoản đầu tư trước đây của Trung Quốc, với những nghi ngờ dai dẳng về mục tiêu cũng như các điều kiện của Bắc Kinh khi thuê công nhân địa phương làm việc trong các nhà máy Trung Quốc.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Bắc Kinh coi Myanmar là đối tác quan trọng trong các tham vọng chiến lược đối với châu Á cũng như sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Tuy nhiên, các dự án do Trung Quốc tài trợ, ví dụ như đập Myitsone trên sông Mekong từ lâu đã vấp phải sự phản đối của người dân ở quốc gia Đông Nam Á.

Những người chỉ trích cho rằng, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Myanmar là nhằm theo đuổi những mục tiêu địa chính trị của riêng Bắc Kinh và không nhằm mang lại lợi ích cho người lao động bình thường ở những khu vực như Hlaingthaya, nơi công nhân trong các nhà máy may mặc của chủ Trung Quốc chỉ được trả thù lao khoảng 5.000 kyat [3,5 USD]/ngày. Rất nhiều công nhân không thể mua được nhà riêng và rủ 2 - 3 người cùng thuê chung một phòng trọ nhỏ với giá 50.000 kyat [35USD] mỗi tháng

Hôm 14/3, một tuyên bố đăng tải trên Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar về những nỗ lực bảo vệ các doanh nghiệp đại lục đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng ở quốc gia Đông Nam Á này, với hơn 52.000 bình luận.

Tuấn Anh

Nhiều nhà máy Trung Quốc bị thiêu rụi, Myanmar trải qua ngày đẫm máu

Ít nhất 39 người đã thiệt mạng vì đụng độ giữa các đám đông biểu tình chống chính biến với lực lượng an ninh Myanmar, đúng vào ngày các nhà máy Trung Quốc tại nước này bị đốt cháy.

Video nhà máy Trung Quốc tại Myanmar bị đốt phá

Thời báo Hoàn cầu cho biết, 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư ở Myanmar đã bị phá hoại trong các cuộc tấn công ác ý, gây thiệt hại 37 triệu USD.

Người dân Myanmar biểu tình rầm rộ phản đối đảo chính

10:34 03/02/2021

Tiếng còi xe vang dội, những dòng người mang biểu ngữ đổ ra đường ngày một đông. Đó là những gì đang xảy ra tại thành phố Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar kể từ cuối ngày 2/2 trong cuộc biểu tình lan rộng phản đối đảo chính quân sự tại quốc gia này.

  • Khuyến cáo công dân Việt Nam tại Myanmar chú ý an ninh, an toàn
  • Quân đội Myanmar siết chặt kiểm soát bất chấp yêu cầu thả bà Aung San Suu Kyi
  • Hàng loạt bộ trưởng Myanmar bị sa thải sau chính biến

Hôm 1/2, quân đội Myanmar đã tiến hành bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức, viện dẫn lý do kết quả bầu cử năm ngoái - với phần thắng thuộc về đảng NLD của bà Suu Kyi - là gian lận. Quân đội cũng trao quyền điều hành đất nước choTướng Min Aung Hlaing, và áp đặt tình trạng khẩn cấp trong một năm.

Cuộc đảo chính của quân đội Myanmar làm dấy lên làn sóng phẫn nộ không chỉ trong cộng đồng quốc tế, mà còn trong đông đảo người dân Myanmar, những người đang chờ đợi vào quá trình ổn định quốc gia sau nhiều thập kỷ bị quân đội nắm quyền.

"Chúng tôi muốn xuống đường biểu tình, thể hiện sự giận dữ của mình. Nhưng nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi đang ở trong tay Tatmadaw [quân đội, theo tiếng Myanmar], chúng tôi không thể làm gì khác ngoài im lặng", một tài xế taxi ở Yangon chia sẻ.

Người dân xuống đường biểu tình, mang theo những bức ảnh của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Ảnh: Reuters

Tại Liên Hợp Quốc, đặc phái viên về vấn đề Myanmar Christine Schraner Burgener đã lên tiếng kêu gọi Hội đồng Bảo an "cùng nhau gửi một tín hiệu rõ ràng ủng hộ nền dân chủ ở Myanmar", sau khi nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, Australia đã phản đối hành vi của quân đội Myanmar.

Theo Reuters, trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính lớn nhất từ ​​trước đến nay tại Myanmar, người dân ở Yangon đã hô vang khẩu hiệu "cái ác biến mất", và gõ vang vào nồi, niêu theo một tục lệ truyền thống để xua đuổi tà ác hoặc cái xấu.

Các nhân viên y tế ở ít nhất 20 bệnh viện thuộc chính phủ Myanmar cũng đã tham gia một chiến dịch bất tuân dân sự chống lại các tướng lĩnh quan đội, với các dòng chữ "Chế độ độc tài phải thất bại" được in trên chính trang phục của họ.

Các cuộc biểu tình nhằm phản đối hành vi đảo chính của quân đội Myanmar. Ảnh: Reuters

Được biết, chiến dịch bất tuân dân sự doMạng lưới tuổi trẻ Yangon - một trong những nhóm hoạt động dân sự lớn nhất Myanmar - phát động, hưởng ứng lời kêu gọi phản đối đảo chính của đảng NLD.

“Chúng tôi không thể chấp nhận các nhà độc tài và một chính phủ không được bầu chọn”,Myo Thet Oo, một bác sĩ tham gia chiến dịch chia sẻ.

Trên mạng xã hội Facebook hay Twitter, nhiều người Myanmar cũng đã đổi ảnh đại diện và ảnh bìa sang màu đen, tự nhận mình đang sống tại "một Myanmar bị chiếm đóng".

Trong hai ngày qua, ứng dụng nhắn tin ngoại tuyến Bridgefy đã được tải xuống hơn 1 triệu lần ở Myanmar. Các nhà hoạt động ở quốc gia Đông Nam Á này đã khuyến khích việc tải xuống Bridgefy như một giải pháp cho sự gián đoạn kết nối điện thoại và internet.

# Aung San Suu Kyi biểu tình chính biến đảo chính Myanmar quân đội Myanmar

Facebook Twitter Link gốc

Video liên quan

Chủ Đề