Phân công lao động là gì năm 2024

  • Information
  • AI Chat

Was this document helpful?

Was this document helpful?

CHƯƠNG 2: PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG.

  1. Phân công lao động

Khái niệm:

Là phần việc phân chia QLLĐ hoàn chỉnh nhiều phần

việc nhỏ và giao mỗi phần việc cho một hoặc một

nhóm NLĐ chịu trách nhiệm thực hiện

Là sự phân chia công việc giữa những người tham gia

lao động với nhau cho phù hợp với khả năng của từng

người.

Đòi hỏi sự phù hợp:

-Chức năng

-Nghề nghiệp

-Sức khỏe

-Giới tính

-Sở trường

II. Đặc điểm phân công công việc

Gắn từng người lao động với nhiệm vụ phù hợp với khả năng

của họ.

PCLĐ sẽ giới hạn phạm vi hoạt động của người lao động =\>

phát huy được khả năng riêng của từng người.

Chuyên môn hóa công việc là mỗi người chỉ thực hiện 1 công

việc và giúp họ làm tốt công việc của họ hơn.

2. Các hình thức phân công lao động

* Phân công lao động theo chức năng

Tạo ra bộ máy quản lý

Phân công lao động theo công nghệ [Nghề]

Phân công lao động theo cấp bậc

  • Home
  • My Library
  • Ask AI

Bảng phân công công việc là một công cụ quản lý dự án hoặc công việc giúp ghi chép và tổ chức thông tin về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm làm việc. Mục tiêu của bảng này là đảm bảo rõ ràng về ai đang làm gì, khi nào và có thể bao gồm các thông tin khác như mức độ ưu tiên, thời hạn hoàn thành, và trạng thái tiến độ.

Một bảng phân công công việc thường chứa các cột như sau:

- Nhiệm vụ/Công việc: Mô tả ngắn gọn về công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện.

- Người được phân công: Tên hoặc danh tính của người hoặc nhóm được giao trách nhiệm thực hiện công việc.

- Thời hạn: Ngày hoặc thời điểm cụ thể mà công việc cần hoàn thành.

- Ưu tiên: Mức độ quan trọng hoặc ưu tiên của công việc so với các công việc khác.

- Trạng thái tiến độ: Hiện trạng của công việc [đang tiến hành, đã hoàn thành, chờ duyệt, v.v.].

- Ghi chú: Thông tin bổ sung hoặc hướng dẫn liên quan đến công việc.

Bảng phân công công việc giúp tăng cường sự minh bạch và hiệu suất trong quá trình làm việc nhóm, đồng thời cung cấp một cách hiệu quả để theo dõi tiến độ và quản lý tài nguyên.

Hiện nay, mẫu bảng phân công công việc không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thông thường mẫu bảng phân công công việc sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty.

Dưới đây là mẫu bảng phân công công việc mà các đơn vị có thể tham khảo:

[1] Mẫu bảng phân công công việc mới nhất

Tải Mẫu bảng phân công công việc mới nhất: Tại đây

[2] Mẫu bảng phân công công việc cho từng cá nhân

Tải Mẫu bảng phân công công việc cho từng cá nhân: Tại đây

[3] Mẫu quyết định phân công nhiệm vụ

Tải Mẫu quyết định phân công nhiệm vụ: Tại đây

Bảng phân công công việc là gì? Mẫu bảng phân công công việc mới nhất hiện nay? [Hình từ Internet]

Người lao động không hoàn thành công việc được phân công có bị xử lý kỷ luật lao động hay không?

Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a] Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
...

Theo đó, người sử dụng lao động có quyền quản lý, điều hành, giám sát đối với người lao động trong việc thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
...
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a] Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b] Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c] Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, người lao động có nghĩa vụ thực hiện đúng tiến độ công việc mà người sử dụng lao động đã đề ra. Việc không hoàn thành công việc được phân công sẽ ảnh hưởng tiến độ sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động, thậm chí còn có thể gây ra những thiệt hại nhất định cho người sử dụng lao động.

Có thể thấy, việc không hoàn thành công việc được phân công là lỗi từ phía người lao động nhưng người này sẽ chỉ bị xử lý kỷ luật lao động nếu hành vi không hoàn thành công việc được phân công được quy định là hành vi vi phạm nội quy lao động. Nếu nội quy lao động, hợp đồng lao động không quy định về vấn đề này, người lao động sẽ không thể bị xử lý kỷ luật lao động.

Ngược lại, nếu nội quy lao động liệt kê hành vi không hoàn thành công việc được phân công vào hành vi vi phạm kỷ luật thì theo Điều 124 và Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, tùy vào mức độ vi phạm mà người lao động có thể bị khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức.

Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật thì người lao động có thể bị sa thải.

Người lao động không hoàn thành công việc được phân công thường xuyên có bị đuổi việc?

Tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a] Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc mặc dù do người sử dụng lao động ban hành nhưng vẫn phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở [nếu có].

Chủ Đề