Quân Tần tiến hành xâm lược nhà nước Văn Lang vào thời gian nào

A.Kiến thức trọng tâm

1.Sự ra đời nhà nước Âu Lạc

- Ở vùng núi phía Bắc người Âu Việt và Lạc Việt cùng chung sống và sản xuất với nhau.

-Năm 218 TCN, quân Tần xâm lược các nước Phương Nam.

-Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.

-Dựng nên nước Âu Lạc, tự xưng An Dương Vương.

-Kinh đô đóng ở Cổ Loa [Đông Anh, Hà Nội ngày nay].

2. Sự phát triển của nước Âu Lạc

-Nông nghiệp: Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá,săn bắt phát triển.

-Thủ công nghiệp:

+Làm gốm, dệt, đồ trang sức, đóng thuyền,…phát triển.

+Xây dựng, luyện kim phát triển.

=> Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.

-Quốc phòng: Chế tạo ra nỏ bắn nhiều mũi tên. Xây thành Cổ Loa

3. Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà

-Diễn biến: Sgk

-Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương:

+Do chủ quan nên mắc mưu của kẻ thù

+Nội bộ chia rẽ, nhân dân không ủng hộ.

-Bài học kinh nghiệm từ thất bại của An Dương Vương:

+Phải luôn cảnh giác với kẻ thù

+ Phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân để đánh giặc.

B. Trắc nghiệm

1. Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.

B. Thục Phán lãnh đạo ngưới Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.

C. An Dương Vương đã lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược Triệu Đà

D. Cả phương án A & B đều đúng.

2. Vị vua của nước Âu lạc có tên gọi là gì?

A.An Dương Vương.

B. Vua Hùng Vương.

C. Ngô Quyền.

D. Vua Lê Đại Hành

3. Thành tựu đặc sắc về xây dựng của người dân Âu Lạc là gì?

A. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.

C. Sử dụng lưỡi cày bằng đồng.

B. Xây dựng thành Cổ Loa.

D. Cả A & Bđều đúng.

4. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây.

A. Mị Châu - Trọng Thuỷ.

B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.

C. Cây tre trăm đốt.

D. Rùa vàng [Rùa Thần]

5. Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là gì?

A. Nơi đóng đô.

C. Nông nghiệp và sản xuất.

B. Tục lệ sinh sống.

D. Cuộc sống của người Lạc Viêt và Âu Việt.

6. Người Lạc Việt và người Âu việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?

A. Văn Lang

B. Lạc Việt

C. Âu Việt

D. Âu Lạc

7. An Dương Vương đóng đô ở đâu?

A. Phong Châu [Phú Thọ]

B. Hoa Lư [Ninh Bình]

C. Cổ Loa [ Hà Nội]

D. Thăng Long [HN]

8. Nhà nước Âu Lạc Được hình thành vào thời gian nào? Kết thúc năm nào?

A. 218 TCN – 179 SCN.

B. 218 SCN – 179 TCN

C. 218 TCN – 179 TCN

D. 218 TCN – 938.

Chọn đáp án: B. năm 218 TCN

Giải thích: Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi sau khi thống nhất Trung Nguyên

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI 14: NƯỚC ÂU LẠC

  1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?

Câu hỏi: Vào cuối thế kỉ ĨỈI TCN, đời vua Hùng thứ 18, tình hình đất nước Văn Lang như thế nào?

Vào cuối thế kỉ III TCN – đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên: vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Câu hỏi: Khi quân Tẩn tấn công xâm lược vùng Bắc Văn Lang, những ai trực tiếp đưưìĩg đầu với quân xâm lược?

Khi quân Tần tấn công xâm lược vùng Bác Văn Lang, người Tây Au và Lạc Việt đã cùng nhau chống lại cuộc tấn công của quân Tần.

Câu hỏi: Người Tây Ầu và Lạc Việt đã đánh giặc như thế nào? Tại sao họ không đầu hàng?

Người Tây Au và Lạc Việt đã trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt. Họ đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ngày ồ yên, đêm đến ra đánh quân Tần. Đây là chủ trương kháng chiến lâu dài với lối đánh du kích.

Họ không đầu hàng do ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc và tinh thần sáng tạo của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.

Câu hỏi: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi?

Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chông Tần thắng lợi là Thục Phán. Thục Phán là người tài giỏi, mưu lược.

Câu hỏi: Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu – Lạc Việt?

