Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của cd thuộc loại quyền nào dưới đây

Con người là trung tâm của xã hội, mọi hoạt động xã hội đều do con người thực hiện. Đối với sự tồn tại của mỗi con người, sức khỏe, tính mạng, thân thể là những yếu tố vô cùng quan trọng. Hiến pháp ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe,… và quyền này được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự với tên gọi là quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. Đây là quyền nhân thân cơ bản của con người.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Khái niệm quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

Tính mạng, sức khỏe, thân thể là những yếu tố gắn liền với mỗi con người kể từ khi sinh ra. Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thỏa mái về thể chất, tâm thần và xã hội. Thỏa mái về thể chất là bao gồm các hoạt động bình thường về sinh học, thỏa mái về tinh thần là biết cách chấp nhận, giải quyết các căng thẳng trong cuộc sống, thoải mái về xã hội là các quyền lợi an sinh. Tính mạng là mạng sống, sự sống của con người, một cơ thể sống khi còn có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Sức khỏe và tính mạng có mối quan hệ với nhau, khi một người lâm vào tình trạng sức khỏe suy kiệt tức là nguy kịch đến tính mạng. Thân thể là cơ thể con người, bao gồm các bộ phận riêng lẻ có các chức năng khác nhau, các bộ phận đó hợp lại thành tổng thể cơ thể hoàn chỉnh.

Tính mạng, sức khỏe gắn với cá nhân còn sống, còn thân thể thì gắn với cá nhân cả khi còn sống lẫn khi đã chết. Khi cá nhân chết mà chưa được mai táng thì thân thể của cá nhân là thi thể hay tử thi. Thân thể con người là việc yếu tố vật chất hữu hình, còn sức khỏe, tính mạng là trạng thái tồn tại của con người mà chỉ có bản thân mỗi người cảm nhận được và được nhận biết thông qua các hiện tượng biểu hiện trên thân thể.

Tính mạng, sức khỏe, thân thể là những yếu tố quyết định sự sống còn, tồn tại của con người, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sống, chất lượng sống của mỗi người. Do đó, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể là vấn đề vô cùng quan trọng. Bảo đảm an toàn về sức khỏe là bảo đảm duy trì trạng thái sức khỏe bình thường cả về thể chất, tâm thần lẫn xã hội, ngăn chặn những yếu tố gây tổn hại đến sức khỏe. Bảo đảm an toàn về tính mạng là bảo đảm duy trì sự sống tự nhiên của mỗi người về mặt sinh học. Bảo đảm an toàn về thân thể là bảo đảm duy trì sự bất khả xâm phạm và sự toàn vẹn của một cơ thể con người.

Quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe nằm trong hệ thống các quyền cơ bản của con người được pháp luật quốc gia bảo vệ và ghi nhận.

2. Đặc điểm của quyền được bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhân

Vì quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể là một quyền nhân thân nên mang các đặc điểm chung của quyền nhân thân như là quyền dân sự được pháp luật quy định, gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, không xác định được bằng tiền. Ngoài ra, quyền này còn có các đặc điểm riêng:

Thứ nhất, đối tượng của quyền này là tính mạng, sức khỏe, thân thể- những yếu tố gắn liền với một cơ thể con người, đây là các yếu tố như là thuộc tính tự nhiên mà một con người khi sinh ra đã có, không cần phải có sự ghi nhận, công nhận của bất kỳ chủ thể nào. Tính mạng, sức khỏe, thân thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: khi sức khỏe bị xâm phạm đến mức nghiêm trọng thì có khả năng tính mạng cũng sẽ bị xâm phạm. Khi cá nhân còn sống, nếu thân thể bị xâm phạm thì tức là sức khỏe, tính mạng cũng bị xâm phạm.

Thứ hai, chủ thể quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể là cá nhân, mỗi con người do đây là những yếu tố gắn với một cơ thể con người. Một nhóm người hay một tổ chức không phải là chủ thể của quyền này.

Xem thêm: Quyền thay đổi tên? Cá nhân được thay đổi họ, tên khi nào?

Thứ ba, quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể là quyền nhân thân mà hành vi xâm phạm tác động vào chủ thể quyền. Khi tác động vào chủ thể quyền gây ra những thiệt hại trực tiếp trên thân thể của chủ thể quyền.

Thứ tư, quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe được bảo hộ khi chủ thể quyền- cá nhân lúc còn sống, quyền bảo đảm an toàn về thân thể được bảo hộ khi cá nhân còn sống và khi cá nhân chết nhưng thân thể vẫn còn. Khi cá nhân chết hoặc thân thể của cá nhân không còn nữa tức đối tượng của quyền này không còn, vì vậy không thể bị xâm phạm.

