Ra dịch màu hồng nhạt là dấu hiệu gì năm 2024

Màu sắc và mùi của dịch tiết âm đạo là một dấu hiệu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản, sự cân bằng hormone và sức khỏe sinh sản. Đó là lý do tại sao người ta thường tự hỏi liệu màu sắc hoặc độ đặc của dịch tiết âm đạo là bình thường hay cần phải đi kiểm tra. Liệu khí hư có máu có phải là dấu hiệu của các bệnh lý?

1. Dịch âm đạo là gì?

Dịch tiết âm đạo (khí hư) là chất dịch chảy ra từ ống âm đạo. Dịch tiết rỉ ra từ âm đạo mỗi ngày để loại bỏ các tế bào chết, các mảnh vụn, giữ cho âm luôn sạch và khỏe mạnh. Số lượng, độ đặc, màu và mùi của dịch âm đạo khác nhau tùy mỗi người. Trên thực tế, nó có thể thay đổi theo từng ngày tùy thuộc vào mỗi thời điểm tính theo chu kỳ kinh nguyệt.

  • Trắng: Dịch tiết âm đạo thường có màu trắng (huyết trắng), âm đạo tiết ra một chút màu trắng, đặc biệt là vào đầu hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt là bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch tiết ra kèm theo các triệu chứng khác như ngứa và dịch có dạng sệt hoặc đặc giống như pho mát thì cần được điều trị bởi vì đó dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men.
  • Trong suốt và chảy nước: Tiết dịch trong và chảy nước là hoàn toàn bình thường và nó có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi tập thể dục nặng cũng có thể có dịch tiết âm đạo ở dạng này.
  • Trong suốt và co giãn: Khi dịch tiết ra trong suốt nhưng co giãn và giống như nhầy thay vì chảy nước cho thấy bạn có khả năng đang rụng trứng. Đây là một dấu hiệu bình thường.
  • Màu nâu hoặc máu: Trong một số trường hợp, dịch tiết có màu nâu hoặc máu thường là bình thường, đặc biệt là khi nó xảy ra trong hoặc ngay sau chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng.

Ra dịch màu hồng nhạt là dấu hiệu gì năm 2024

Tiết dịch tiết âm đạo là gì?

2. Nguyên nhân tiết dịch âm đạo có máu

Như vậy, việc khí hư có máu có thể là dấu hiệu bình thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, tiết dịch màu nâu hoặc có máu là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung hoặc có thể là các vấn đề khác như u xơ tử cung,... Biết được các trường hợp huyết trắng lẫn máu giúp bạn xác định được lúc nào cần đi khám phụ khoa. Theo đó, một số nguyên nhân gây ra khí hư có máu gồm:

2.1. Chu kỳ kinh nguyệt

Tốc độ máu ra khỏi âm đạo từ tử cung vào đầu và cuối chu kỳ kinh thường chậm hơn. Khi máu nhanh chóng rời khỏi cơ thể, máu thường có màu đỏ tuy nhiên, khi tốc độ máu ra khỏi âm đạo chậm có thể bị oxy hóa và chuyển sang màu nâu hoặc thậm chí màu đen.

Nếu bạn thấy huyết trắng lẫn máu vào đầu hoặc cuối kỳ kinh thì điều này là hoàn toàn bình thường.

2.2. Mất cân bằng nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt

Khí hư có lẫn máu có thể báo hiệu sự mất cân bằng nội tiết tố. Bình thường, estrogen giúp ổn định nội mạc tử cung (tử cung), nếu cơ thể có quá ít estrogen, lớp niêm mạc có thể bị phá vỡ ở các thời điểm khác nhau trong suốt chu kỳ. Do đó, bạn có thể bị xuất hiện đốm nâu hoặc chảy máu bất thường khác. Nồng độ estrogen thấp cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Nóng bừng
  • Mất ngủ
  • Thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm
  • Khó tập trung
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tăng cân

Ra dịch màu hồng nhạt là dấu hiệu gì năm 2024

Sử dụng thuốc tránh thai có thể xuất hiện khí hư có lẫn máu

2.3. Sử dụng nội tiết tố ngừa thai

Các biện pháp tránh thai nội tiết (ví dụ như thuốc tránh thai) có thể dẫn đến hiện tượng khí hư có lẫn máu trong những tháng đầu tiên sử dụng. Nếu tình trạng khí hư có máu tiếp tục kéo dài hơn ba tháng, hãy trao đổi với bác sĩ để có hướng thay đổi biện pháp ngừa thai thích hợp.

