Phần mở rộng của tập tin là gì

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện?” cùng với những kiến thức tham khảo về tệp và quản lí tệp là tài liệu đắt giá môn Tin học 6 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện?

A. Kiểu tệp.

B. Ngày/giờ thay đổi tệp.

C. Kích thước của tệp.

D. Tên thư mục chứa tệp.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Kiểu tệp.

Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện kiểu tệp

Giải thích: 

Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện kiểu tệp như: văn bản, hình ảnh, âm thanh…

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về tệp và quản lý tệp nhé!

Kiến thức tham khảo về tệ và quản lý tệp

1.Tệp và thư mục

a. Tệp và tên tệp

- Khái niệm tệp: còn được gọi là tập tin, là 1 tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành 1 đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có 1 tên để truy cập.

- Đặt tên tệp:

Tên tệp được đặt theo quy định riêng của từng hệ điều hành.

+ Trong các hệ điều hành Windows của Microsoft:

- Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm hai phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi – Extention) và được phân cách nhau bằng dấu chấm ″.″;

- Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng để phân loại tệp;

- Không được dùng các kí tự sau trong tên tệp: / : ∗? ″ |.

* Ví dụ: Abcde; CT1.PAS; AB.CDEF; My Documents;…

- Trong hệ điều hành MS DOS, tên tệp có một số quy định như:

- Tên tệp thường gồm phần tên và phần mở rộng, hai phần này được phân cách bởi dấu chấm ".";

- Phần tên không quá 8 kí tự, phần mở rộng có thể có hoặc không, nếu có thì không được quá ba kí tự;

- Tên tệp không được chứa dấu cách.

* Ví dụ: ABCD; DATA.IN;…

Phần mở rộng của tập tin là gì

b. Thư mục

- Thư mục là một phân vùng hình thức trên đĩa để việc lưu trữ các tập tin có hệ thống. Người sử dụng có thể phân một đĩa ra thành nhiều vùng riêng biệt, trong mỗi vùng có thể là lưu trữ một phần mềm nào đó hoặc các tập tin riêng của từng người sử dụng ... Mỗi vùng gọi là một thư mục.
- Mỗi đĩa trên máy tương ứng với một thư mục và được gọi là thư mục gốc (Root Directory). Trên thư mục gốc có thể chứa các tập tin hay các thư mục con (Sub Directory). Trong mỗi thư mục con có thể chứa các tập tin hay thư mục con khác. Cấu trúc này được gọi là cây thư mục.

- Tên của thư mục (Directory Name) được đặt theo đúng quy luật đặt tên của tập tin, thông thường tên thư mục không đặt phần mở rộng.

* Cách sử dụng thư mục như thế nào?

- Cũng giống như tập tin, thư mục có thể được đặt tên tùy ý nhưng không cần phải có phần mở rộng, độ dài của tên cũng tùy thuộc vào hệ thống tập tin và Hệ điều hành, trong một số trường hợp có thể đặt tên có dấu tiếng Việt.

- Thư mục do người sử dụng máy đặt tên, dùng để quản lý dữ liệu, tập tin một cách hệ thống. Tên của thư mục dài tối đa 255 ký tự, có chứa khoảng trắng, không chứa các ký tự đặc biệt như: ?, !, /, \, “, >, <.

- Mỗi ổ đĩa chỉ có một thư mục gốc, ký hiệu \ Ví dụ: C:\; D:\ Một thư mục có thể chứa vô số tập tin và các thư mục khác gọi là thư mục con, mỗi thư mục con lại chứa các thư mục con khác được gọi là cây thư mục.

2. Hệ thống quản lý tệp

a. Khái niệm

Hệ thống quản lý tệp hoặc trình duyệt tệp là chương trình máy tính cung cấp giao diện người dùng để quản lý tệp và thư mục. Các thao tác phổ biến nhất được thực hiện trên các tệp hoặc nhóm tệp bao gồm tạo, mở (ví dụ: xem, phát, chỉnh sửa hoặc máy in), đổi tên, di chuyển hoặc sao chép, xóa và tìm kiếm tệp, cũng như sửa đổi thuộc tính tệp s, thuộc tính và quyền tệp. Thư mục và các tệp có thể được hiển thị trong cây phân cấp dựa trên cấu trúc thư mục. Một số trình quản lý tệp chứa các tính năng được lấy cảm hứng từ trình duyệt web, bao gồm các nút điều hướng tiến và lùi.

Một số trình quản lý tệp cung cấp kết nối mạng thông qua giao thức, chẳng hạn như FTP, HTTP, NFS, SMB hoặc WebDAV. Điều này đạt được bằng cách cho phép người dùng duyệt tìm máy chủ tệp (kết nối và truy cập hệ thống tệp của máy chủ như hệ thống tệp cục bộ) hoặc bằng cách cung cấp triển khai máy khách đầy đủ của riêng mình cho các giao thức máy chủ tệp.

b. Đặc trưng                                             

– Các đặc trưng của hệ thống quản lý, đó là:

– Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao, làm cho hiệu suất chung của hệ thống không bị phụ thuộc nhiều vào tốc độ của thiết bị ngoại vi;

– Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin;

– Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lí;

– Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả;

– Tổ chức bảo vệ thông tin giúp hạn chế ảnh hưởng của các lỗi kĩ thuật hoặc chương trình.

c. Một số lưu ý

- Hệ quản lí tệp cho phép người dùng thực hiện một số phép xử lí như: tạo thư mục, đổi tên, xoá, sao chép, di chuyển tệp/thư mục, xem nội dung thư mục, tìm kiếm tệp/thư mục...

- Hệ thống cho phép gắn kết chương trình xử lí với từng loại tệp (phân loại theo phần mở rộng) giúp cho việc truy cập nội dung tệp, xem, sửa đổi, in... được thuận tiện.

* Ví dụ: trong hệ điểu hành Windows, người dùng chỉ cần kích đúp chuột lên biểu tương hoặc tên tệp, hệ thống sẽ tự động mở chương trình tương ứng đã gắn kết, còn khi kích đúp chuột lên một tệp có phần mở rộng là .DOC thì Windows sẽ khởi động Microsoft Word để làm việc với nó.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 6 hay nhất