Phương trình trạng thái của lượng khí được xác định bởi công thức

I - TRẠNG THÁI VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI

 Trạng thái của một lượng khí được xác định bởi ba thông số gồm áp suất [p], thể tích [V],nhiệt độ tuyệt đối [T]. Những đại lượng này được gọi là các thông số trạng thái của một lượng khí. Giữa các thông số trạng thái của một lượng khí có những mối liên hệ xác định.

  Lượng khí chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái gọi tắt là quá trình [Hình 29.2].

  Trong hầu hết các quá trình tự nhiên, cả ba thông số trạng thái đều thay đổi. Chỉ cần một trong ba thông số thay đổi thì trạng thái khí sẽ thay đổi. Quá trình thay đổi thông số trạng thái là quá trình biến đổi trạng thái khí. Tuy nhiên cũng có thể thực hiện được những quá trình chỉ có hai thông số biến đổi còn một thông số không đổi. Những quá trình này được gọi làđẳng quá trình.

  Người ta có thể dùng thí nghiệm để nghiên cứu các đẳng quá trình, tìm ra mối liên hệ giữa từng cặp thông số, từ đó xây dựng phương trình về mối liên hệ đồng thời giữa cả ba thông số.

Hình 29.1

Chú ý: Lượng khí trong bình là không đổi.

Hình 29.2

II - Quá trình đẳng nhiệt

  Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.

III. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT

 1. Thí nghiệm

 Thí nghiệm mô tả ở Hình 29.1 cho thấy, khi giảm thể tích của một lượng khí thì áp suất tăng nhưng chưa cho biết mối liên hệ định lượng giữa áp suất và thể tích của một lượng khí. Làm thế nào để tìm được mối liên hệ này?

  Để lập biểu thức về mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của một lượng khí trong quá trình đẳng nhiệt phải dùng những thí nghiệm chính xác tiến hành trong phòng thí nghiệm. Thí nghệm ảo 29.1 cho phép đo các giá trị của áp suất khi thể tích của một lượng khí thay đổi, còn nhiệt độ không đổi.

Hình 29.3. Sơ đồ thí nghiệm

 Thí nghệm ảo 29.1. Quá trình đẳng nhiệt

1. Hãy thực hiện thí nghiệm [29.1] trên. Điền kết

 quả vào Bảng 29.1 và rút ra kết luận.

Bảng 29.1. Kết quả thí nghiệm

Nếu tỷ số giữa hai đại lượng không đổi thì quan hệ là tỷ lệ thuận.  Nếu tích số giữa hai đại lượng không đổi thì  quan hệ là tỷ lệ nghịch.

Video 29.2. Thí nghiệm định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt

 2. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt

  a] Phát biểu

  Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

  Phát biểu cách khác:
  Ở nhiệt độ không đổi, tích của thể tích một khối lượng khí với áp suất của lượng khí đó là một đại lượng không đổi.

  Định luật trên được nhà vật lí người Anh Bôi-lơ [Boyle, 1627 - 1691] tìm ra năm 1662 và nhà vật lí người Pháp Ma-ri-ốt [Mariotte, 1620 - 1684] tìm ra năm 1676 nên được gọi là định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.

  a] Hệ thức

[29.1]

  * Một khối khí chuyển từ trạng thái một sang trạng thái hai mà nhiệt độ không thay đổi  thì:      

[29.2]

Bài tập ví dụ. Khi được nén đẳng nhiệt từ thể tích 6 lít đến 4 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75 at. Tìm áp suất ban đầu của khối khí.

Giải:

Vì T = const nên  

Suy ra  P1 = 1.5at

III - ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT

 Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất của một lượng khí theo thể tích gọi là đường đẳng nhiệt.

  Trong hệ toạ độ [p, V], đường đẳng nhiệt là đường hypebol.

  Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẳng nhiệt khác nhau [Hình 29.4].

  Đường đẳng nhiệt ở trên ứng với nhiệt độ cao hơn đường đẳng nhiệt ở dưới.

Hình 29.4. Đường đẳng nhiệt

I. KHÍ THỰC VÀ KHÍ LÍ TƯỞNG

- Khí lí tưởng tuân theo đúng các định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt và Sác-lơ, còn khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật này.

- Khi không yêu cầu độ chính xác cao, ta có thể áp dụng các định luật về chất khí lí tưởng để tính áp suất, thể tích và nhiệt độ của khí thực.

II. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG [HAY PHƯƠNG TRÌNH CLA-PE-RÔN]

\[pV = nRT = \frac{m}{M}RT\]

Trong đó:

     + \[p\]: áp suất chất khí \[\left[ {Pa} \right]\]

     + \[V\]: thể tích chất khí \[\left[ {{m^3}} \right]\]

     + \[R\]: hằng số của các khí \[\left[ {R = 8,31{\rm{ }}J/mol.K} \right]\]

     + \[m\]: khối lượng chất \[\left[ g \right]\]

     + \[M\]: khối lượng mol phân tử chất khí \[\left[ {g/mol} \right]\]

     + \[T\]: nhiệt độ tuyệt đối \[\left[ K \right]\]

III - ĐỊNH LUẬT GAY LUY - XÁC

1. Quá trình đẳng áp

Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi

2. Định luật Gay Luy-xác

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

\[V \sim T \to \frac{V}{T} = h/s\]

IV - ĐƯỜNG ĐẲNG ÁP

Đường đẳng áp là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi.

Trong hệ tọa độ [V, T] đường đẳng áp là đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Video mô phỏng đồ thị p-V-T của phương trình trạng thái khí lí tưởng

V. ĐỘ KHÔNG TUYỆT ĐỐI

- Từ hình vẽ trên, ta thấy khi nhiệt độ dưới 0 K thì thể tích có giá trị âm, đây là điều không thể thực hiện được.

- Ken-vin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K và 0 K gọi là độ không tuyệt đối.

Sơ đồ tư duy về phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Phương trình trạng thái khí lý tưởng là một phương trình thể hiện mối liên hệ giữa các đại lượng áp suất, thể tích, và nhiệt độ của một khối khí lý tưởng nằm trong cân bằng nhiệt động lực học. Nó cũng được sử dụng như là một cách đơn giản để ước lượng hành vi của khối khí trong các điều kiện khác nhau, mặc dù vẫn còn một số hạn chế. Người đầu tiên viết ra phương trình này là Benoit Clapeyron vào năm 1834 như một sự kết hợp kinh nghiệm của định luật Boyle, định luật Charles và định luật Avogadro.[1] Phương trình này có dạng:

p V = n R T {\displaystyle pV=nRT}

với

p {\displaystyle p}
là áp suất khối khí V {\displaystyle V}
là thể tích khối khí n {\displaystyle n}
là số mol của khối khí R {\displaystyle R}
là hằng số khí T {\displaystyle T}
là nhiệt độ khối khí

Trong hệ đo lường quốc tế, p đo bằng pascal, V đo bằng mét khối, T đo bằng kelvin và n đo bằng mol thì hằng số R là:

8.314462 [ m 3 ⋅ P a ⋅ m o l − 1 ⋅ K − 1 ] {\displaystyle 8.314462\left[m^{3}\cdot Pa\cdot mol^{-1}\cdot K^{-1}\right]}

Trong hệ đo lường khác, giá trị của R cũng hay được dùng là 22.4 273 ≈ 0.0821 [ l ⋅ a t m ⋅ m o l − 1 ⋅ K − 1 ] {\displaystyle {\frac {22.4}{273}}\approx 0.0821\left[l\cdot atm\cdot mol^{-1}\cdot K^{-1}\right]}

.

Phương trình này chỉ là gần đúng cho các khí thực. Nó sẽ chính xác hơn nếu khí thực nằm trong trạng thái gần với khí lý tưởng, như cho các khí đơn nguyên tử, ở nhiệt độ cao và áp suất thấp. Phương trình này bỏ qua kích thước của các hạt trong chất khí so với toàn bộ thể tích của khí, cũng như bỏ qua tương tác giữa các hạt, ngoài tương tác va chạm đàn hồi tại khoảng cách vô cùng nhỏ giữa chúng. Với khí thực các phương trình trạng thái khác như phương trình Van der Waals có tính đến các hiệu ứng kể trên và chính xác hơn.

Xem thêmSửa đổi

  • Phương trình trạng thái
  • Khí lý tưởng

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Clapeyron, E [1834]. “Mémoire sur la puissance motrice de la chaleur”. Journal de l'École Polytechnique [bằng tiếng Pháp]. XIV: 153–90. Facsimile at the Bibliothèque nationale de France [pp.153–90].

Video liên quan

Chủ Đề