Người Tây Âu — Lạc Việt chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, biết dựa vào địa thế rừng núi, ngày ở yên – “ngày ẩn”, đêm đến ra đánh quân Tần – “đêm hiện”, đánh lâu dài với giặc khiến chúng gặp nhiều khó khăn, chán nản, mất hết ý chí xâm lược, phải rút quân.

Câu hỏi: Vì sao cuộc kháng chiến chống quăn Tần của nhân dân Tây Ầu – Lạc Việt thắng lợi?

Cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu – Lạc Việt thắng lợi:

Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Au và Lạc Việt.

Sự lãnh đạo tài giỏi của Thục Phán kết hợp với chiến lược đánh giặc phù hợp.

Câu hỏi: Nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Vua Hùng Vương thứ 18 “không lo sửa soạn võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi”. Lụt lội thường xuyên xảy ra, đời sông nhân dân gặp nhiều khó khăn, trong khi đó quân Tần kéo vào xâm lược Văn Lang,nhân dân đưa

Thục Phán lên làm tướng.

Thục Phán tài giỏi, mưu lược, lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Tần.

Kháng chiến thắng lợi vẻ vang. Thục Phán, nhân đó, năm 207 TCN đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Thục Phán lên làm vua, lấy hiệu là An Dương Vương, đổi tên nước là Au Lạc.

Câu hỏi: Tên nước Ấu Lạc có ý nghĩa gì?

Tên nước Âu Lạc là sự ghép nối tên của hai cư dân Tây Âu và Lạc Việt mà thành.

Câu hỏi: An Dương Vương đóng đô ở đâu?

An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê [nay là vùng cổ Loa, huyện Đông Anh – Hà Nội].

Câu hỏi: Vì sao An Dương Vương lập kinh đô mới ở vùng Phong Khê?

An Dương Vương lập kinh đô mới ở vùng Phong Khê là vì: Đây là vùng đất có vị trí trung tâm đất nước, dân cư đông đúc, gần các sông lớn, thuận tiện cho việc đi lại.

Câu hỏi:  Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước Ẩu Lạc. Tổ chức Nhà nước Ẩu Lạc có gì khác so với Nhà nước Văn Lang không?

Sơ đồ bộ máy Nhà nước Âu Lạc:

Nhà nước Âu Lạc về tổ chức Nhà nước không có gì thay đổi so với Nhà nước Văn Lang, chỉ khác người đứng đầu Nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương và quyền lực của vua lúc này đã cao hơn trước.

  1. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi?

Câu hỏi: Từ khi nước Văn Lang thành lập cho đến khỉ nước Au Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỉ?

Từ khi nước Văn Lang thành lập cho đến khi nước Âu Lạc ra đời trải qua hơn 4 thế kỉ [Thế kỉ VII TCN đến năm 207 TCN].

Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để nói: đất nước thời Ầu Lạc đã phát triển có nhiều tiến bộ hơn so với thời Văn Lang?

Căn cứ vào các yếu tố sau đây:

Trong nông nghiệp: lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn, trồng trọt phát triển.

Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.

Nghề thủ công làm đồ gôm, đồ trang sức,… đều tiến bộ.

Đặc biệt phát triển là ngành xây dựng và luyện kim.

Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều.

Câu hỏi: Theo em hiểu, tại sao có sự tiến bộ này?

Sở dĩ có sự tiến bộ này là do những nguyên nhân sau:

Dân số tăng nhanh, tinh thần vươn lên trong lao động sản xuất của nhân dân.

Do nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước.

Câu hỏi: Lập bảng thống kê so sánh sự tiến hộ về kinh tế dưới thời Âu Lạc và Văn Lang.

Nội dung so sánh

Nước Văn Lang

Nước Âu Lạc

Công cụ sản xuất nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp

Các nghề thủ công

* Hướng dẫn trả lời:

Nội dung so sánh

Nước Văn Lang

Nước Âu Lạc

Công cụ sản xuất nông nghiệp

Sử dụng lưỡi cày đồng. .

Lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn.

Sản phẩm nông nghiệp

Lúa, gạo, khoai, đậu, rau củ.

Lúa, gạo, khoai, đậu, rau củ,… ngày một nhiều hơn.

Các nghề thủ công

Nghề gôm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền, luyện kim.

Nghề gôm, làm đồ trang sức, đóng thuyền đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Bài 15: Nước Âu Lạc [tiếp theo] – Câu hỏi và bài tập Lịch sử 6 >> tại đây

Related

Tags:Câu hỏi và bài tập lịch sử 6 · Lịch sử 6 · Nước Âu Lạc

Video liên quan

Chủ Đề