Quyền dân sự va quyen chinh tri là gì năm 2024

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị [tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR] là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Công ước là một phần của hệ thống Luật Nhân quyền quốc tế, cùng với Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban Nhân quyền, độc lập với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Một số quy định chung của Công ước:

- Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.

- Vì lợi ích của mình, mọi dân tộc đều có thể tự do định đoạt tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình, miễn là không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế quốc tế mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi những phương tiện sinh tồn của một dân tộc.

- Các quốc gia thành viên Công ước này, kể cả các quốc gia có trách nhiệm quản lý các Lãnh thổ uỷ trị và các Lãnh thổ Quản thác, phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyền đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

- Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác.

- Trong trường hợp quy định trên đây chưa được thể hiện bằng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác, thì mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các bước cần thiết, phù hợp với trình tự pháp luật nước mình và những quy định của Công ước này, để ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này.

Ngày 12-11-2013, Việt Nam trúng cử và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc [nhiệm kỳ 2014 – 2016] là sự kiện khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền dân sự và chính trị của nhân dân. Thành tựu đó được ghi rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam [năm 2013].

Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan, xuất phát từ sự phát triển của xã hội, nhằm đẩy mạnh CNH,HĐH, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và khắc phục những vấn đề còn bất cập trong Hiến pháp năm 1992, chứ không phải là việc làm “giả danh dân chủ” như luận điệu vu khống của các thế lực thù địch và của nhóm người hay quấy rối.

Để phát huy quyền dân sự và chính trị của nhân dân trong việc tham gia ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 1992 [sửa đổi năm 2013], từ ngày 02-01-2013, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp [DTSĐHP] đã được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự tham gia có trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài. Đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân, với hơn 27 nghìn hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức. Ủy ban DTSĐHP đã tổng hợp đầy đủ, khách quan, trung thực ý kiến của nhân dân và nghiên cứu, đề xuất các phương án tiếp thu, nhằm hoàn thiện bản DTSĐHP với chất lượng cao nhất, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Từ ngày 21-10 đến ngày 29-11-2013, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam [khóa XIII] đã tiến hành Kỳ họp thứ 6. Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp là thông qua DTSĐHP năm 1992. Theo đánh giá chung: bản DTSĐHP đã tiếp thu đầy đủ, toàn diện các ý kiến đóng góp của nhân dân. Trong đó, đã khẳng định rõ hơn những nội dung cơ bản về bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN theo hướng “toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, phát huy dân chủ XHCN, v.v.

Trước sự thật hiển nhiên đó, một số người cố chấp vẫn cố tình không thấy. Họ yêu cầu Quốc hội “dừng việc thông qua bản DTSĐHP năm 1992” để sửa chữa, bổ sung theo hướng “góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. Đây là hành động thiếu tính xây dựng, vô tình hay hữu ý tiếp tay cho các thế lực thù địch.

Mục tiêu chính của họ là đòi thay đổi một số điều trong Hiến pháp liên quan đến việc xác định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam [ĐCSVN], về thể chế chính trị,... Họ cho rằng “Hiến pháp sửa đổi [HPSĐ] không bảo vệ quyền dân sự và chính trị của nhân dân”,… Điều này rất trùng hợp với luận điệu của các thế lực thù địch đòi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, với lập luận cho rằng: đây con đường đúng đắn và tiến bộ duy nhất giúp Việt Nam “bảo đảm quyền dân sự và chính trị của nhân dân”, v.v.