2.4. Rụng trứng

Ở một số phụ nữ, khi rụng trứng có thể xuất hiện các đốm đỏ hoặc màu hồng đến nâu lẫn trong dịch tiết âm đạo. Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu khác báo hiệu sự rụng trứng gồm:

  • Dịch tiết sệt như lòng trắng trứng
  • Đau bụng dưới
  • Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể

Xem ngay: Khí hư có màu vàng là bệnh gì?

2.5. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng có thể gây ra khí hư có máu. Một số triệu chứng khác kèm theo như đau vùng chậu, căng tức ngực, vú, đau khi quan hệ tình dục, ... Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị u nang, hãy đi khám bác sĩ.

2.6. Nhiễm trùng

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) cũng dẫn đến xuất huyết hoặc khí hư có lẫn máu. Một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục như bệnh lậu hoặc chlamydia đôi khi không gây ra các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau có thể có các triệu chứng như đau khi đi tiểu, đau vùng chậu, khí hư có lẫn máu giữa các kỳ kinh. Ngoài ra, viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) cũng làm xuất hiện khí hư có lẫn máu.

Điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng khác, bởi vì nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID) và có nguy cơ vô sinh hoặc đau vùng chậu mãn tính.

2.7. Lạc nội mạc tử cung

Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung bao gồm đau đớn, kinh nguyệt ra nhiều, khí hư lẫn máu. Các triệu chứng khác của bệnh lý lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Sự mệt mỏi
  • Táo bón
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đi tiểu đau
  • Đau khi quan hệ qua đường âm đạo

2.8. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên và khí hư có máu do quá trình rụng trứng bị bỏ qua. Các triệu chứng khác gồm:

  • Đau đầu
  • Mụn
  • Sạm da
  • Tóc mỏng
  • Trầm cảm, lo lắng
  • Tăng cân

2.9. Có thai

Quá trình làm tổ thai có thể gây chảy máu nhẹ với biểu hiện khí hư có máu. Các triệu chứng sớm giúp bạn phát hiện mang thai bao gồm:

  • Co thắt tử cung
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Sự mệt mỏi
  • Đau vú

Cân nhắc thử thai nếu bạn bị trễ kinh hoặc bạn đang thấy xuất hiện huyết trắng lẫn máu.

Ra dịch màu hồng nhạt là dấu hiệu gì năm 2024

Khí hư có máu có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung

2.10. Mang thai ngoài tử cung

Đôi khi trứng đã thụ tinh có thể tự làm tổ trong ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng hoặc cổ tử cung và được gọi là mang thai ngoài tử cung. Xuất hiện khí hư có lẫn máu có thể là dấu hiệu nhận biết. Ngoài ra, việc mang thai ngoài tử cung có thể gây ra:

  • Đau nhói ở các vị trí bụng, xương chậu, cổ, vai
  • Đau vùng chậu một bên
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Áp lực trực tràng

Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bởi vì nếu không điều trị, nó sẽ khiến ống dẫn trứng của bị vỡ.

2.11. Sảy thai

Huyết trắng lẫn máu cũng là một trong số các dấu hiệu sảy thai bên cạnh các dấu hiệu kèm theo như:

  • Chuột rút hoặc đau ở bụng dưới
  • Đi qua các mô hoặc cục máu đông từ âm đạo
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu

Chảy máu trong thời kỳ đầu mang thai có thể là bình thường, nhưng điều quan trọng là bạn phải thông báo cho bác sĩ biết khí hư có máu và các triệu chứng bất thường khác để bác sĩ xác định chẩn đoán nguyên nhân cơ bản và tư vấn kịp thời.

