Quê quán trong giấy khai sinh ghi như thế nào năm 2024

Chi tiết câu hỏi

Ngày 20/9/2022, tôi đến UBND phường Tân Thới Hoà, quận Tân Phú, TPHCM làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Tôi quê quán ở Bình Định nhưng nơi sinh ở tại TPHCM, nên theo tôi, trong phần quê quán của con tôi tại bản khai giấy khai sinh phải được ghi là TPHCM. Tuy nhiên cán bộ hộ tịch hướng dẫn tôi phải ghi phần quê quán trên giấy khai sinh của con à Bình Định [theo như phần quê quán trên giấy căn cước của tôi] mới tiếp nhận hồ sơ. Xin hỏi, việc ghi quê quán trên bản khai giấy đăng ký khai sinh của con tôi thể hiện thế nào là đúng? Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh với lý do phần quê quán không ghi theo hướng dẫn là đúng quy định không?

Trả lời

UBND phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TPHCM trả lời vấn đề này như sau:

Ngày 20/9/2022, bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của UBND phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TPHCM tiếp nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký khai sinh của con ông Nguyễn Đình Phúc Lộc là trẻ Nguyễn Phúc Uyên Hòa [sinh ngày 10/9/2022].

Trên tờ khai đăng ký khai sinh đề nghị nội dung quê quán của Nguyễn Phúc Uyên Hòa theo quê quán của cha là TPHCM. Qua kiểm tra giấy tờ, hồ sơ do ông Lộc cung cấp thì cha của trẻ Nguyễn Phúc Uyên Hòa là ông Nguyễn Đình Phúc Lộc có quê quán Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, Bình Định và mẹ Nguyễn Thị Hoàn, có quê quán Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, TPHCM.

Qua trình bày của ông Lộc thì quê quán của trẻ là theo nơi sinh của cha là TPHCM. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã giải thích căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch [có hiệu lực ngày 1/1/2016], tại điểm d khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì: "Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ, theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh". Nên trẻ Nguyễn Phúc Uyên Hòa chọn quê quán theo cha là quê quán Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, Bình Định.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn phần ghi quê quán căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch [có hiệu lực ngày 1/1/2016]. Tại điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc đăng ký khai sinh của trẻ theo quy định.

Ngày 23/9/2022, UBND phường Tân Thới Hòa đã liên hệ ông Lộc để trao đổi, ghi nhận lại sự việc phản ánh kiến nghị trên. Qua trao đổi, ông Lộc thống nhất việc ghi vào khai sinh của trẻ Nguyễn Phúc Uyên Hòa, phần quê quán Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, Bình Định. Sau buổi trao đổi, UBND phường Tân Thới Hòa đã trả kết quả khai sinh gồm bản chính và bản trích lục khai sinh cho ông Lộc.

Bà Huỳnh Vũ Thùy Dương [TP. Hồ Chí Minh] sinh ra, lớn lên và sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh, có hộ khẩu thường trú tại TP. Hồ Chí Minh đến nay đã được 40 năm. Giấy khai sinh của bà ghi sinh năm 1977, tại Bệnh viện nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Giấy chứng minh nhân dân của bà Dương ghi quê quán theo quê quán của cha bà là tỉnhTiền Giang.

Bà Dương sinh con ngày 3/10/2017. Bà đề nghị giải đáp, trong Tờ khai đăng ký khai sinh cho con, bà phải ghi quê quán của con như thế nào, quê quán tỉnh Tiền Giang hay TP. Hồ Chí Minh?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bà Huỳnh Vũ Thùy Dương như sau:

Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định, quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Theo đó, việc ghi quê quán trong Tờ khai đăng ký khai sinh đối với trẻ em, phải căn cứ vào các giấy tờ căn cước, hộ tịch có ghi nhận quê quán của cha, hoặc mẹ của trẻ em để xác định quê quán của trẻ em đó.

Trường hợp bà Huỳnh Vũ Thùy Dương thỏa thuận với cha của trẻ, lấy quê quán của mẹ để xác định quê quán của con, thì căn cứ vào quê quán của bà ghi trên Giấy chứng minh nhân dân là tỉnh Tiền Giang, để khai quê quán của con bà là tỉnh Tiền Giang, chứ không phải là TP. Hồ Chí Minh [nơi sinh của bà Dương].

Theo luật sư, việc ghi quê quán trong các giấy tờ căn cước, hộ tịch nhằm xác định nguồn gốc, tông tích theo huyết thống của một người. Cho đến nay chưa thấy có quy định, tiêu chí xác định việc thay đổi quê quán. Nhưng theo thông lệ, quê quán là nơi sinh trưởng của người ở thế hệ thứ nhất và được xác định cho 2 thế hệ kế tiếp có quan hệ huyết thống.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Quê quán trong giấy khai sinh có ảnh hưởng gì không?

Như vậy, sau khi đã đăng ký khai sinh thì không được thay đổi quê quán trong Giấy khai sinh cho con từ quê mẹ sang quê cha.

Quê quán của con theo ai?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch thì: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Nguyên quán ghi như thế nào?

Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.

Nơi sinh trưởng là gì?

Thuật ngữ và khái niệm nơi sinh trưởng, tức nơi mà chính quyền địa phương cho phép đăng ký khai sinh đối với một con người cụ thể không bao giờ là hai địa điểm khác nhau.

Chủ Đề