Cần thấy rằng, Hiến pháp nước ta được xây dựng, từng bước hoàn chỉnh trên cơ sở điều kiện thực tiễn xã hội Việt Nam và ý nguyện của nhân dân, phù hợp với Công ước quốc tế Về các quyền dân sự và chính trị. Điều 1, Phần I trong Công ước trên đã nêu rõ: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá”. Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn con đường đi lên CNXH và xây dựng thể chế chính trị phù hợp với điều kiện cụ thể của dân tộc mình và điều đó đã được hiến định trong Hiến pháp. Vì vậy, không thể đặt vấn đề vì đất nước có một đảng lãnh đạo nên quyền dân sự và chính trị của nhân dân bị vi phạm. Mặc dù là đảng cầm quyền, nhưng ĐCSVN vẫn xác định không chỉ tôn trọng, mà còn phải chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật, bình đẳng như mọi chủ thể chính trị khác. Vì thế, Điều 4 của HPSĐ xác định: ĐCSVN gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Điều 3 trong HPSĐ nêu rõ: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Cơ chế chịu trách nhiệm của các thành viên Chính phủ cũng được bổ sung; theo đó, thành viên Chính phủ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ. Điều đó cho thấy: sự thống nhất cao về mục tiêu “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Hơn nữa, thực tiễn những năm qua, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã không ngừng đổi mới hình thức, nội dung các kỳ họp theo hướng: chất lượng, thực chất, dân chủ. Đặc biệt là, việc công khai các phiên chất vấn thành viên của Chính phủ, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội thông qua,… đã góp phần xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền dân sự và chính trị của nhân dân. Vì thế, không thể coi “HPSĐ vẫn duy trì thể chế toàn trị” như một số người đã cố tình xuyên tạc.

Trong lịch sử nhân loại, tư tưởng về quyền dân sự và chính trị có sự phát triển về nội hàm cùng với sự phát triển của xã hội. Theo Công ước quốc tế năm 1966, thì quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân được xác định, bao gồm: quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do họi họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng, theo đúng trình tự pháp luật,... Theo đó, quyền dân sự được hiểu là những quyền gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác; quyền chính trị là những quyền tự do cơ bản của cá nhân. Điều đó đã được thể hiện đầy đủ trong bản Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam [năm 2013]. So với Hiến pháp năm 1992, HPSĐ đã bổ sung một số quyền mới, là kết quả của quá trình gần 30 năm đổi mới đất nước, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Trong đó, đã làm rõ hơn nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự và chính trị của công dân. Điều 14 trong HPSĐ đã khẳng định: ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Điều 24 xác định: mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. HPSĐ đã bổ sung một số điều mới, như Điều 19: Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Điều 41: Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. Điều 42: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. Điều 43: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường,... Đồng thời, HPSĐ cũng bổ sung nhiều vấn đề mới về quyền con người, như: quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, về chỗ ở; quyền sở hữu tư nhân; quyền đầu tư sản xuất, kinh doanh,… HPSĐ đã hiến định: quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Như vậy, HPSĐ đã thể hiện rõ hơn các quyền dân sự và chính trị của công dân.

Trên thực tế, những mâu thuẫn, xung đột quyền lợi giữa các cá nhân, giữa một nhóm người trong xã hội diễn ra ở nơi này, nơi khác là điều bình thường trong bất kỳ xã hội nào. Những cá nhân vi phạm pháp luật, như: Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Phương Uyên, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Quốc Quân,… bị xử lý là đúng người, đúng tội, đúng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nhưng lợi dụng vấn đề đó để cho rằng: “quyền con người ở Việt Nam không được bảo đảm” là hành động xuyên tạc sự thật, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng ta không phủ nhận những sai phạm trong quản lý kinh tế, tình trạng tham nhũng, thoái hóa về đạo đức, lối sống, những yếu kém về trình độ, năng lực của một số cán bộ, đảng viên làm ảnh hưởng đến việc thực thi Hiến pháp, pháp luật. Vì thế, để bảo đảm quyền dân sự và chính trị của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đang tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp; trong đó, sửa đổi Hiến pháp và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp, xây dựng hệ thống chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh với đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” là vấn đề được quan tâm đặc biệt. ĐCSVN đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khoá XI] “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng với mục tiêu: mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Nhà nước tích cực tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, pháp luật, cũng chính là góp phần bảo vệ và phát huy quyền con người, xây dựng ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho mỗi công dân.

Sự kiện Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất [184/192 phiếu] và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc [nhiệm kỳ 2014 – 2016] là sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền dân sự và chính trị của người dân. Dù thực hiện nhiều thủ đoạn xảo quyệt hòng ngăn cản Việt Nam ứng cử vào tổ chức này, các thế lực thù địch cùng các tổ chức, các cá nhân thiếu thiện chí đã không thể xuyên tạc sự thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Vì thế, không thể ngăn cản Việt Nam trúng cử. Trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp với trách nhiệm cao vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như học hỏi kinh nghiệm của quốc tế để bảo đảm tốt hơn quyền của mỗi người dân Việt Nam.

Chủ Đề