2.12. Sản dịch sau sinh

Sản dịch sau sinh (Lochia) dùng để chỉ khoảng thời gian chảy máu từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh con. Lúc đầu, thường chảy máu nhiều, có màu đỏ và thường chứa nhiều các cục nhỏ. Sau một vài ngày, máu thường chảy chậm lại, có màu hồng hoặc màu nâu. Sau khoảng 10 ngày, dịch tiết âm đạo sau sinh lại chuyển sang màu vàng hoặc màu kem trước khi biến mất hoàn toàn. Nếu dịch âm đạo có mùi hôi, bị sốt, hoặc đi ngoài ra những cục máu đông lớn thì bạn cần đi khám bác sĩ bởi đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

2.13. Tiền mãn kinh

Giai đoạn trước khi hết kinh được gọi là tiền mãn kinh và đặc trưng bởi nồng độ estrogen biến động gây chảy máu bất thường hoặc ra máu dẫn đến khí hư có lẫn máu. Các triệu chứng khác của tiền mãn kinh như:

  • Nóng bừng
  • Mất ngủ
  • Cáu kỉnh và các thay đổi tâm trạng
  • Khô âm đạo, tiểu không kiểm soát
  • Thay đổi ham muốn tình dục

Ra dịch màu hồng nhạt là dấu hiệu gì năm 2024

Tác nhân gây khô âm đạo có thể do khí hư có máu

3. Khí hư có lẫn máu có phải là ung thư không?

Bạn không nên chủ quan khi thấy khí hư có lẫn máu, bởi vì nó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư. Cụ thể:

  • Cổ tử cung: Cổ tử cung là phần dưới của tử cung nối với âm đạo. Cổ tử cung dễ bị lây nhiễm qua đường tình dục, Human Papillomavirus (HPV), có thể biến đổi các tế bào của cổ tử cung thành tế bào ung thư. Tiết dịch âm đạo có máu hoặc màu nâu có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
  • Tử cung / Nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung là lớp tế bào lót bên trong tử cung. Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh có nguy cơ phát triển các tế bào ung thư bên trong lớp niêm mạc này, được gọi là ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư tử cung. Tiết dịch nhuốm máu cũng có thể là một dấu hiệu của loại ung thư này.

Các triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn muộn của ung thư là: Đau vùng xương chậu, giảm cân, mệt mỏi dai dẳng, khó đi tiểu hoặc đại tiện, sưng chân,... Vì thế, bạn nên đi thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý.

Như vậy, dịch âm đạo có màu nâu ở những thời điểm khác trong chu kỳ của bạn có thể vẫn là bình thường - nhưng hãy nhớ lưu ý bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn gặp phải. Nếu khí hư có lẫn máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động tình dục, sau mãn kinh hoặc có các triệu chứng nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám tư vấn điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ra dịch màu hồng nhạt có mùi là dấu hiệu gì?

1.1. Khí hư có màu hồng nhạt, có bọt hoặc loãng, ngứa âm đạo chính là dấu hiệu để nhận biết chị em đang bị viêm âm đạo. Nếu do tạp khuẩn thì khí hư ra nhiều, đồng thời có màu trắng hồng, mùi hôi tanh khó chịu.

Tại sao vừa hết kinh 1 tuần lại ra màu?

Sau khi sạch kinh 1 tuần, bạn có thể có kinh trở lại do các yếu tố: Lượng Progesterone không giảm hẳn trong máu nên làm cho niêm mạc tử cung bong ra từng đợt và máu sẽ ra như máu kinh bình thường . Hoặc bạn có thể đang gặp phải viêm nhiễm tại âm đạo, cổ tử cung, lượng máu ra có thể ít hơn kinh nguyệt.

Tại sao khi quan hệ lại ra dịch màu hồng?

Khi quan hệ xong phụ nữ tiết ra khí hư màu hồng có sao không? Về cơ bản, dịch tiết âm đạo màu hồng nhạt sau khi quan hệ là do khí hư có lẫn máu. Nếu điều này xảy ra khi bạn quan hệ ngay sau kỳ kinh nguyệt, nguyên nhân có thể là do lượng máu còn sót lại bị tử cung đẩy ra ngoài cùng với khí hư.

Tại sao con gái ra màu trước kỳ kinh nguyệt?

Một số lý do phổ biến khiến bạn có thể gặp phải hiện tượng ra máu lốm đốm trước kỳ kinh nguyệt bao gồm: Rối loạn nội tiết tố do rụng trứng. Rối loạn nội tiết tố do thuốc tránh thai chứa hormone. Rối loạn nội tiết tố do mãn kinh, tiền mãn kinh.