Thứ năm, quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể được bảo vệ không phụ thuộc vào yêu cầu. Đối với quyền này, Nhà nước chủ động can thiệp khi phát hiện có hành vi xâm phạm dù không có yêu cầu của chủ thể có quyền.

3. Nội dung quyền được bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhân

Tại Khoản 1 Điều 33 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rất rõ ràng: “1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” Điều khoản này đóng vai trò khẳng định lại quyền của cá nhân về tính mạng, thân thể, sức khỏe của họ.

3.1. Quyền được bảo đảm về tính mạng.

Quyền được bảo đảm an toàn tính mạng là quyền dân sự của cá nhân theo đó cá nhân có quyền duy trì sự sống, và quyền làm chủ cuộc sống. Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, không ai có quyền xâm phạm sự sống của cá nhân, dù trong các trường hợp vượt quá của phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết thì vẫn bị coi là hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác. Chỉ có trường hợp duy nhất mà cá nhân có thể bị tước đi tính mạng đó là khi cá nhân phạm tội mà bản án của Tòa án tuyên về hình phạt tử hình, việc thi hành hình phạt này phải do chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định. 

Pháp luật dân sự quy định quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng là một quyền nhân thân của cá nhân. Điều này được quy định ở khoản 2 Điều 33 Bộ luật dân sự 2015. Nội dung của nó được thể hiện ở khía cạnh là quyền được cứu chữa quy định tại khoản 2 Điều 33 này: 

“2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.”

Quy định này đã khắc phục nhược điểm của quy định tại Khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2005, khi điều luật này không quy định về trách nhiệm của cơ sở y tế nơi đưa người bệnh đến, và quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 đã khắc phục được nhược điểm này.

Xem thêm: Quyền nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình

Đây là quyền có nghĩa về mặt thực tế rất lớn, bởi lẽ tình trạng nguy hiểm tới tính mạng của cá nhân là một hiện tượng khách quan. Quyền này cũng đồng nghĩa với trách nhiệm, bổn phận của người phát hiện có điều kiện và cơ sở y tế. Khi tiếp nhận người bệnh mà tính mạng bị đe dọa thì cơ sở y tế phải thực hiện việc cứu chữa bằng mọi khả năng về chuyên môn và cơ sở vật chất của cơ sở y tế. 

3.2. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe.

Bảo đảm an toàn về sức khỏe tức là duy trì trạng thái sức khỏe bình thường về thể chất, tâm thần và xã hội. Quyền bảo đảm an toàn về sức khỏe là quyền của cá nhân được sống trong môi trường an toàn để bảo đảm về sức khỏe. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe của cá nhân được thể hiện qua nhiều khía cạnh như quyền của cá nhân được chăm sóc sức khỏe thường xuyên và được quyền khám, chữa bệnh khi mắc bệnh. Cá nhân được thực hiện quyền này khi ốm đau hoặc kể cả khi ở trong trạng thái bình thường. 

3.3. Quyền được đảm bảo về an toàn về thân thể.

Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể của cá nhân là quyền của cá nhân được tự do thân thể và bảo đảm sự toàn vẹn của thân thể. Bộ luật dân sự 2015 thừa nhận quyền được bảo đảm an toàn về thân thể của cá nhân tại Điều 33. Trong điều luật quyền này được thể hiện ở khía cạnh:

“3. Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ‎ý; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế.”

Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể ở đây được hiểu là vì mục đích chữa bệnh cho người đó chứ không vì mục đích nào khác. Cá nhân có quyền thể hiện ý chí của mình, thức quyết định đồng ý hay không đồng ý việc thực hiện các hoạt động này khi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và còn tỉnh táo, do các hoạt động này được thực hiện trên thân thể con người nên cần phải có sự đồng ý của họ. Trong các trường hợp khác theo luật định thì cần phải có sự đồng ý của người thân thích, người giám hộ theo luật định hoặc quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế theo quy định trên.

Tử thi là thi thể của người chết. Khi một người chết đã chết thì năng lực chủ thể quan hệ pháp luật chấm dứt, quyền nhân thân của họ cũng chấm dứt. Tại Điều 33 quy định về việc bảo vệ thân thể trong trường hợp mổ tử thi đó là việc mổ tử thi phải được sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết, sư đồng ý này có thể được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc bản ghi âm; phải được sự đồng ý của cha mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết; theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết. [Khoản 4 Điều 33] 

Video liên quan

Chủ Đề