Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào cho ví dụ minh hóa

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng chính sách dân tộc, đặc biệt là bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc; quan tâm chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ bản sắc văn hóa, phát triển về mọi mặt và thụ hưởng các quyền lợi khác đã được pháp luật ghi nhận.

Coi trọng bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Trong các bản hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi nhận và khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc. Hiến pháp năm 2013, bản hiến pháp đã nâng tầm chế định về quyền con người, quyền công dân, khi đề cập đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đã khẳng định: “Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” [Điều 5]. “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” [Điều 16].

Ảnh minh họa. Nguồn: tuyengiao.vn

Nguyên tắc trên của Hiến pháp đã được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, được thể chế và cụ thể hóa trong các văn bản luật: Luật Bầu cử Quốc hội, Luật Quốc tịch, Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng Hình sự; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Lao động; Luật Giáo dục; Luật Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.

Bên cạnh đó, các quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc còn được thể chế hóa bằng chế định về Hội đồng Dân tộc, với nhiệm vụ nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Trong Chính phủ có một cơ quan cấp bộ là Uỷ ban Dân tộc, chuyên trách công tác dân tộc.

Với quan điểm mọi công dân đều được bảo đảm quyền tham gia hệ thống chính trị, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, những năm gần đây tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào bộ máy chính trị ngày càng tăng. Số lượng đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao so với tỷ lệ dân số. Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội liên tiếp, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15,6% đến 17,27%, cao hơn tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên tổng số dân là 14,35%. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 là 18%, cấp huyện là 20%, cấp xã là 22,5%.

Dành nhiều ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội

Với đặc điểm cư trú phân tán, xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các vùng núi, đặc biệt là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, trình độ phát triển còn thấp so với mặt bằng chung cả nước. Để hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền bình đẳng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, những năm qua, Nhà nước đã dành nhiều ưu tiên trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhiều chương trình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực như: Chương trình hành động 122 của Chính phủ về Công tác Dân tộc; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Giảm nghèo bền vững; Chương trình 135 [giai đoạn 2] về Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa; các chính sách và chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất và đất ở [Quyết định 132]; hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào nghèo thuộc dân tộc thiểu số [Quyết định 134]; ưu đãi thuế nông nghiệp và thuế lưu thông hàng hoá, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, trợ giá các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc như muối ăn, thuốc chữa bệnh, phân bón, giấy viết, chính sách phát triển rừng, bảo vệ môi trường sống miền núi [Chương trình 327]; chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số…

Nhờ những chính sách và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện rõ rệt. Từ năm 2007 đến nay đã có 118.530 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn, 33.969 hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất, 80.218 hộ được hỗ trợ mở rộng quy mô chăn nuôi, 4.343 hộ được hỗ trợ mở rộng sang ngành nghề dịch vụ. Tổng số hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 1.422.261 hộ, chiếm 5,97% tổng số hộ người dân tộc thiểu số trong cả nước.

Chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số cũng từng bước được cải thiện. Cơ sở hạn tầng đảm bảo cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của đồng bào được đầu tư xây dựng. Đến nay, 100% xã có trạm y tế và cán bộ y tế, 100% số huyện có trung tâm y tế và bác sỹ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 25%. Một số dịch bệnh trước đây phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như sốt rét, bướu cổ, phong, lao được ngăn chặn và đẩy lùi.

Bảo đảm quyền và hỗ trợ đồng bào thiểu số gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng, thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc là chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam, coi đó là cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và phát triển bền vững đất nước.

Hiến pháp năm 2013 [Điều 5] ghi rõ: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.

Trên thực tế, đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong những năm qua được cải thiện rõ rệt, mức thụ hưởng văn hóa được nâng cao. Nhiều nét văn hóa các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát triển, được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, “Thánh địa Mỹ Sơn”, “Cao nguyên đá Đồng Văn”. Đến nay, hơn 90% hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và trên 80% số hộ được xem truyền hình. Các chương trình phát thanh, truyền hình bằng cả tiếng Việt và 26 thứ tiếng Dân tộc được phát sóng mở rộng tới các bản làng xa xôi.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí ở vùng có đông người dân tộc thiểu số sinh sống cũng được quan tâm đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề; các loại hình trường nội trú, bán trú, dự bị đại học dân tộc tại vùng có đông dân tộc thiểu số đều đều được đầu tư xây dựng. Từ năm 2012, 100% xã đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, 95% trẻ em dân tộc thiểu số được đến trường.

Bên cạnh việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, hệ thống tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số cũng là vấn đề được ưu tiên trong chính sách giáo dục của Nhà nước Việt Nam. Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hợp tác với UNICEF thí điểm thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tại 3 tỉnh Lào Cai, Trà Vinh, Gia Lai, góp phần quan trọng giảm tỷ lệ học sinh bỏ học tại những địa phương này.

Quyền của dân tộc thiểu số là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được luật pháp quốc tế công nhận. Tại Việt Nam, đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi để vươn lên phát triển về mọi mặt, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp chung của đất nước. Những thành tựu đó là những minh chứng cụ thể trong bảo đảm và thúc đẩy quyền của dân tộc thiểu số nói riêng và quyền con người nói chung tại Việt Nam.

VĂN DUYÊN

- Dân tộc: được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Trong chủ đề này, dân tộc được hiểu theo nghĩa là một bộ phận dân cư của quốc gia

ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Dao,… ở nước ta

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hố cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

2. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

a. Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị

Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội [tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của cả nước]. Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

b. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển về kinh tế

c. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục

- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

- Các dân tộc Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập    

3. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

4. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc [giảm tải]

@32027@@32029@@33107@

Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy

Tín ngưỡng: Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống. mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người.

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. 

2. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

* Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và NV công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo, cũng như công dân có tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau 

*  Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

- Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

- Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm các cơ sở đó.

3. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng  của khối đại đoàn kết tồn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.

4. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo [giảm tải]

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề