Quả hồng châu ở đâu

Quả hồng châu là quả gì, có ăn được không? Mời các bạn tìm hiểu về loại quả đang được nhiều người tò mò này qua bài viết dưới đây nhé.

Nội dung chính Show

  • Quả hồng châu là quả gì?
  • Quả hồng châu có độc không?
  • Quả hồng châu là quả gì?
  • Quả hồng châu có độc không?
  • Cách xử lý khi bị ngộ độc 
  • Cách phòng tránh ngộ độc quả dại ở vùng cao

Nội dung chính

  • Quả hồng châu là quả gì?
  • Quả hồng châu có độc không?

Quả hồng châu là quả gì?

Quả hồng châu ở đâu

Quả hồng châu là loại quả dại thường mọc ở khu vực núi đá, thường được tìm thấy ở vùng cao Hà Giang.

Cây Hồng châu thuộc dạng cây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây có màu xanh đậm, to bằng 2 ngón tay người lớn, dài khoảng từ 11 – 12cm.

Quả hồng châu tròn, vỏ nhẵn mượt không có lông, to gần bằng quả trứng gà. Vỏ quả hồng châu non có màu xanh nhạt, khi chín chuyển thành màu tím, sờ hơi mềm. Bên trong quả có một lớp cùi màu trắng bọc quanh khoảng từ 4 – 6 hạt.

Quả Hồng châu chín rộ vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm.

Quả hồng châu có độc không?

Nhận hạt quả Hồng Châu có chứa alcaloid, một loại chất độc tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Trường hợp bị ngộ độc quả hồng châu không phải là hiếm xảy ra, đặc biệt là các em học sinh tuổi thiếu niên và nhi đồng. Để tránh những vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra, người dân, đặc biệt là trẻ em tuyệt đối không ăn quả hồng châu cũng như các loại cây, củ, quả lạ khác mọc trong rừng.

Khi thấy nạn nhân có xuất hiện các các triệu chứng ngộ độc cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Thời gian gần đây có nhiều trường hợp ngộ độc do ăn quả hồng châu. Đây là loại cây thường mọc ở vùng núi đá và có nhiều trường hợp trẻ nhỏ không ý thức được loại quả này nguy hiểm như thế nào.

Quả hồng châu là quả gì?

Cây hồng châu thường mọc dạng dây leo ở các vùng núi đá, vỏ thân màu xanh nhạt, có gai nhọn và cứng, lá to bằng 2 ngón tay người lớn, dài khoảng 11 - 12cm, lá có màu xanh đậm. Quả tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn, không có lông, khi quả còn non vỏ có màu xanh nhạt, khi chín có màu tím, bên trong có lớp vỏ màu hồng, có 4 - 6 hạt to bằng hạt ngô, màu trắng đục, nhiều nước, mềm.

Quả hồng châu thường xuất hiện vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm. Vì vậy, đây cũng là những tháng trong năm xảy ra các trường hợp ngộ độc do ăn loại quả này, chủ yếu là trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.

Quả hồng châu

Quả hồng châu có độc không?

Quả hồng châu có độc, đó là loại độc tố có tên là alcaloid và chúng được chứa trong hạt. Độc tính của nó chủ yếu ảnh hưởng đến tế bào cơ tim, gây phù phổi cấp. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều lượng tối thiểu gây chết qua đường tiêu hóa khi ăn hạt này là 18g/kg thể trọng ở thỏ, 72g/kg thể trọng ở chuột cống, nguyên nhân chết là do suy hô hấp và trụy tim. 

Để tránh xảy ra ngộ độc đặc biệt là trẻ em, tuyệt đối không ăn quả hồng cũng như các loại quả lạ mọc trong rừng.

Nếu nạn nhân có biểu hiện ngộ độc, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi bị ngộ độc quả hồng, thường có các biểu hiện như buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Có thể gây suy hô hấp, trụy tim mạch. Độc tính của nó chủ yếu ảnh hưởng đến tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp.

Cách xử lý khi bị ngộ độc 

Một số phương pháp sơ cứu bạn có thể áp dụng nếu bị ngộ độc quả hồng như sau: 

  • Gây nôn ngay lập tức (bằng cơ học) bằng cách cho bệnh nhân uống nước và móc họng. 
  • Uống than hoạt với liều lượng là 1g/kg thể trọng của bệnh nhân. 
  • Cho bệnh nhân uống đủ nước, tốt nhất là uống Oresol để bổ sung điện giải.
  • Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất. 
  • Khi bệnh nhân bị hôn mê hoặc co giật, cho bệnh nhân nằm nghiêng. 
  • Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, cần tiến hành hồi sức bằng miệng hoặc hô hấp nhân tạo. 
  • Chưa có thuốc điều trị cụ thể ngộ độc quả hồng châu, do đó ưu tiên điều trị các triệu chứng. Cần phải vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện bằng phương tiện cơ giới, không được phép đi bộ. 

Gây nôn và rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Sử dụng than hoạt với liều 12g/kg thể trọng với uống 4 - 6 gói sorbitol để tăng khả năng giải độc và duy trì các dấu hiệu sinh tồn, chống co giật, chống phù phổi cấp. Xét nghiệm, theo dõi và điều chỉnh điện giải trong máu.

Ngộ độc quả hồng châu gây ảnh hưởng đến tim và phổi

Cách phòng tránh ngộ độc quả dại ở vùng cao

Về phía các Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp tiếp tục chỉ đạo, duy trì công tác tuyên truyền thường xuyên qua hệ thống loa truyền thanh đến tận các thôn, khu phố, tại các chợ phiên,... Phát hành nội dung tuyên truyền trong trường học vào dịp đầu năm học mới dưới sự chủ trì của UBND tỉnh đối với các Trạm Y tế thị xã, huyện, thôn. 

Đối với các trạm y tế cần triển khai tới nhân viên y tế và trưởng thôn để nắm bắt thập thông tin về sức khỏe của người dân trong cộng đồng để nhận biết sớm và đưa đến trung tâm y tế gần nhất để được sơ cứu phù hợp. Thành lập các đội nhóm để thông tin và cung cấp tài liệu tuyên truyền tại các thôn.

Đối với người dân và phụ huynh học sinh: Bộ an toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo phụ huynh, giáo viên là những người trực tiếp tuyên truyền cho trẻ em, học sinh nhận biết và không được ăn quả hồng châu cũng như các loại các rau, hoa, quả mọc dại trong rừng. Trong trường hợp ăn phải và bị ngộ độc cần báo sớm cho người lớn đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu ngay.

Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc nên đến ngay bệnh viện

Qua các vụ việc trên có thể thấy mức độ nghiêm trọng của việc ngộ độc quả hồng châu. Vì vậy, phụ huynh phải hết sức thận trọng trong việc cho con em mình ăn quả dại để hạn chế điều đáng tiếc xảy ra. Hy vọng qua bài viết trên có thể cung cấp thông tin về quả hồng châu là gì và các cách xử lý nhanh chóng khi bị ngộ độc.